NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Sinh viên chuyền tay những chiêu lừa đảo cần tránh

on .

Mới đây, các trang Confession trên mạng xã hội, sinh viên chuyền tay nhau những chiêu lừa đảo cần tránh và cách xử lý khi gặp.

Dưới đây là những điều sinh viên cần tránh:

Nhà trọ

Một đống giấy dán ở cột điện, cột đèn cho thuê nhà trọ (mới xây, giá rẻ...), 90%  là lừa đảo.

Đa cấp

Nếu như có ai đó inbox cho bạn dạng: "Chào bạn, mình là..., mình có vài dự án..., mình có xem qua profile bạn, thấy bạn là người đam mê kinh doanh, mình gặp nhau nói chuyện....", 90% đây là bán hàng đa cấp. Ngoài ra, ở trạm xe buýt có người lân la lại rủ rê đi hội thảo, gặp gỡ doanh nhân thành đạt này kia thì đích thị đó là chiêu dụ của những người bán hàng đa cấp

Sinh viên chuyền tay những chiêu lừa đảo cần tránh - Ảnh 1.

Sinh viên cảnh báo nhau những chiêu lừa đảo thường gặp

Học tiếng Anh

Muốn học giỏi tiếng Anh chuẩn thì tìm các trung tâm Anh ngữ, giáo viên uy tín 

Việc làm

Những công việc dán ở cột đèn, cột điện (Tuyển nhân viên kinh doanh, chỉ có số điện thoại liên lạc, không có thông tin công ty) đa số là lừa đảo. Những doanh nghiệp đàng hoàng, chuyên nghiệp không tuyển nhân viên kiểu đó và trong tờ rơi, thông báo tuyển luôn có thông tin công ty, địa chỉ cụ thể. Những kiểu tuyển dụng đó chỉ lừa đảo.

Tăm xỉa răng tình thương

Lừa đảo nhé! Nhiều bạn nhẹ dạ, tốt bụng, từ chối cũng không dám từ chối. Thôi thì thế này, ai mời bạn như vậy, cứ nói: "Anh chị tốt quá, em cũng có dự án từ thiện, anh chị cho e mượn CMND với cho số điện thoại, em có anh công an làm bên phường đang cần tìm bạn làm từ thiện, em đưa thông tin anh chị cho ảnh", bạn không cần né họ, họ tự né bạn và biến mất.

Mất bóp nên xin tiền đi xe bus

Cũng lừa đảo, tuần mất vài lần, luôn đeo khẩu trang nói chuyện. Bạn thích thì cho, không thì thôi.  

Nhờ mở điện thoại dùm

Đối với những người lạ nói câu này: "Em ơi, em biết xài điện thoại này không, mở dùm chị, chị không biết xài…", bạn tuyệt đối trách xa, không cầm tới điện thoại. Nếu họ muốn mở đã vào tiệm sửa điện thoại mà nhờ. Đi ngay lập tức, đừng đứng lại nói chuyện phút giây nào nữa.

Đứa trẻ đi lạc nhờ dẫn đường theo tờ giấy

Hãy dẫn nó đến công an phường. Đừng đi theo địa chỉ kia nếu không muốn mất xác.

Đi xe buýt bị người lạ nhận người thân và bắt cóc

Đầu tiên, bạn phải bình tĩnh. Người lạ bắt chuyện đừng vội khai thông tin, cứ nói tên giả. Khi bị nhận người thân, câu đầu tiên cứ hỏi nó: Tao họ tên gì, quê ở đâu? Cha mẹ tao làm gì? Bạn cứ nói to lên, nói nó là bọn bắt cóc, tự nhận người thân cho người ta cứu. An toàn nhất là luôn luôn ngồi chung ghế đã có 1 người ngồi trước, gần bác tài hoặc lơ xe nhất.

 

Xe hơi hỏi đường

Cẩn thận với những ai đi xe hơi, dừng lại gần, lú đầu ra kêu bạn lại gần để hỏi đường. Luôn giữ khoảng cách và cứ kêu họ nói lớn lên chứ đừng nhẹ dạ mà lại gần.

Ngoài ra, sinh viên còn cảnh báo cho nhau những chiêu lừa đảo những người còn ngồi trên ghế ĐH như không nên chia sẻ, bình luận, gắn tên người khác vào những trang bán hàng khuyến mãi nhận hàng miễn phí. Thông tin chỉ có ở trang web chính thức của các công ty. Bên cạnh đó, các bạn cẩn trọng với những thông báo tuyển lao động phổ thông, giữ xe, bảo vệ ở các siêu thị lớn bao ăn ở với mức lương cao chót vót.

Nhiều sinh viên cho rằng danh sách trên rất bổ ích vì cảnh báo cho họ an toàn, không gặp phải rắc rối không đáng có, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Bạn Ngọc Thành cho biết: "Tức nhất là vụ bán tăm. Hôm đó, mình mới bước xuống xe buýt, có bà chị đưa cho mình một bì, tưởng cho thế là cứ thế cầm đi ai ngờ gọi lại kêu ủng hộ. Mình đưa 10.000 đồng rồi còn không chịu, thế là đành đưa 20.000 đồng". Bên cạnh đó, cũng có sinh viên cho rằng tác giả danh sách cảnh báo này có vẻ từng bị lừa nhiều rồi nên mới nhìn cuộc đời xám xịt, mang tính áp đặt như vậy. 

H. Nhiên