Thành phố thông minh tìm kiếm công nghệ giá rẻ
Ứng dụng di động cũng như các bộ cảm biến đã và đang hỗ trợ các thành phố công nghệ xử lý những thách thức ngày một gia tăng.
Các thành phố trên khắp thế giới, dù giàu hay nghèo, đang ở giữa làn sóng công nghệ. Quy hoạch đô thị thúc đẩy sự phát triển dữ liệu thu được từ các cảm biến gắn trên hệ thống đèn giao thông và từ các ứng dụng di động trên điện thoại thông minh của người dân để nhằm nhìn nhận lại cách mà thành phố đang hoạt động.
Các nhà quy hoạch hy vọng dữ liệu thu được có thể giúp các nhà quản lí hiểu rõ hơn cách thức vận hành của thành phố và từ đó đưa ra những quy hoạch phù hợp nhằm cải thiện cuộc sống đô thị. Lãnh đạo thành phố và các chuyên gia công nghệ cho rằng việc quản lý cũng như thách thức ngày càng gia tăng và yêu cầu giảm chi phí vận hành là điều tất yếu nếu muốn ứng dụng công nghệ thông minh.
Hiện tại, có tới 54% người dân trên thế giới đang sống ở các đô thị trung tâm, và theo dự báo dự báo tốc độ tăng trưởng dân số trong ba thập kỷ tiếp theo sẽ diễn ra ở các thành phố, bao gồm cả những thành phố nghèo. Do mật độ dân số và cơ sở hạ tầng thường xuyên ở mức báo động, các thành phố thường gây tác động xấu đến môi trường khi đây là nơi tiêu thụ 2/3 năng lượng trên thế giới và tạo ra phần lớn khí thải khí nhà kính cho trái đất. Hệ thống cấp nước đô thị xuống cấp, mức độ ô nhiễm thường đặt ở mức báo động là câu chuyện thường ngày được nhắc đến.
Nhưng thành phố là nơi đóng góp nhiều nhất đối với nền kinh tế của thế giới. Tại đây chiếm hơn 30% nền kinh tế thế giới và hầu hết phát minh được tập trung ở 100 thành phố. Vậy liệu công nghệ có thể giúp kiểm soát mức độ tăng trưởng dân số cũng như đóng vai trò quan trọng trong điều khiển nền kinh tế hay không?
Câu trả lời sẽ được giải đáp bởi các công ty lớn trong làng công nghệ như IBM, Cisco, Hitachi, Siemens và những hãng đang nhắm vào thị trường này. Hàng loạt dự án thành công trong việc sử dụng công nghệ để giải quyết những thách thức về xe cộ, giao thông, thời tiết, sử dụng năng lượng, quản lý nước, và thiết lập chính sách. Các thành phố lớn trên thế giới đã dành 1 tỷ USD mỗi năm cho hệ thống thông minh và dự kiến con số này sẽ tăng 12 tỷ USD hoặc hơn nữa trong 10 năm tới.
Chi phí vận hanh cho thành phố ngày càng tăng bởi việc áp dụng công nghệ, kỹ thuật phục vụ cho đô thị phải trải qua nhiều dự án thử nghiệm. Các thành phố theo khuynh hướng sử dụng công nghệ khác nhau để giải quyết các vấn đề cơ bản như phục vụ việc đỗ xe dễ dàng, đo lưu lượng và tiết kiệm nước, giảm tỷ lệ tội phạm và dự đoán thông tin thời tiết. Nhiều bài học được rút ra từ các thành phố công nghệ, ví dụ như sáng kiến sinh thái ở Thiên Tân, Trung Quốc. Trong đó người dân được hỗ trợ công nghệ từ chính phủ, các thùng rác bên đường được phủ bằng tấm quang điện năng lượng mặt trời để có thể sử dụng thắp sáng đèn vào ban đêm, xe buýt điện miễn phí kết nối...
Chỉ số màu đen là dân số thành phố, chỉ số sọc trắng là số người sử dụng Internet và màu trắng là dân số dự kiến đến năm 2030. |
Nhiều thành phố cũng đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ cao như Songdo (Hàn Quốc), Masdar (tiểu vương quốc Ả-rập Abu Dhabi; và Paredes (Bồ Đào Nha) nhằm tác động tối thiểu đến môi trường và cung cấp các tiện nghi công nghệ cao như sử dụng năng lượng mặt trời để điều hòa không khí, và hệ thống xử lý chất thải bằng khí nén thay vì xe rác. Kể từ khi ra mắt vào năm 2010, văn phòng Đô thị mới ở Boston (Mỹ) đã tập trung vào các sáng kiến quy mô nhỏ nhằm khai thác sức mạnh công nghệ và dữ liệu. Dự án đầu tiên ở đây là Citizens Connect- một đường dây nóng kỹ thuật số cho phép người sử dụng điện thoại thông minh của mình để cảnh báo tình trạng rác thải, ô nhiễm môi trường và các vấn đề dịch vụ ở khu trung tâm. Kể từ đó, những người sống trong thành phố giúp các nhà quản lý kiểm soát công việc hằng ngày dễ dàng hơn. Chương trình thí điểm được thử nghiệm là ứng dụng thanh toán di động vé đỗ xe, báo cáo ổ gà và cảm biến trong các đường phố giúp cảnh báo trình điều khiển để mở chỗ đậu xe, mang lại sự tiện dụng cho người dân.
Trong sự phát triển của thế giới, nơi mà hầu hết các đô thị lớn trong những năm gần đây đã cho thấy công nghệ di động hỗ trợ rất hiệu quả cho công tác quản lý, giải quyết những thách thức về môi trường và các vấn đề dân sự. Ở Ấn Độ, nơi mà dân số đô thị được dự đoán sẽ tăng đến 31% vào năm 2026, chính phủ nước này đã đưa kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ USD vào 100 thành phố thông minh mới nhưng dường như con số này chẳng thấm vào đâu so với sự bùng nổ dân số.
Trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng thành phố thông minh chính là nguồn tài chính. Ngân sách cho CNTT là một trong những phần cắt giảm đầu tiên để tiết kiệm chi phí. Việc sử dụng hạ tầng chia sẻ, phần mềm như một dịch vụ, điện toán đám mây sẽ giúp giảm chi phí cho một số sáng kiến thành phố thông minh. Công nghệ không chỉ là công cụ của thành phố mà còn là một phần quan trong trong việc định hướng quản lý, phát triển. Công nghệ sẽ khiến mọi thứ gần nhau hơn và tạo ra sự tiện lợi tối đa cho người dân.