NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tư vấn Vì tương lai trực tiếp: Phương pháp ôn thi Tiếng Anh hiệu quả kỳ thi THPT 2015

on .

Mọi câu hỏi liên quan đến phương pháp ôn tập môn Tiếng Anh, kỳ thi THPT Quốc gia sẽ được giải đáp bởi các thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm dạy và luyện thi đại học.

Hai khách mời sẽ tham gia trong chương trình.

Những thay đổi về hình thức thi của kỳ thi THPT quốc gia 2015 đã mang tới cho các học sinh lớp 12 không ít bối rối. Theo sự thay đổi này, năm nay, các học sinh sẽ phải thi 4 môn trong đó có 3 môn bắt buộc là: Toán, Văn, Anh và 1 môn tự chọn.

Nếu như năm ngoái, Tiếng Anh là môn tự chọn thì năm nay, nó đã trở thành môn thi điều kiện. Sự thay đổi này khiến không ít học sinh lo lắng. Bởi lẽ, lâu nay nhiều học sinh theo khối tự nhiên hoặc xã hội dường như bỏ ngỏ môn học này. Chính vì thế, thời điểm này, các em đang rơi vào tình trạng chạy cấp tốc với mong muốn đủ điểm tốt nghiệp.

Trong khi đó, các học sinh đang học khối D dù có phần tự tin hơn nhưng cũng gặp phải ít nhiều lo lắng về hình thức ra đề và cách để lấy điểm tuyệt đối.

Nhằm giúp các em học sinh giải quyết những lo lắng này và đưa ra một phương pháp ôn luyện hiệu quả, Báo Đất Việt đã phối hợp cùng Công thông tin giáo dục trực tuyến Viettelstudy.vn và Trang tin điện tử Tiin.vntổ chức chương trình Giao lưu tư vấn trực tiếp Vì tương lai với chủ đề Phương pháp ôn thi môn Tiếng Anh hiệu quả cho kỳ thi THPT quốc gia 2015.

Hai vị khách mời tham gia trong chương trình này là: Thạc sỹ Đặng Văn Mạnh, giảng viên bộ môn Tiếng Anh trường ĐH Sư phạm Hà Nội và Thạc sỹ Bùi Thúy Hồng, Phó trưởng bộ môn Tiếng Anh, trường ĐH Giao thông Vận tải. Đây là 2 thầy cô đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc luyện thi đại học, ôn thi TOEIC,.. tại các trung tâm lớn như Hocmai, Mclass, HITC,...

Trước khi giúp các em học sinh có được một phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả, hai vị khách mời có thể phân tích những thay đổi ở cách thức ra đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH - CĐ môn Tiếng Anh trong những năm gần đây không ạ?

Trao đổi về cách thức ra đề và cấu trúc đề thi

Thầy Mạnh: Trước tiên xin kính chào quí khán giả và các em học sinh thân mến. Các kì thi từ năm 2006 trở lại đây, đề thi tiếng Anh đã triển khai theo hướng trắc nghiệm. Năm nay, kì thi tốt nghiệp kết hợp cùng tuyển sinh đại học, đề cũng sẽ hướng vào thi trắc nghiệm. Thời lượng 80 câu trong 90 phút. Về cơ bản là không có gì thay đổi nhiều, kiến thức các bạn đều đã được học và ôn luyện. Năm nay, tính phân loại sẽ cao hơn do có phân ra kì thi chung và một số trường sẽ tuyển sinh đúng tiêu chuẩn trường mình.

Cô Hồng: Kết cấu đề thi 2015: Bộ quy định Tiếng Anh là 1 trong số 4 môn thi bắt buộc. Theo nhận định của tôi, tôi cũng nhất trí với thầy Mạnh là cấu trúc đề sẽ có 80 câu trong 90 phút. Trong 80 câu sẽ phân thành 7 phần (không theo thứ tự dưới đây mà sẽ đảo ngẫu nhiên): Ngữ âm; Trọng âm; Ngữ pháp tổng hợp (từ vựng); Đọc hiểu, điền từ; Chọn lỗi sai; Viết lại câu; Hoàn thành câu.

