NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Snap quyết không thèm làm Facebook đệ nhị dù cho đối thủ liên tục copy tính năng của mình

on .

Zuckerberg từng thành công bởi kiên định theo con đường riêng và giờ thế giới chờ xem liệu Evan Spiegel có làm được điều tương tự. 

Snap đón nhận tin không vui trước thời điểm công bố doanh thu quý II khi các nhà đầu tư tỏ ra thiếu lạc quan về tương lai công ty. Đặc biệt là bài nhận định của nhà phân tích Brian White, giám đốc công nghệ đến từ Drexel Hamilton nói về ảnh hưởng của Facebook đối với Snapchat.

Giới chuyên gia lo ngại Facebook sẽ hạ đo ván Snap

Giới chuyên gia lo ngại Facebook sẽ "hạ đo ván" Snap. 

Đó không chỉ là dự báo mà thực tế cho thấy Facebook đã sao chép các tính năng của Snapchat theo cách rất chuyên nghiệp. Áp lực bỗng đè lên vai Evan Spiegel, buộc vị tỷ phú trẻ tuổi phải chứng minh công ty có thể phát triển và đổi mới nhanh hơn nữa. Họ cần tiến bước với tốc độ mà Facebook không thể theo kịp. Snap từng khẳng định đầu tư vào những sản phẩm mang tính đột phá sẽ tạo đà tăng trưởng nhanh nhất, tuy nhiên sức sáng tạo cũng cần thời gian.

Có vài cách phát triển mà không cần tìm tòi cái mới, đó là dựa vào những quy tắc đã được chứng minh. Chúng ta có thể nhìn vào mô hình Facebook và Instagram: các bài viết, trang và thông báo được hiển thị ngay khi người dùng đăng nhập tài khoản . Mạng xã hội ưu tiên mở rộng tầm hoạt động và tương tác của bất kỳ cá nhân hay nhóm hội nào. Các nút tương tác như chia sẻ, thích và bình luận trở thành yếu tố quan trọng. Vậy tại sao Snap không làm theo những điều này?

Số liệu gần nhất của Snapchat cho biết họ đã đạt 166 triệu người dùng mỗi ngày, trong khi Instagram tăng lên 250 triệu sau khi ra mắt tính năng Stories được cho là sao chép của đối thủ.

 


Eva Spiegel quyết giữ lập trường riêng trong việc phát triển Snap

Eva Spiegel quyết giữ lập trường riêng trong việc phát triển Snap

 

CEO Evan Spiegel trong đợt công bố báo cáo tài chính lần đầu tiên sau khi IPO gọi những điều đó là kỹ thuật “hack tăng trưởng để dễ dàng tăng số người hoạt động mỗi ngày nhanh chóng, nhưng chúng tôi không nghĩ loại kỹ thuật này bền vững trong dài hạn”. Spiegel muốn chất lượng hơn số lượng, những người dùng gắn bó lâu dài với ứng dụng trong một môi trường bạn bè thân thiết sẽ tự mời người thân tham gia, từ đó tăng doanh thu tự nhiên. Tóm lại, Snap không quan tâm tới việc trở thành Facebook dùn cho đối thủ có copy tính năng của hãng đi chăng nữa.

Trước thời điểm công ty công bố doanh thu quý II, cây viết Sarah Frier của Bloomberg nhận định, đó là chiến lược mang nhiều rủi ro. Nếu như người dùng không tích cực khuyến khích bạn bè tham gia vào ứng dụng thì công ty lấy nền tảng đâu để tăng trưởng? 

Theo nghiên cứu của các nhà nhân chủng học thì mỗi người trung bình chỉ có thể duy trì 150 mối quan hệ ổn định. Nó được gọi là số Dunbar. Vậy nên, nếu chỉ dựa vào phương thức giới thiệu thông thường của người dùng thì mạng xã hội khó lòng mở rộng. Hãy nhìn Facebook mà xem, công ty luôn tích cực tạo ra tính năng nhằm tăng tương tác và liên kết, như gắn thẻ vào ảnh hay bài đăng giúp mở rộng mạng lưới.

10 năm trước, Mark Zuckerberg cũng rơi vào tình trạng như Evan Spiegel bây giờ. Giới phê bình hoài nghi về khả năng kiếm đủ tiền duy trì của Facebook nên thúc giục công ty đưa ra những banner quảng cáo cỡ lớn hơn lên trang. Và tất nhiên, Mark đã chẳng mảy may tới những ý kiến đó, tương tự phản hồi của Spiegel trước nhiều bình luận hiện tại.

Nguồn: http://genk.vn/snap-quyet-khong-them-lam-facebook-de-nhi-du-cho-doi-thu-lien-tuc-copy-tinh-nang-cua-minh-20170811112442793.chn