NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

https://dulich.tuoitre.vn/thai-lan-thu-nghiem-chung-song-voi-covid-19-bangkok-ket-xe-lai-tu-sang-20210901111739461.htm

on .

 

 

 

TP HCM21h, Thành Nhân nhận cuộc gọi thông báo cần hỗ trợ bình oxy cho bệnh nhân nam lớn tuổi, bị cao huyết áp và đang trong tình trạng co giật, tím tái.

Đang trực tại Trạm ATM oxy ở phường Tân Phong, quận 7, Nguyễn Thành Nhân, sinh viên năm 2 khoa Ngoại ngữ, Đại học Sư phạm TP HCM, lập tức gọi cho cấp cứu 115 rồi cùng một tình nguyện viên khác mặc đồ bảo hộ, mang bình sát khuẩn, mỏ lết, van, ống thở rồi ôm bình oxy 8 lít tới nhà bệnh nhân.

Nhà người bệnh trong hẻm sâu, lúc tới được nơi, Nhân lặng người khi biết họ đã không còn. Ôm bình oxy trước cửa nhà, Nhân và người bạn đi cùng cảm thấy áy náy, chỉ biết nói lời xin lỗi vì không thể tới sớm hơn. Cả hai lặng lẽ ra về, lòng nặng trĩu. Quãng đường về trạm hôm ấy trở nên dài hơn mọi hôm.

Nhân

Nhân trong một lần tới hỗ trợ người nhà bệnh nhân thay bình oxy. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhân tình nguyện tham gia chống dịch ở quận và phường từ ngày 9/6, với các công việc hỗ trợ tại điểm tiêm vaccine phòng Covid-19, lấy mẫu xét nghiệm. Sau khi địa phương triển khai chương trình oxy miễn phí cho các F0 tại nhà, Nhân là thành viên đầu tiên của trạm.

 

Nhiệm vụ của Nhân là trực đường dây nóng, nhận thông tin ca F0 đang cần oxy để đưa bình tới hoặc đổi bình cho họ. Nhân cần hỏi tình trạng của bệnh nhân, trước khi quyết định xem có gọi cấp cứu 115 hay không, cần mang loại bình 8, 12 hay 40 lít. Nếu độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi (SpO2) dưới 90, Nhân sẽ hướng dẫn người bệnh nằm tập thở nhẹ nhàng và mang oxy tới.

Những loại bình oxy dung tích nhỏ thường được mang cho bệnh nhân tức ngực, khó thở nhẹ, không cần thở oxy liên tục. Trường hợp nguy kịch, bình nhỏ giúp duy trì sự sống trong lúc chờ xe cứu thương tới. Loại bình 40 lít, nặng 70 kg, cao 150 cm, được dùng cho người có bệnh nền, tình trạng nặng, phải thở oxy 24/24h.

Nhân cho hay khó khăn nhất là tìm địa chỉ nhà và đến nhanh nhất có thể. Có lần Nhân mang bình tới nhà người dân trong con hẻm ngoằn ngoèo ở quận 7, đường nhỏ hẹp không đi được bằng xe máy. Ngõ bị chặn nên Nhân phải đi đường vòng. Cậu và các bạn phải thay nhau vác bình 15 lít (40 kg) đi bộ một cây số. Đi mãi không tìm ra nhà, Nhân sốt ruột, chỉ sợ không đến kịp. Sau hơn 20 phút mò mẫm và hỏi đường người dân, cậu mới tới nơi.

"Trông thấy chúng em, người nhà mếu máo cảm ơn và mừng vì oxy đến. Lúc đó bệnh nhân đang khó thở, chúng em lắp bình cho họ thở trước rồi mới hướng dẫn cách sử dụng", Nhân kể.

Đăng trong một lần hỗ trợ oxy cho F0 ở quận 7. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Đăng trong một lần hỗ trợ oxy cho F0 ở quận 7. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Những ngày đầu Nhân đi theo các anh để quan sát và thực hành. Ban đầu khá e ngại khi tiếp xúc với F0, nhưng sau vài lần tham gia, nhận thấy tính cấp bách, Nhân không còn chần chừ mà trở nên chủ động.

