Facebook liệu có thể tồn tại mãi mãi hay không?
Liệu tập hợp những điều không thoải mái về Facebook, có thể tạo ra động thái trên Internet nhằm chống lại mạng xã hội này hay không?
Đắc thắng trong hiện tại
Ổn định, phát triển đều đặn, Facebook đang ngày càng chiếm được nhiều thị phần, khiến mọi người phải dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn. Hiện có hơn 800 triệu người sử dụng mạng xã hội này mỗi ngày. Thậm chí, nhiều cá nhân còn đang sử dụng Facebook như một công cụ để kết nối, giữ liên lạc với bạn bè và gia đình của họ. Một nghiên cứu về mức độ sử dụng điện thoại cho thấy thời gian dành cho Facebook của một người còn nhiều hơn tổng thời gian họ xem những website khác.
Các công ty truyền thông kỹ thuật số thì phát triển mạnh mẽ nhờ vào khả năng truyền tải của Facebook. Những công ty này như những "heo con" vây quanh "heo mẹ" giành dinh dưỡng - trong trường hợp này là những độc giả.
Việc này thay đổi những định nghĩa cơ bản của truyền thông. Các phương thức truyền thông như tạp chí, báo chí cho phép các nhà tiếp thị tiếp cận được với người tiêu dùng. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết độc giả đều tập trung trong mạng xã hội này, và việc hiển nhiên các nhà quảng cáo, các công ty truyền thông phải làm đó là gia nhập Facebook. Một thập kỷ sau khi được thành lập từ phòng ký túc xá đại học Harvard, hiện tại Facebook đã trở thành người nắm giữ thông tin quyền lực nhất mà thế giới từng được biết đến. Không quá khi nói rằng Facebook giống như một mạng lưới tập hợp tất cả những phương tiện truyền thông. Thay vì thông tin được chọn lọc bởi giám đốc chương trình, giờ đây người nắm giữ nó chính là những lập trình viên. Và nếu như trước kia mọi người dù ở đâu cũng chỉ xem những chương trình chung chung thì giờ Facebook có thể cá nhân hóa những gì từng người muốn xem ở bảng tin Facebook (Facebook News Feeds). Chính vì vậy không ai biết được người khác đang xem gì. Và tính cá nhân hóa có thể phát triển tới một mức không thể tưởng tượng được trong tương lai. Sự thật là những công ty công nghệ lâu đời như Google cũng đóng vai trò quan trọng đối với những gì người Mỹ xem và đọc trên Internet. Google là kho thông tin hữu dụng, được thiết kế để đưa con người tới những gì mà họ muốn biết. Và khi Google trở thành kẻ thống trị trong việc phân phối lượng truy cập web, điều này được phản ánh qua những bài đăng mang nhiều từ khóa từ các công ty truyền thông mà phần mềm của Google có thể nhận biết. Facebook lại khác. Nó tính toán điều gì đang “gắn bó”, điều gì khiến bạn (và những người giống như bạn) đang thích, bình luận và chia sẻ. Sau đó, nó cho bạn thấy nhiều hơn những thứ liên quan. Ví dụ khi đọc một mẩu chuyện hài về pizza, ngay sau đó bạn sẽ thấy xuất hiện quảng cáo của Domino bởi Facebook biết bạn đang muốn xem và đọc điều này. Đây là điểm mạnh lớn nhất của công ty. Facebook đã xây dựng một cỗ máy tối ưu hóa bất diệt. Giống như mỗi lần bạn bật ti vi, hộp truyền hình cáp xếp hạng, đánh giá những tập của chương trình truyền hình chỉ dành riêng cho bạn. Hay khi bạn tới quán bar, chỉ có những người bạn đã từng gặp mặt mới xuất hiện. Một điều nữa về điểm mạnh của Facebook là bất cứ khi nào cảm thấy một doanh nghiệp đang đe dọa đến vị trí thống trị của nó, đơn giản Facebook sẽ bỏ tiền mua lại doanh nghiệp đó. Instagram là một ví dụ điển hình. Đây là công cụ nhằm chia sẻ hình ảnh mà Facebook không thể cạnh tranh được. Vì vậy, công ty này đã quyết định mua lại Instagram với giá 715 triệu USD. Tiếp theo đó, nó tiếp tục thâu tóm WhatsApp, ứng dụng thu hút được hàng trăm triệu người sử dụng để gửi tin nhắn với giá 21,8 tỷ USD. Với tất cả những điều trên, bạn buộc đặt câu hỏi liệu Facebook có thể tồn tại mãi mãi hay không? Tương lai chưa chắc chắn Trên thực tế, mọi người không hẳn hài lòng về ý tưởng cốt lõi của Facebook. “Trong 3 năm nghiên cứu, trò chuyện với hàng trăm người và những người sử dụng hàng ngày, tôi không nghe thấy bất cứ ai nói "Tôi yêu Facebook’ cả", tác giả Clive Thompson của cuốn sách “Smarter than you think: How Technology Is Changing Our Minds for the Better” chia sẻ. Dễ dàng nhận thấy những nguy hiểm tiềm tàng khi mọi thông tin trên mạng của bạn được tập trung ở một nơi. Lẽ đương nhiên, người dùng sẽ tìm đến những mạng xã hội khác nhưng vẫn duy trì Facebook như một công cụ xã hội chính. Không ai trong số họ có thể "hất cẳng" được Facebook nhưng kết hợp lại, nó sẽ tạo thành mạng lưới của những mạng xã hội, một dạng thức