Năm 2014 khác với các năm, phần ngữ âm, trọng âm năm nay có 5 câu, khác năm trước là chỉ có 2 - 3 câu. Đây là phần khá quan trọng dù không chiếm nhiều trọng điểm.

Cô có thể nói kỹ hơn về phần ngữ pháp tổng hợp trong môn thi Tiếng Anh không?

Cô Hồng: Phần ngữ pháp tổng hợp bao gồm tất cả kiến thức các em được học từ những năm THPT, không có tính chất đánh đố. Cấu trúc ngữ pháp không quá nặng như thời chúng tôi học và thi nữa, hướng theo chuẩn quốc tế. Các em đừng lo lắng quá. Câu hỏi đuôi, phần cấu trúc CN-VN, cấu trúc động từ nguyên thể (phân từ hiện tại, phân từ quá khứ), cấu trúc danh - động từ, V-ing, động từ khuyết thiếu.... Đây đều là những kiến thức khá rộng, bao trùm và không đề thi năm nào không có. Và hầu như năm nào cũng có câu điều kiện, tôi chưa thấy năm nào trong các đề thi Tiếng Anh mà thiếu nội dung này.

Thầy Mạnh: Cô vừa có nhắc lại rất nhiều kiến thức thường có trong đề thi. Riêng câu điều kiện 1,2,3 thì đề thi chung sẽ có, nhưng khối A1 sẽ có thêm câu điều kiện tổng hợp.

Phần câu trực tiếp sang câu gián tiếp, đảo ngữ... Các bạn cần chú ý thêm vì rất hay nhầm. Phầ câu Giả định, đằng sau dùng quá khứ hoàn thành. Phần Phrase Verb thì chúng ta cần luyênj tập trong 1 quá trình chứ 1 thời gian ngắn không thể nhớ hết.

Các bạn cần nắm chắc các chuyên đề, sau đó là bài test và sau đó mới làm bài thi. Tránh trường hợp chưa nẵm rõ chuyên đè đã làm test thì sẽ bị choáng ngợp khiến các bạn hoang mang do chưa có đầy đủ kiến thức trong đầu.

Cảm ơn các thầy cô, bây giờ thì mời thầy cô và các bạn xem clip về những thắc mắc, tâm sự của các học sinh thi khối A, B, C, những khối thi không có môn tiếng Anh. Các thầy cô có thể giúp các em những lưu ý để có thể ôn thi tốt, làm sao đạt điểm tối thiểu để tốt nghiệp được không ạ?

Thầy Mạnh: Các bạn khối A, B, C rất lo lắng do không chú trọng nhiều Tiếng Anh. Nhưng đơn giản thôi. Các bạn chỉ cần nắm được 6 thì cơ bản, các cấu trúc thức giả định (if only), câu điều kiện, động từ nguyên thể (do- to do), chủ động bị động, trực tiếp gián tiếp, liên từ... là những phần chính dễ ghi điểm cho các bạn.

Cô Hồng: Đối với HS thi khối A, B, C: Các em chỉ cần học những phần cơ bản nhất trong những phần như:

1. Thời.

2. Câu điều kiện.

3. Thức giả định: Wish, If only.

4. Cấu trúc động từ nguyên thể khuyết thiếu, nguyên thể đầy đủ, danh động từ.

5. Chủ động, bị động.

6. Liên từ: though, although, even though

7. Giới từ: In spite of, despite

8. Trực tiếp- gián tiếp

9. Cấu trúc giới từ cơ bản.

10. Câu hỏi láy đuôi.

11. Đại từ quan hệ

Mặc dù các bạn khối D và khối A1 hoặc chuyên tiếng Anh nhưng cũng có không ít những lo lắng băn khoăn. Liệu các em có gặp khó khăn gì không? Thầy cô có thể trợ giúp các em ạ?

