Khám phá ý nghĩa tên gọi của 20 tập đoàn công nghệ nổi tiếng thế giới
Những cái tên tạo nên thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Nokia, Apple... đều mang một ý nghĩa riêng. Tuy nhiên, một trong số chúng có thể khiến bạn bất ngờ.
Nintendo là từ dịch ra từ tên tiếng Nhật Nintenduo, trong đó “NN” nghĩa là “ủy thác” và TEN-DUO nghĩa là “thiên đàng”.
Bob Noyce và Gordon Moore muốn đặt tên công ty là Moore Noyce nhưng lúc đó thương hiệu này đã có sở hữu. Vì vậy, cả hai người quyết định sử dụng chữ viết tắt của INTegrated ELectronics để đặt tên cho công ty.
Ban đầu, công ty thiết bị hình ảnh nổi tiếng của Nhật này được gọi là “kwanon”, tên một nữ thần Phật giáo. Sau đó, vào năm 1935, công ty được đổi tên thành “Canon” để thu hút nhiều khách hàng trên thế giới hơn.
Theo người sáng lập Samsung Group, Samsung trong tiếng Hàn Quốc có nghĩa là "ba ngôi sao", trong đó "số ba" để chỉ một thứ gì đó "lớn, nhiều và mạnh mẽ" còn "ngôi sao" tượng trưng cho sự vĩnh cửu.
Tên thương hiệu này xuất phát từ cụm từ “The Ever-Sharp Mechanical”, vốn là phát minh đầu tiên của người sáng lập Sharp.
Toshiba là tên ghép của hai công ty hợp nhất Tokyo Denki (Tokyo Electric Co) và Shibaura Seisaku-sho (Shibaura Engineering Works).
Jeff Bezos muốn đặt tên công ty của mình bắt đầu bằng chữ “A” để nó luôn xuất hiện đầu tiên trong danh sách bảng chữ cái alphabet. Và ông lấy cái tên Amazon với hy vọng việc kinh doanh phát triển lớn nhất. Amazon là dòng sông lớn nhất thế giới.
Cái tên Motorola là sự kết hợp giữa hai từ: "motor" với nghĩa xe hơi và "ola" (được trích ra từ từ "victrola") với nghĩa "âm thanh". Sở dĩ cái tên này ra đời là do nó được chọn vào thời điểm Motorola đang hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị radio trong xe hơi.
Nikon là từ gọi tắt của Nippon Kogaku nghĩa là “ngành quang học của Nhật”.
Hai nhà sáng lập công ty là Bill Hewlett và Dave Packard đã quyết định tung đồng xu để xác định tên ai đứng trước. Và kết quả Bill là người may mắn hơn.
Cái tên của dịch vụ chat nổi tiếng này bắt đầu từ “Skype Peer-to-Peer”, sau đó đổi sang “Skyper” và cuối cùng từ “r” đã bị bỏ đi để tạo thành tên hiện tại.
Câu chuyện về sự ra đời của tên gọi Google có lẽ là một trong số những câu chuyện quen thuộc với nhiều người nhất. Theo đó,Google được chủ định đặt tên là Googol (tượng trưng cho số lượng dữ liệu khổng lồ), tuy nhiên do một lỗi chính tả vô tình, Google đã có tên như ngày nay.
Sony được ghép từ hai từ: “Sonus” trong tiếng Latin, nghĩa là âm thanh và “Sonny”, một từ lóng ở Mỹ thường dùng để gọi một cậu thanh niên sáng dạ.
Suốt ba tháng trời đi tìm tên thương hiệu, Steve Jobs đưa ra tối hậu thư cho đồng sự: “Tôi sẽ gọi là công ty Apple, nếu 5 giờ sáng mai các anh không có đề nghị nào hay hơn”.
Cả sự ra đời và tên gọi của mạng xã hội lớn nhất hành tinh Facebook đều liên quan đến trường Đại học. Theo đó, Facebook được đặt tên theo khái niệm "facebook", một cuốn danh bạ bản in hoặc bản điện tử chứa ảnh, tên và các thông tin khác của học viên trong các trường Đại học ở Mỹ.
Tên gọi ban đầu của công ty là "Micro-soft" . Chữ "Micro" vào thời kì đó đại diện cho khái niệm máy tính và "Soft" có nghĩa là phần mềm. Tuy nhiên, để thuận tiện khi giao dịch với đối tác và viết nhanh hơn nên sau này, Bill Gates đành lòng bỏ dấu gạch ngang và đổi tên công ty thành Microsoft.
Tên hãng "Nokia" được đặt theo tên dòng sông Nokianvirta ở gần vị trí thành lập công ty.
Nhóm phát triển Twitter đã vô tình nhìn thấy từ "twitter" trong từ điển với nghĩa "đoạn thông tin ngắn, tầm phào, tiếng kêu từ những chú chim". Theo người đồng sáng lập mạng xã hội "chim xanh" Jack Dorsey, "twitter" diễn đạt hoàn hảo bản chất mạng xã hội này. Thêm nữa, tên miền twitter.com lúc đó có giá... rất rẻ.
Yahoo! chính xác là từ viết tắt của “Yet Another Hierarchical Officious Oracle”. Theo lịch sử, công ty chấm cái tên này bởi vì tính chất “đơn giản, ngây thơ và bất thường” hiếm thấy.
Xuất phát từ ý tưởng đặt tên cho một thiết bị email. Sau một vài gợi ý, cái tên “BlackBerry” (Quả mâm xôi) đã được đặt cho “Giải pháp email không dây di động chuyên nghiệp, giúp truy cập dịch vụ email dễ dàng dù ở bất kì đâu” .
Nhật Anh (Tổng hợp)