NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

10 phát minh thú vị thay đổi cả thế giới

on .

Có những phát minh khi ra đời không được ai để ý đến và coi đó là trò đùa nhưng sau đó, người ta mới nhận ra giá trị thật của nó. Và những phát minh này đã góp phần thay đổi cuộc sống của tất cả mọi người.

10 – Băng keo đa dụng

Cuộn băng keo màu bạc ngày nay được dùng trong mọi việc, từ gắn lại chiếc gương xe đang lung lay đến làm đồ trang trí trên quần áo, giày dép.

Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội Mỹ cần có một loại băng dính mạnh, chặt và chống nước để giữ những giá đựng đạn dược. Các nhà nghiên cứu ở đơn vị Permacel thuộc Johnson & Johnson đã cải tạo băng keo y tế, và cho ra đời một loại băng keo 3 lớp: polyethylene, vải lưới, và cao su. Sản phẩm này tốt hơn so với mong đợi của họ, rất chắc và thậm chí có thể sẽ ra một cách dễ dàng.

Sau chiến tranh, các chiến sĩ trở về nhà và làm việc trong các công trường xây dựng. Họ nghĩ đến những cuộn băng keo chắc chắn được dùng trong chiến tranh và nói về nó với những nhà sản xuất máy sưởi, điều hòa nhiệt độ và máy thông hơi. Những nhà sản xuất này đang tìm kiếm một loại băng keo có thể sử dụng trong những sản phẩm đầy bụi bặm của họ. Sau đó, họ làm ra những cuộn băng keo với lớp polyethylene màu bạc và chịu được bụi. Không lâu sau, người ta bắt đầu để ý đến tính đa dụng của nó và dùng rộng rãi.

9 – Bồn cầu

Bồn cầu có rất nhiều tên gọi thú vị như là head (đầu), can (lon), loo (nhà vệ sinh) và privy (cầu tiêu). Nhưng tên gọi thú vị nhất có lẽ là “crapper” – có thể được đặt theo tên của Thomas Crapper, người được cho là sáng tạo ra nó. Dù rằng ông là thợ sửa ống nước, nhưng không phải là người sáng tạo ra hình dáng gồm bồn nước, hệ thống ống nước và xả nước như ngày nay. John Harington, cận thần, biên dịch và nhà văn thời Elizabeth mới là người đã lắp bồn cầu xả nước đầu tiên trong cung điện của nữ hoàng Elizabeth năm 1591. Harington đã viết về sáng chế này của mình trong cuốn “Sự phát triển của Ajax” – cuốn sách khiến ông bị ghét bỏ.

Thực tế thì cái tên “crapper”, theo một số từ điển, bắt nguồn từ tiếng Hà Lan “krappe”, có nghĩa là “giật nước.” Và chính những âm thanh giật nước này đã làm nên thương hiệu của bồn cầu, khi nó được dùng liên tục trong các chương trình hài kịch.

8 – Hài kịch

Ai cũng sẽ thấy tò mò không biết hài kịch bắt nguồn từ đâu, và tại sao nó lại xuất hiện. Các học giả cho rằng hài kịch bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ 5 trước Công nguyên, và do người Hi Lạp cổ thực hiện.

Người ta cho rằng hài kịch bắt nguồn từ những bữa tiệc có liên quan đến nghi lễ dành cho Dionysus, vị thần tượng trưng cho sự màu mỡ của tự nhiên. Thực tế, hài kịch (comedy) bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp “komos” có nghĩa là “tiệc tùng.” Những người tham gia bữa tiệc sẽ uống rượu và vui đùa bằng đủ mọi cách, đùa cợt và cười lớn là cách họ giải trí nhiều nhất.

Trong những nhà hát của người Hi Lạp, hài kịch có 3 dạng: Cổ, Trung và Mới. Dạng Cổ và Trung thì tập trung vào các truyền thuyết hay trào phúng chính trị. Hài kịch thời đầu thường khá phức tạp và không gây cười mạnh. Vì thế nên Hài kịch Mới, tập trung vào cuộc sống hàng ngày của con người bình thường, đã nổi lên khiến nhiều người thích thú.

Người ta cho rằng, người có ảnh hưởng nhiều nhất đối với hài kịch là Menander, tác giả kịch bản người Hi Lạp (342 – 291 trước CN). Những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng mạnh mẽ qua nhiều thế kỉ, đến những tác giả ngày nay cũng ảnh hưởng không ít.

7 – Bao cao su

3000 năm trước, người Ai Cập cổ đã biết sử dụng đến bao cao su để phòng tránh việc mang thai ngoài ý muốn, mặc dù hình dáng có khác so với điện thoại. Những bao cao su cổ này thường là ruột động vật hoặc màng cá. Đến những năm 1840, nó mới được làm bởi cao su lưu hóa và có thể giặt đi và dùng lại. Sau đó, chúng mới được làm nhựa mủ và chỉ dùng được một lần.

Nhờ sự ra đời của bao cao su, tỉ lệ mang thai đã giảm hẳn, chỉ còn 3% trong 12 tháng liên tục.

6 – Điện thoại di động Motorola DynaTAC 8000X

Vào những năm 1980, chiếc điện thoại di động đầu tiên đã ra đời với kích thước “khủng long” mà không ai quên được. Được gọi là điện thoại di động nhưng kích thước của chúng thì không “di động” chút nào cả. Chiếc điện thoại thương mại đầu tiên DynaTAC có kích cỡ 33cm x 4,4cm x 8,9cm và nặng 793g. Nếu so với chiếc điện thoại Iphone 4 chỉ dài 11,52cm và nặng 137g, thì nó đúng là “khổng lồ.”