Cô Hồng: Thực ra như tôi đã nói ngay từ đầu, đối với các em không thi khối A1, D thì các em không nên quá căng thẳng. Còn các em A1, D cần chú trọng các kĩ năng sau:

Các em hay gặp khó khăn trong phần đọc hiểu. phần đọc hiểu gồm 02 phần:

1. Đọc hiểu, chọn từ cho sẵn điền vào chỗ trống.

- Ở phần này yêu cầu HS phải dịch sát nghĩa, nội dung bài, có vốn từ tốt, nắm chắc cấu trúc.

- Khi làm bài này, các em nên đọc toàn bộ nội dung bài để có sự lựa chon chính xác.

Đọc câu trước, câu sau, căn cứ vào cấu trúc ngữ pháp để đua ra đáp án đúng.

2. Đọc trả lời câu hỏi.

- Khi làm phần này, các em nên đọc kỹ câu hỏi và câu trả lời trước. Sau đó ta quay lại bài để đọc, Đọc câu hỏi đến đâu đối chiếu theo bài đọc để hiểu và trả lời câu hỏi.

- Chú ý: Thường có câu hỏi tổng quát cho nội dung cả bài. Để trả lời câu hỏi này, các em hãy nhìn vào câu đầu tiên hoặc câu cuối cùng trong bài đọc để có lựa chọn chính xác.

Xu thế ra đề hiện đại và chú trọng nhiều vào tư vựng, có 2 dạng là điền từ đồng nghĩa, trái nghĩa, chọn từ điền vào câu... là những trở ngại lớn các em cần vượt ra.

Thầy Mạnh: Phần grammar các em cũng cần chú ý, hội thoại, giao tiếp cũng là một phần được chú trọng trong đề thi mang tính hiện đại, sinh động và mang tính tiếp cận đời sống hơn.Chuyên môn của chúng tôi là luyện thi nên về đề cũng mang tính chất phỏng đoán thôi. Về đánh giá thì chúng tôi cho rằng năm nay sẽ nghiêng về thi trắc nghiêm, còn việt luận thì có khả năng sẽ khôgn có. Tuy nhiên đeẻ yên tâm, các bạn hãy ôn luyện 1 chút, về cấu trúc viết luận thì bao gồm mở bài (1-2 câu), thân bài (10-15 câu), kết luận (1-2 câu). Chứ không phải viết càng dài là càng tốt đâu. Chủ yếu là bạn viết chặt chẽ, sát với đề bài, nêu rõ nguyên nhân để bạn chọn viết về đề tài đó.

***

Phần câu hỏi của các học sinh trên cả nước

Bạn Hoàng Ngọc Minh đến từ Ninh Bình có tâm sự:

Thưa các thầy cô,em là một học sinh đang học chuyên theo khối c.vì vậy trước những đổi mới về kì thi năm nay em và một số bạn bè cùng lớp rất lo lắng cho việc thi cử của mình,đặc biệt là đối với môn tiếng anh.Ở trường chúng em cũng được học tiếng anh một cách bài bản.tuy nhiên việc học theo khối suốt mấy năm nay đã khiến chúng em không có nhiều thời gian và tâm trí để học tốt môn tiếng anh.Và lại trong suy nghĩ của em nếu thi như mọi năm thì chúng em cũng chưa cần thiết phải học tốt tiếng anh,mà quan trọng là phải tốt 3 môn khối của mình.do vậy nên dẫn đến tình trạng khi năm nay bộ giáo dục đột xuất thay đổi hình thức thi đã khiến cho chúng em cảm thấy lo lắng khi mà thời gian còn lại không thể đủ để ôn lại các kiến thức tiếng anh một cách hiệu quả cho được.

Mặc dù đã được nghe cụ thể về kì thi năm nay nhưng em thấy đa số các bạn học sinh 12 như em năm nay đều cảm thấy rất hoang mang và còn khá mơ hồ về một kì thi chung sắp diễn ra.Vì thế em kính mong quý thầy cô hãy cho chúng em biết một số phương pháp học tiếng anh tốt nhất có thể dành cho khối c được không ạ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Cô Hồng: Cũng như phần vừa nãy chúng tôi đã trao đổi, những phần cơ bản được đánh giá tốt nghiệp cho các em không thi khối A1 và D được ra rất sát chương trình học. Các em không có gì phải quá lo lắng.

