Phòng chống mã độc: Cơ hội của iOS hay Android?

on .

Năm 2014, cộng đồng người dùng đã chứng kiến rất nhiều vụ đánh cắp tài khoản từ các thiết bị điện thoại thông minh, trên cả 2 dòng nền phổ biến là iOS hay Android. Vấn đề đáng lưu tâm, là liệu làm sao để cộng đồng ngăn chặn điều ấy ?

Người tiêu dùng sẽ lựa chọn hệ điều hành giúp họ thấy an tâm. Nguồn ảnh: Internet.

 

Bảo mật của iOS và Android

Hai nhà sản xuất điện thoại lớn nhất thế giới là Apple và Samsung đều khao khát có được 1 hệ điều hành tuyệt đối an toàn. Cả 2 hệ điều hành iOS và Android hiện đều chưa “thõa mãn” 2 ông lớn này, bởi họ vẫn luôn bị khách hàng phàn nàn.

Với iOS, Apple cũng đã tạo cho người tiêu dùng "một ít" sự an tâm khi dùng các thế hệ sản phẩm iPhone. Hãng này quy định người dùng phải đăng ký thông tin và tạo tài khoản bằng một AppleID. Với tài khoản này, khi tải bất cứ ứng dụng nào trên App Store, người dùng đều phải đăng nhập tài khoản. Đó là một cách bảo mật. Tuy nhiên, với người dùng muốn cài đặt thêm phần mềm bên ngoài sự kiểm soát của Apple, họ có thể phải jailbreak máy.

Chúng ta có thể hình dung Apple ID được dùng như sau:

(Nguồn ảnh: tinhte.vn)

Với hệ điều hành Android, người dùng không cần phải đăng nhập hay tạo một tài khoản riêng như với iOS. Không cần có tài khoản Google, người dùng vẫn có thể cài đặt các ứng dụng chạy trên nền hệ điều hành này. Song để tránh bị nhiễm mã độc, hệ điều này này sẽ đưa ra yêu cầu bạn cho phép những ứng dụng cài thêm được làm những gì?

Chỉ là bảo mật ?

Với cách thức kiểm soát ID, người ta ngỡ bảo mật của Apple không thể xâm nhập. Thế nhưng đầu tháng 9/2014, trước giờ Apple ra mắt iPhone 6 và phiên bản mới, hệ điều hành iOS đã vướng scandal nghiêm trọng: ảnh nhạy cảm của rất nhiều ngôi sao giải trí hàng đầu đã bị lấy trộm từ tài khoản iCloud và tung lên mạng.Kẻ tấn công không những bẻ khóa iTunes mà dùng các phương thức lấy trộm email/mật khẩu và truy cập vào tài khoản của các nạn nhân, một dạng tấn công có thể được phòng tránh thông qua xác thực 2 yếu tố (2FA).

Còn với Android, việc cài ứng dụng của bên thứ ba là chuyện bình thường. Nhưng mỗi ứng dụng thường luôn đi kèm các điều khoản yêu cầu mà người dùng hay bỏ qua. Các chuyên gia bảo mật cho rằng, nguy cơ bị đánh cắp thông tin của người dùng Android, theo đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Cơ hội cho cả iOS và Android ?

Vấn đề đáng nói, là xu hướng vận động về bảo mật sẽ ngày càng buộc người dùng quan tâm hơn đến việc tự phòng vệ cho điện thoại của mình. Cả hai nhà sản xuất Apple và Samsung đều rất quan tâm yếu tố này.

Bản thân Apple sau vụ bê bối, đã nhìn nhận lại tính năng bảo mật bởi Apple ID, và đầu tư mạnh vào nghiên cứu an ninh dịch vụ đám mây. Còn Samsung, từ tháng 10/2014, tập đoàn này đã hợp tác cùng BlackBerry tìm cách tích hợp BlackBerry Enterprise Server 12 vào nền tảng bảo mật KNOX. Nhưng điều đó không cải thiện được cái nhìn của các doanh nghiệp hay các chính phủ về độ an toàn của thiết bị Samsung, bởi Android vẫn bị đánh giá thấp nhất về bảo mật trên thiết bị di động. Đây là lý do khiến Samsung phải nghĩ đến việc nâng cao tính năng bảo mật trên hệ điều hành họ đang phát triển: hệ điều hành Tizen.

Hệ điều hành Tizen của Samsung.

Cuộc chiến chống sự tấn công của mã độc, vì thế đang thực sự là cơ hội chứng tỏ năng lực của các nhà sản xuất, trên cả 2 nền tảng iOS và Android. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn họ, chính trên những gì họ làm được để giúp khách hàng phòng vệ 1 cách an toàn !

MINH TRANG

Nguồn: http://www.baomoi.com/Phong-chong-ma-doc-Co-hoi-cua-iOS-hay-Android/76/15808049.epi