khác của Facebook. Đây không phải là một hiện tượng cá biệt. Snapchat đã có hơn 100 triệu người dùng hàng tháng. Line tuyên bố người dùng của họ chuyển hơn nửa tỷ tin nhắn đến bạn bè thông qua ứng dụng của họ. Pinterest thì cho biết có hơn 60 triệu người dùng hàng tháng, và Vine có hơn 40 triệu người đăng ký. Danh sách còn kéo dài hơn nữa. Mạng xã hội không phải là trường hợp “kẻ thắng có tất cả”. Trước đây, việc chuyển từ mạng xã hội này sang mạng xã hội khác có thể là một điều khó khăn. Nhưng với sự giúp đỡ của smartphone, một người có thể dễ dàng sử dụng cả tá mạng xã hội. Tất cả tin nhắn đều được hiển thị trên điện thoại. Chính vì thế vấn đề được thay đổi, không còn là việc họ dùng ứng dụng nào, mà là việc họ đang làm gì. Hiện đang có rất nhiều ứng dụng được dùng với mục đích giấu tên, đi ngược lại với những gì Facebook muốn, đó là kết nối những con người thật (với tên thật) trên Internet. Ví dụ điển hình nhất là Yik Yak. Nếu hơn 22 tuổi, bạn có lẽ chưa bao giờ nghe đến ứng dụng này. Yik Yak có mục đích hoạt động chính như một bảng thông báo cho những người ở gần nhau. Mọi người đăng tin ẩn danh lên dòng thời gian có thể thấy bởi những người gần đó. Ví dụ như tại UC Berkeley - nơi tôi đang viết bài này, các học sinh gần đó đang đăng nhưng thông tin về lớp học, và những tin đùa cợt khác. Tuy là một ứng dụng đăng tin "nhảm" nhưng nó thường được xếp hạng cao trong số những ứng dụng miễn phí cho iPhone, sau Facebook Mesenger, đôi khi trên cả những ứng dụng được biết đến nhiều như Snapchat và Instagram. Snapchat – công cụ cho phép người dùng gửi cho người khác tin nhắn tự hủy đã thành công nhờ việc mọi người thích gửi những bức ảnh có thể tự động hủy trong thời gian ngắn. Những ứng dụng nặc danh như Secret và Whisper cho phép con người nói lên một số điều mà không lo lắng mọi người sẽ nhìn, phán xét họ. Hiện tại, rất nhiều dịch vụ di động sao chép lại những gì con người đang làm trên máy tính của họ. Tất cả tính năng của Yik Yak phụ thuộc vào việc bạn đang ở đâu. Nó cho rằng bạn có cách kết nối với một mạng xã hội hiện có – chấp nhận cả Facebook, dù ứng dụng này muốn Facebook suy yếu. Và nếu có thể đầu tư vào lĩnh vực mà Facebook không thể thống trị trong tương lai, đó sẽ là ứng dụng lợi dụng khoảng cách địa lý. Một ý tưởng mới có thể xuất hiện bất kể đó là một sự phát triển của của Yik Yak hay một dịch vụ với cái tên ngớ ngẩn nào đó. Một thử thách trực tiếp khác có thể đến từ thay đổi trong truyền thông mà con người sử dụng để “nói” với người khác. Judith Donath, người sáng lập ra tập đoàn truyền thông xã hội của MIT- người từng viết The Social Machine dự đoán rằng văn bản sẽ ít quan trọng hơn trong tổ hợp truyền thông đa hương tiện. Thay vào đó, cô thấy trước một “giao diện lỏng” có thể hỗn hợp văn bản, giọng nói, video, cảm biến (vị trí, giọng nói hay những tín hiệu sống). Giao diện đó có thể được phát triển bởi Facebook, nhưng cũng có thể là một công ty khác. Chiếc đồng hồ thông minh Apple Watch như là một bước tiến tới tương lai với tầm nhìn của Donath. Người dùng có thể gửi những hình động, vẽ, gửi tin nhắn thoại, thậm chí nhịp tim của họ, được ghi lại bởi cảm biến trong đồng hồ. Nền tảng nhắn tin đơn giản nhưng sống động với những phần cứng chuyên biệt có thể thay đổi "mớ hỗn độn" những mạng xã hội và được dùng với nhiều mục đích khác nhau. “Tôi nghĩ rằng chúng ta đang và sẽ chuyển sang phương thức giao tiếp mặt đối mặt trên mạng xã hội và những phần mềm nhắn tin”, trích lời Shani Hilton, quản lý biên tập thông tin của BuzzFeed. “Mọi người không còn muốn những thông tin cá nhân như 5 năm trước đây”. Kết luận Tổng kết lại, những xu hướng trên đã gây ra những trở ngại và thách thức cho Facebook. Dù sao Facebook cũng được xây dựng trên nền tảng sự trao đổi với người dùng đó là: Đưa thông tin cá nhân cho họ, đăng ảnh, bài viết, v.v, và đổi lại, họ sẽ tối ưu hóa những gì tốt nhất cho bạn. Nhưng xem ra đây không phải là cuộc trao đổi có hời. Khi đem lên bàn cân, những thông tin được nhập khiến cỗ máy Facebook đánh giá là “liên quan” và đáng giá để được đăng trên Facebook của người thân gia đình hay bạn bè, rất tốn thời gian. Những ứng dụng mới, đưa ra những lựa chọn khác cho chúng ta, giúp chúng ta ẩn danh trên mạng. Chúng ta vẫn có thể có một mạng xã hội không-hẳn-là-mạng-xã-hội, và rằng chúng ta vẫn có thể có bạn bè trên mạng mà không cần kết bạn với họ. Nguồn: http://www.baomoi.com/Facebook-lieu-co-the-ton-tai-mai-mai-hay-khong/76/15456875.epi |