Bạn Nguyễn Thị Hằng, ở Hải Dương hỏi:

Em xin chào các thầy (cô)! Em có một chút thắc mắc về bài thi Tiếng Anh, mong được thầy, cô giải đáp ạ: Đề thi tốt nghiệp THPT năm trước có phần tự luận viết một đoạn văn, còn đề thi Đại học thì không có phần này. Vậy em xin hỏi là liệu đề thi THPT Quốc gia năm nay có phần thi này không ạ? Và nếu có thì bài viết có nằm trong các chủ đề trong sách giáo khoa 12 không ạ? Em cảm ơn!

Thầy Mạnh: Chuyên môn của chúng tôi là luyện thi nên về đề cũng mang tính chất phỏng đoán thôi. Về đánh giá thì chúng tôi cho rằng năm nay sẽ nghiêng về thi trắc nghiêm, còn việt luận thì có khả năng sẽ khôgn có. Tuy nhiên đeẻ yên tâm, các bạn hãy ôn luyện 1 chút, về cấu trúc viết luận thì bao gồm mở bài (1-2 câu), thân bài (10-15 câu), kết luận (1-2 câu). Chứ không phải viết càng dài là càng tốt đâu. Chủ yếu là bạn viết chặt chẽ, sát với đề bài, nêu rõ nguyên nhân để bạn chọn viết về đề tài đó.

Cô Hồng: Câu hỏi của em rất hay, rất thú vị. Tôi cũng xin phỏng đoán có 1 kiểu luận dưới dạng xây dựng câu, cho những từ gợi ý, 10 câu gần nhau và sắp xếp thành 1 bức thư. Đối với các bạn không chuyên sẽ chọn câu đơn, còn các bạn chuyên A1, D thif chọn câu phức. Đó chính là phần giúp phân loại thí sinh của Bộ.

Thầy Mạnh: Dạng này cũng rất hay. Quy tắc là chỉ thêm chứ không bớt, thì chúng tôi khuyên là các bạn nên chọn trạng từ, tính từ... nếu không chắc thì nên chọn những câu đơn giản, tránh để sai ngữ pháp.

Bạn Đặng Nguyễn Thái Bình hỏi:

Thầy cô cho em hỏi bài thi quy định theo Tiếng Anh Anh hay là Tiếng Anh Mỹ ạ?

Cô Hồng: Xu thế toàn cầu hóa, theo truyền thống thì Anh Anh vẫn là tiêu chuẩn. Tuy nhiên, tiếng Anh Anh với Anh Mỹ thì bạn vẫn phải hiểu vì có phần giao tiếp mà.

Trần Tú Hoài Nguyên, ở Đông Hòa, Phú Yên hỏi:

Dạ em xin chào chương trình có thể cho em biết: Vì đây là kì thi chung nên việc ra cùng một đề vậy thì phần khó nhất có phải là đọc hiểu không vậy?

Thầy Mạnh: Đọc hiểu là phần tương đối khó. Tuy nhiên, phần này bạn cũng cần có kĩ năng làm bài. Phần điền từ cũng khó chứ. Đối với những bạn hạn chế về từ vựng. Vì thế bạn cần trau đồi kĩ năng làm từng dạng bài.

Bạn Nguyễn Thị Hương Giang ở Quảng Ngãi hỏi:

Làm thế nào học tốt môn Anh văn về phần từ vựng? Em cố gắng lắm nhưng không học nổi phần này, nên phần đọc hiểu và điền từ chỗ trống em cũng làm không được. Thầy cô giúp em với. Em cảm ơn.

Cô Hồng: Truyền thống nhiều năm qua chỉ thích học ngữ pháp. Còn từ vựng thì các em thường rất sợ. Nhưng tôi có lời khuyên như thế này, học từ các em nên học theo ngữ cảnh chứ không phải học theo kiểu nhắc đi nhắc lại. Còn nếu em chưa biết từ thì cần đoán dựa theo ngữ cảnh. Xem xét các câu xung quanh, dự đoán ý nghĩa của nó.

