Từ trường của Trái Đất đang ngày càng suy yếu
Từ trường của Trái Đất đang ngày càng suy yếu kéo theo những hệ quả nghiêm trọng đang là vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu.
Từ trường của Trái Đất hình thành do sự tương tác luân chuyển giữa lõi Trái Đất và các dòng điện. Môi trường tương tác này tạo ra từ quyển, có tác dụng giống như một trường lực để bảo vệ Trái Đất dưới ảnh hưởng của Mặt Trời và gió Mặt Trời.
Từ trường này còn chia thành các cực: Nam Cực và Bắc Cực và các cực này không ở yên một chỗ mà vẫn di chuyển mỗi năm.
Những biến đổi trong dòng điện những năm gần đây đã khiến mỗi cực di chuyển 16 km mỗi năm. Khu vực từ trường cũng biến đổi và cứ khoảng 450.000 năm các cực lại đảo ngược một lần.
Từ trường Trái Đất ngày càng suy yếu, bức xạ của Mặt Trời lên Trái Đất sẽ mạnh hơn.
Tháng trước, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Carlifornia, Santa Cruz công bố: Lần các cực đảo ngược cuối cùng là 786.000 năm trước và lần đổi cực hoàn toàn này mất khoảng hơn 1000 năm.
Quá trình đảo ngược cực này ngày càng chậm đi. Các nhà khoa học dự đoán rằng nguyên nhân của sự chậm trễ này là do lõi Trái Đất ngày càng lớn hơn hoặc từ trường Trái Đất ngày càng suy yếu.
Bằng chứng của sự đảo chiều từ trường có thể nhìn thấy từ các loại đá. Khi đá tan chảy nguội đi, các thành phần kim loại trong vỏ Trái Đất chảy về phía từ trường. Bằng cách quan sát các lớp đá, các nhà địa chất có thể xác định được hướng của từ trường.
Hiện nay Cơ quan vũ trụ châu Âu đã sử dụng ba vệ tinh để nghiên cứu từ trường của Trái Đất cũng như cấu trúc bên trong của hành tinh.
Theo một báo cáo khoa học của vào mùa hè vừa qua của cơ quan này cứ 10 năm trôi qua, từ trường của Trái Đất lại giảm thêm 5%.
Quá trình suy yếu này nhanh hơn so với dự đoán trước đó của các nhà khoa học khoảng 10 lần. Từ trường Trái Đất suy yếu, bức xạ của Mặt Trời lên Trái Đất sẽ mạnh hơn, nguy hiểm hơn.
Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết rõ từ trường Trái Đất suy yếu có đẫn dến sự diệt vong của loài động vật nào hay không nhưng chắc chắn mạng lưới điện và vệ tinh sẽ bị ảnh hưởng.
Phương Thảo (dịch theo IFLScience)