Tại sao không nên luyện IELTS khi trình độ còn thấp?
Từng học ngoại ngữ suốt 20 năm và giành nhiều chứng chỉ quốc tế, anh Tuấn Dũng ở TP HCM, đưa ra ba lý do không nên luyện thi IELTS khi trình độ thấp.
Anh Vũ Tuấn Dũng hiện là nhân viên Tổng lãnh sự quán Canada tại TP HCM. Ảnh: NVCC.
Lý do thứ hai anh Dũng chỉ ra là tính ứng dụng thực tiễn. Chứng chỉ IELTS band điểm thấp không có nhiều ý nghĩa sử dụng trong thực tế cuộc sống. Hiện Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định IELTS 4.0 thì được miễn thi tốt nghiệp, nhiều trường đại học chỉ cần IELTS 5.0, 5.5 là được ưu đãi xét tuyển hay cộng điểm.
Những quy định ưu đãi dành cho "chuẩn thấp" như thế này đã vô hình chung góp phần làm cho nhiều học sinh dù trình độ đang còn yếu vẫn đổ xô vào lò luyện thi nhằm đạt đủ điểm IELTS để hưởng ưu đãi, thay vì quan tâm nhiều đến việc xây dựng nền móng chắc chắn.
"Thực tế, IELTS 4.0, 5.0, thậm chí 6.0 là ở trình độ rất thấp. Nếu bạn muốn sử dụng tiếng Anh thành thạo trong thực tế cuộc sống, ví dụ trong công việc hoặc du học, ít ra phải đạt trình độ 6.5-7.0", anh Dũng phân tích.
Thời du học, anh Dũng từng đạt IELTS 8.0 nhưng nhiều lúc nhìn các bạn Mỹ tranh luận trong lớp vẫn không theo kịp. Vì thế nếu có IELTS 5.5 nhưng không có giá trị sử dụng thực tiễn thì cũng không đáng phải mất nhiều tiền vào đó.
Lý do cuối cùng để bạn không phải chi nhiều tiền vào lò luyện IELTS là ảnh hưởng tâm lý. IELTS là bài thi kiểm tra năng lực tiếng Anh "phổ rộng". Đây là điểm mà IELTS khác biệt so với một số chứng chỉ ngôn ngữ khác kiểm tra năng lực theo "phổ hẹp". Ví dụ tiếng Nhật có 5 cấp, từ N5 (vỡ lòng) đến N1 (cao cấp).
Mỗi lần thi, bạn chỉ thi một cấp phổ hẹp. Ví dụ trình độ đang ở N5 dưới thấp, bạn đăng ký thi N5 thì có thể đậu vì bài thi chỉ kiểm tra kiến thức của trình độ N5, nhưng nếu đăng ký thi N2-N3 chắc chắn sẽ rớt.
Trong khi đó, thi IELTS không có khái niệm đỗ hay trượt. Trình độ bạn như thế nào cũng thi được IELTS, cũng có điểm, từ 0 đến 9.0. Giả sử trình độ tiếng Anh của bạn đang ở mức thấp, tương đương N5-N4 trong tiếng Nhật, nhưng trong bài thi IELTS lại có những phần rất khó, tương đương N2-N1. Như vậy sẽ luôn có rất nhiều phần trong bài thi IELTS bạn không thể làm đúng hoặc làm tốt được.
Điều này dễ phát sinh tâm lý sợ bài thi, tự ti với bản thân. Trong khi cảm giác sợ và tự ti là tối kỵ trong học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ phải có cảm giác đam mê, tự tin, yêu thích thì mới "thấm", mới "cảm nhận" trọn vẹn được ngôn ngữ đó.
"Nếu học mà giống như trẻ em bị bắt ép làm người lớn thì trước mắt có thể tăng một chút điểm, nhưng về lâu dài sẽ khó tiến bộ", anh Dũng chia sẻ.
Bình Minh
Nguồn: https://vnexpress.net/tai-sao-khong-nen-luyen-ielts-khi-trinh-do-con-thap-4328020.html