Bạn Trần Tiểu Vũ ở Đồng Nai hỏi:

Làm thế nào để em nhớ được những cấu trúc câu đặc biệt ạ?

Thầy Mạnh: Tất cả các cấu trúc câu đặc biệt đều có ngữ cảnh, nếu bạn đặt câu theo nghĩa vui vui 1 chút thì bạn sẽ dễ nhớ hơn thôi.

Bạn Ngô Thị Liên ở Nghệ An và bạn Võ Hồng Bửu ở Cần Thơ có hỏi:

Phần điền từ vào đoạn văn và phần đọc hiểu trong đề Tiếng Anh theo em là phần khó nhất. Để làm tốt 2 phần này chúng ta cần phải rèn luyện những phương pháp nào cho hiệu quả? Làm thế nào để điền từ vào chỗ trống thật chính xác ạ? Có nên làm theo kiểu "cóc nhảy" hay nên làm lần lượt từng câu ạ?

Cô Hồng: Về bài đọc hiểu, trong tất cả các bài thi tiếng anh quốc tế theo khung châu Âu đều có bài đọc hiểu. Cái tôi dạy các em học trò là đọc hiểu chứ không phải dịch hiểu. Cái cách đọc như sau: Những câu hỏi tổng quát, thông tin thực, loại từ, đồng nghĩa, trái nghĩa... các em hãy đọc câu hỏi trước, gạch chân từ key words (từ khóa) để biết và nhận diên, tìm trong bài sẽ nhanh hơn.

Từ đồng nghĩa và trái nghĩa thì hãy đọc cả câu có chứa từ đó, đọc dịch câu trước và câu sau chứ từ đó thì có thể loại trừ các phương án.

Có 2 câu hỏi khó tôi muốn lưu ý: Câu hỏi tổng quát (ý chính cả bài) thì thông tin thường ở dòng đầu tiên, dòng cuối cùng hoặc các em cần hiểu toàn bộ.

Câu hỏi suy luận: Người ta rút ra được gì từ bài này? Cái này sẽ không nhắc trong bài nhưng cần suy ra những ý tổng quát nhất.

Thầy Mạnh: Phần này từ cho sẵn hết rồi, nên sẽ đơn giản, chứ không cho mới nguy hiểm. Nên sẽ dễ hơn, chỉ có A, B, C, D. Phần này sẽ có 10 câu, những từ gần gần đồng nghĩa thì chúng ta phải chọn cái nào? Về cái này thì bạn phải đọc, nghe và hiểu chứ không đoán được đâu. Các từ áp dụng trong ngữ cảnh nào bạn phải nhớ.

Giới từ thì rất rộng, các bạn phải đọc rộng lên, đọc câu trước, câu sau, giới từ đi cùng động từ nào. Hệ thống lại các cấu trúc thì các bạn sẽ nhớ hơn, đặt câu theo cùng động - giới từ....

Cô Hồng: Đa số các em đọc đến đâu, tìm đáp án và chọn luôn. Đó là sai lầm. Các em cần đọc đoạn văn từ đầu đến cuối. Đến đọc lại vòng 2 thì mới là lúc chọn đáp án.

Bạn Phạm Văn Thành và bạn Nguyễn Thị Hiền Lạng Giang, Bắc Giang có hỏi:

Em thường không phát hiện được trọng âm ở các từ, vì chúng gần như giống nhau. Làm thế nào để xác định đúng trọng âm của từ? Em là học sinh ban A nên không dành thời gian nhiều cho Tiếng Anh.

Thầy Mạnh: Đúng là phần trọng âm khiến nhiều bạn lo lắng. Nếu không để ý bạn sẽ đọc theo tiếng Việt. Về trọng âm thì cũng có qui tắc hết đấy, ngồi 10' là gạch được hết ra rồi, nhìn dấu hiệu là sẽ nhận diện được luôn. Nhưng để luyện thì cần có thời gian đấy.

