NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Rà soát chất lượng ứng viên chức danh GS, PGS: Cần câu trả lời minh bạch!

on .

Những lùm xùm quanh đợt công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 tiếp tục là chủ đề được báo chí quan tâm trong tuần qua.

Lao động: Lùi thời hạn báo cáo kết quả rà soát chất lượng GS, PGS tới ngày 28/2

Trước đó, với nhiều thông tin về đợt công nhận chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 có dấu hiệu bất thường, thời gian nộp hồ sơ được kéo dài như một "đợt vét" trước khi có quy định mới chặt chẽ hơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng, báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/2. Tuy nhiên, do trùng lịch nghỉ Tết Nguyên đán nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xin lùi đến thứ Tư tuần tới.

Rà soát chất lượng ứng viên chức danh GS, PGS: Cần câu trả lời minh bạch! - Ảnh 1

Tuổi trẻ: Rà soát hồ sơ phong Giáo sư, Phó Giáo sư 2017: Chặt chẽ, kỹ lưỡng

Báo chí ghi nhận các hội đồng chức danh Giáo sư ngành đang trong quá trình rà soát các hồ sơ ứng viên phong Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017 một cách kỹ lưỡng. Trong đó, những trường hợp làm công tác quản lý Nhà nước, không trực tiếp công tác tại các cơ sở đào tạo hay các đối tượng thỉnh giảng không phải giảng viên được đặc biệt lưu ý trong quá trình rà soát. Ngoài ra, các trường hợp bị khiếu kiện, kể cả khiếu kiện nặc danh, mạo danh cũng được "quan tâm" kỹ hơn.

Rà soát chất lượng ứng viên chức danh GS, PGS: Cần câu trả lời minh bạch! - Ảnh 2

Tiền phong: Phong Giáo sư cho quan chức – nên không?

Tuy vậy, theo tìm hiểu của tờ Tiền Phong, hiện một số Hội đồng ngành và liên ngành đã hoàn tất việc rà soát nhưng vẫn không tìm ra được ứng viên nào không đủ tiêu chuẩn. Vì sao vậy?

Rà soát chất lượng ứng viên chức danh GS, PGS: Cần câu trả lời minh bạch! - Ảnh 3

Một chuyên gia cho rằng trong số hơn 1.200 ứng viên Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2017, chỉ có vài người không đủ tiêu chuẩn bởi tiêu chuẩn đưa ra thấp. Tuy nhiên, nếu Hội đồng nhà nước hoặc Hội đồng ngành có thể kiểm tra một cách nghiêm túc là quy định về trình độ tiếng Anh thì nhiều ứng viên sẽ "rụng".

1.226 người - con số kỷ lục tân Giáo sư, Phó Giáo sư chuẩn bị được công nhận khiến chính những người đã từng nhiều năm đảm trách công việc chuyên môn tại Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cũng phải giật mình. Dư luận chờ đợi sự rà soát minh bạch của 28 hội đồng, cũng như những phán quyết nghiêm khắc. Nhưng nhiều người cho rằng chính Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước là nơi chịu trách nhiệm về chuyến tàu vét bất thường này, nay lại đứng ra phân xử, liệu có công tâm? Liệu "vừa đá bóng, vừa thổi còi" có đủ khách quan để tìm ra một đáp số đúng?

Tuổi trẻ: Chờ câu trả lời minh bạch

Rà soát chất lượng ứng viên chức danh GS, PGS: Cần câu trả lời minh bạch! - Ảnh 4

Một cuộc rà soát minh bạch với quy trình khách quan, độc lập có thể làm mất đi chức danh khoa học ở những ứng viên không đủ chuẩn nhưng sẽ lấy lại lòng tin, chấn chỉnh hoạt động xét duyệt, công nhận Giáo sư.

Ngoài ra, những người háo danh không đủ tiêu chuẩn không còn dám mon men, chạy chọt cho bằng được. Đó cũng là cách để tôn vinh những Giáo sư đích thực, không để vàng - thau lẫn lộn.

Trên tờ Nông Nghiệp Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân đặt câu hỏi đáng suy ngẫm: Nhiều Giáo sư, Tiến sĩ nhưng công nghệ sản xuất vẫn lạc hậu?

Nông nghiệp Việt Nam: Làm gì để tăng trưởng bền vững

Có hàng vạn Giáo sư, Tiến sĩ nhưng sáng tạo công nghệ, phát minh khoa học, cải tiến không đáng kể. Trong khi các cải tiến dây chuyền sản xuất lại do công nhân và nông dân tạo ra. Rõ ràng, đang còn nhiều vấn đề tồn tại trong chất lượng của đội ngũ tinh hoa có trách nhiệm hoạch định chính sách, dẫn dắt dân tộc đưa đất nước phát triển.

Ban Thời sự

Nguồn: https://baomoi.com/ra-soat-chat-luong-ung-vien-chuc-danh-gs-pgs-can-cau-tra-loi-minh-bach/c/25052921.epi?utm_source=iapp&utm_campaign=share