Biết Nhân hỗ trợ oxy cho F0, gia đình lo bị lây bệnh. Bản thân Nhân gặp khó khăn trong việc quyết định tham gia hay không vì sợ ảnh hưởng đến người thân. "Em thuyết phục bố mẹ, con ở nhà thì an toàn nhưng đi sẽ cứu được nhiều người, học được kiến thức bảo vệ bản thân và người xung quanh. Em hạnh phúc và nhẹ nhõm khi cứu được một người đang trong cơn hấp hối", Nhân chia sẻ.

Lê Huy Đăng, sinh viên năm 2 khoa Cơ khí ôtô Đại học Giao thông Vận tải TP HCM, cũng trong đội của Nhân. Hiện nam sinh vừa đi chợ hộ người dân, vừa mang bình oxy cho F0. Một ngày làm việc của Đăng thường kết thúc lúc 0h.

Từng hỗ trợ nhiều công việc chống dịch, nhưng khi tham gia Trạm ATM oxy, Đăng vẫn run. Nam sinh phải học cách nói chuyện với bệnh nhân, lưu ý mặc đồ bảo hộ kín, dùng băng dính quấn chặt phần tiếp xúc chỗ găng tay và tay áo, giày và hạn chế tiếp xúc.

Cách đây một tuần, Đăng nhận điện thoại của người đàn ông nhờ tới nhà thu hồi bình. Cậu hỏi han sức khỏe và đau lòng khi biết người bệnh đã mất. "Anh ấy bảo nhờ bình oxy của các em mà bố anh sống được thêm 10 tiếng. Câu nói khiến em vừa buồn nhưng cũng vừa thấy được ghi nhận sự cố gắng", Đăng nhớ lại.

Từ ngày đi tình nguyện, chàng sinh viên học được nhiều điều, từ cách làm việc nhóm, bảo vệ bản thân, thăm hỏi, trấn an người dân và quý trọng sự sống hơn. Không ngại công việc vất vả, nguy hiểm, nhưng mỗi cuộc gọi tiếp nhận, Đăng thấy như giữ trong tay mạng sống của một con người.

Anh Phát (ngồi trước) và Nhân tới hỗ trợ một bệnh nhân lớn tuổi ở hẻm Huỳnh Tuấn Phát, quận 7, hôm 11/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Thế (ngồi trước) và Nhân tới hỗ trợ một bệnh nhân lớn tuổi ở hẻm Huỳnh Tuấn Phát, quận 7, hôm 11/8. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Anh Tô Quang Thế, công tác tại Quận Đoàn 7, phụ trách Trạm ATM oxy, cho biết trạm đặt tại Nhà thiếu nhi quận 7, có 9 tình nguyện viên, trong đó 7 sinh viên và một điều phối. "Các tình nguyện viên không ngại dầm mưa trong đêm để kịp mang đến cho người bệnh hơi thở. Nhiều bạn không phải người bản địa, lạ ngóc ngách nhưng không ngại tìm hỏi", anh Thế cho biết.

Có trường hợp nhà 7 F0, không biết cách lắp ráp, sử dụng bình và cách tập thở, cách ly. Tình nguyện viên phải vào tận nơi hướng dẫn. "Các bạn ấy phải hạn chế thở mạnh, hít vào nhiều vì trong không gian kín, nồng độ virus cao, tiếp xúc càng lâu thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn. Nguy hiểm nhưng không ai chùn bước vì nếu sợ, ai sẽ hỗ trợ và mang bình oxy đến cho người dân?", anh Thế nói.

Các thành viên được chia theo nhóm hai người, nhưng có ngày nhiều bệnh nhân nguy cấp khiến không đủ lực lượng, mỗi bạn phải xử lý một ca. Ba ngày một lần, tình nguyện viên được làm xét nghiệm mẫu gộp để kiểm tra sức khỏe.

Mỗi ngày, trạm nhận 20-40 cuộc gọi, trong đó có trường hợp đổi bình và tư vấn y tế. Hiện số cuộc gọi đã giảm so với thời gian đầu, sau khi quận thành lập 36 trạm y tế lưu động có các bác sĩ xuống tận nhà khám bệnh cho người dân.

Theo anh Thế, kiến thức y tế của người dân dần được nâng cao hơn nhờ được y bác sĩ hướng dẫn cụ thể. Họ đã biết cách xử lý, xem vạch trong bình oxy còn bao nhiêu để gọi cho tình nguyện viên đến là vừa.

Bình Minh


Nguồn: https://vnexpress.net/nhung-sinh-vien-mang-binh-oxy-toi-nha-f0-4350275.html