Một độc giả có hỏi:

Trong khi làm bài phần “Tìm lỗi sai”, em thường có thói quen liếc nhanh qua các mạo từ, giới từ nhưng em được biết là đôi khi đây cũng có thể là những chứa phần sai sót. Vậy chiến thuật để làm tốt phần thi này như thế nào?

Cô Hồng: Phần chữa lỗi sai không chỉ sai ngữ pháp đâu, sai ở lỗi câu, chính tả, trật tự từ, thì và thời... Qui tắc làm tốt phần này cho các em là sai chỉ ở chỗ gạch chân thôi, nên mình dựa vào phần không gạch chân, phần đã chắc chắn đúng rồi.

Còn lỗi sai trong các năm thì khá phổ biến, không có gì là lạ lẫm. Phần này cũng dễ thôi nếu bạn ôn luyện tốt.

Một độc giả có hỏi phần thi “Chọn phương án sát nghĩa với câu cho sẵn”, để làm tốt phần này em cần lưu ý những gì? Em cần có tư duy và suy luận logic như thế nào?

Cô Hồng: Phần tìm từ đồng nghĩa, trong phần trắc nghiệm tổng hợp giống phần đọc hiểu, các bạn cần tìm từ theo ngữ cảnh.

Và sau khi chọn phương án, em hãy lắp từ vào câu, nếu phù hợp mới là đáp án đúng. Với từ trái nghĩa thì ngược lại, em lắp từ vào câu mà nó ngược nghĩa thì là đúng.

Em thấy trong quá trình làm bài có một số câu “bẫy”, các câu hỏi này không đơn giản như vẻ ngoài của nó. Vậy em muốn hỏi là các câu hỏi “bẫy” này thường nằm ở phần nào của đề thi? Có mẹo nào để làm đúng các câu hỏi này?

Thầy Mạnh: Đúng là trong bài thi thì có bẫy. Nhưng cũng không hẳn là bẫy. Mà hoàn toàn do các bạn nghĩ như vậy thôi. Vì các bạn chưa nhìn kỹ đã vội chọn đáp án, nếu phân tích kĩ thì có thể bạn đã không chọn phương án đó mà chọn phương án đúng nhất và ăn điểm.

Có một bạn thế này: Em hay bị mất tập trung và mất bình tĩnh, lo lắng, sợ áp lực phòng thi thì nên làm thế nào ạ? Và làm thế nào để ôn thi không bị nản nữa ạ?

Cô Hồng: Để ôn thi không nản thì bạn cần xác định cho mình mục đích. Mục đích là để thi đại học hay thi tốt nghiệp. 1 khi xác định được thì sẽ không nản nữa. Còn về vấn đề tâm lý thì tôi khuyên chân thành các bạn làm phần dễ là trước.

Mà phần đọc hiểu hay điền từ là phần khó nên không nên làm đầu tiên. vì vừa vào phòng thi vẫn đang rất hồi hộp, hãy làm những câu trắc nghiệm tổng hợp trước. Sau khi tập trung cao độ thì hãy làm phần đọc hiểu.

Tuy nhiên cũng tuyệt đối không nên làm cuối cùng. Vì lúc đó bạn sẽ dễ bị ảnh hưởng tâm lý của những bạn làm xong sớm, và áp lực thời gian lớn sẽ khiến bạn không hoàn thành được phần thi này.

Thầy Mạnh: Bạn cần xác định học tiếng anh không chỉ cho thi đại học hay tốt nghiệp. Khi đi làm bạn cũng rất cần tiếng Anh. Vì thế cần tập trung nghiêm túc để không bị rỗng kiến thức từ những năm phổ thông. Còn áp lực thì đúng là bạn cần làm đọc hiểu ở phần giữa, còn "khởi động" với trắc nghiệm từng câu trước. Và cũng không nên làm nháp, khi bạn nháp hết, sau đó mới điền anwsers sheet thì lúc cuối giờ vội, bạn sẽ bị cuống và điền đáp án theo nháp chứ không xem xét lại câu và cân nhắc lại đáp án.

Chương trình được thực hiện bởi Báo Đất Việt tại Trường quay Tiin.