NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Meta và Google đang dẫn trước trong lĩnh vực AR nhưng Apple vẫn là mối đe dọa tiềm tàng

Viết bởi Phạm Hồng Trà on . Posted in Tin tức

Meta và Google đang vượt lên trước trong cuộc đua sản xuất kính thực tế tăng cường (AR) dành cho người tiêu dùng, nhưng Apple vẫn là mối đe dọa tiềm tàng với họ.

Cách đây một thập kỷ, Apple bắt đầu phát triển công nghệ AR cho dự án ô tô tự lái của mình nhưng nó đã bị hủy bỏ vào năm ngoái. Ý tưởng ban đầu là kính chắn gió có thể hiển thị thông tin định vị, cảnh báo giao thông, hình ảnh từ camera và các dữ liệu khác khi ô tô tự di chuyển quanh thành phố. Apple thậm chí đã xây dựng một mô hình mô phỏng ý tưởng này tại văn phòng ở Thung lũng Silicon (Mỹ) và phát triển thành một nguyên mẫu hoạt động được, gây ấn tượng với các lãnh đạo.

Tuy nhiên, Apple nhanh chóng nhận ra rằng trải nghiệm giống trong phim Minority Report sẽ tiêu tốn quá nhiều năng lượng và quá đắt đỏ để tích hợp vào ô tô. Vì vậy, Apple chuyển hướng sang headset, có thể cung cấp dữ liệu tương tự trong một thiết kế nhỏ gọn hơn. Người ngồi trong ô tô chỉ cần đeo thiết bị này thay vì cần công nghệ được tích hợp vào kính chắn gió.

Headset là thiết bị đeo trên đầu, thường được sử dụng để nghe âm thanh (nhạc, cuộc gọi hoặc tiếng động từ game) và thu âm giọng nói thông qua micro đi kèm.

Minority Report là bộ phim khoa học viễn tưởng nổi tiếng của Mỹ, ra mắt năm 2002, do Steven Spielberg đạo diễn và có sự tham gia của Tom Cruise. Bộ phim dựa trên truyện ngắn cùng tên của nhà văn Philip K. Dick, xuất bản năm 1956.

Cốt truyện chính:

Bối cảnh phim diễn ra vào năm 2054 tại Washington D.C. (thủ đô Mỹ), nơi công nghệ tiên tiến cho phép cảnh sát sử dụng hệ thống Precrime để dự đoán và ngăn chặn các vụ giết người trước khi chúng xảy ra. Công nghệ này dựa trên khả năng tiên tri của ba cá nhân có năng lực đặc biệt, được gọi là Precogs.

Nhân vật chính John Anderton (do Tom Cruise thủ vai), là một cảnh sát trưởng của bộ phận Precrime. Mọi chuyện trở nên rắc rối khi hệ thống dự đoán rằng chính anh sẽ thực hiện một vụ giết người trong tương lai gần. Điều này buộc John Anderton phải chạy trốn và điều tra bí mật đằng sau hệ thống mà anh từng tin tưởng.

Ý tưởng về thiết bị đeo trong ô tô cũng không tiến xa. Thế nhưng, đội ngũ ô tô tại Apple đã đầu tư vào phát triển màn hình AR và sử dụng kính thực tế ảo (VR) để minh họa các khả năng của xe. Điều này cuối cùng dẫn đến việc Apple đã phát triển headset dành cho người tiêu dùng.

Lúc đó, Tim Cook (Giám đốc điều hành Apple) cho rằng kính VR quá tách biệt người dùng khỏi thực tế. Ông ưu tiên AR, công nghệ giữ người dùng trong thế giới thực, đồng thời hiển thị dữ liệu trên tầm nhìn của họ. Tuy nhiên, giấc mơ của Apple về một cặp kính AR nhẹ nhàng mà người dùng có thể đeo cả ngày vẫn còn xa vời.

Đó là lúc Mike Rockwell xuất hiện. Mike Rockwell, hiện đứng đầu bộ phận Vision Pro của Apple, đãtách nhóm phát triển AR và VR khỏi đơn vị ô tô. Mike Rockwell và nhóm của ông đã dành hai năm để tạo ra một nguyên mẫu kính kết hợp VR với AR theo cách mà Apple sau này gọi là điện toán không gian (spatial computing).

Đây là sự thỏa hiệp tuyệt vời: Người dùng không thực sự nhìn thấy thế giới thực xung quanh, nhưng camera chuyển tiếp của thiết bị khiến họ cảm giác như vậy. Dự án được phê duyệt và Apple đã chi hàng tỉ USD để phát triển thiết bị này, đồng thời tiếp tục làm việc để biến kính AR thực sự thành hiện thực. Kết quả là kính thực tế hỗn hợp Vision Pro ra mắt cách đây hơn một năm.

Apple ban đầu hy vọng sẽ ra phát hành kính AR như một sản phẩm tiếp nối Vision Pro, nhưng những thách thức kỹ thuật quá lớn. Sản phẩm này vẫn còn rất xa vời và Apple vẫn đang nghiên cứu các công nghệ cơ bản.

Các đối thủ của Apple như Meta Platforms và Google đã vượt lên trước trong cuộc đua AR. Năm ngoái, Meta Platforms đã giới thiệu nguyên mẫu kính AR, còn Google đang hợp tác với Samsung để phát triển các thiết bị thế hệ tiếp theo. Meta Platforms cũng đạt được thành công với kính thông minh Ray-Ban, không có màn hình nhưng có thể quay video và thực hiện cuộc gọi.

Trong khi đó, Vision Pro bị coi là một thất bại của Apple, do thiết kế cồng kềnh và giá đến 3.500 USD. Tuy nhiên, không thể xem nhẹ khả năng đổi mới của Apple. Việc phát triển màn hình AR vẫn đang được tiếp tục tại cơ sở bí mật ở thành phố Santa Clara (bang California, Mỹ), gần trụ sở chính ở Cupertino.

Dù có đợt cắt giảm nhân sự tại đây vào năm ngoái, khi Apple hủy kế hoạch tự sản xuất màn hình đồng hồ thông minh, công ty vẫn giữ lại một số nhân viên nghiên cứu AR, cùng cơ sở sản xuất để phát triển và thử nghiệm các màn hình tương lai.

Nhu cầu quá thấp với Vision Pro chỉ khiến Apple càng tin rằng kính AR là định dạng ưu việt hơn. Tuy nhiên, các giám đốc tham gia dự án không nghĩ rằng sản phẩm sẽ sẵn sàng trong 3 năm tới hoặc lâu hơn. Trong thời gian chờ đợi, Apple dự kiến phát hành các thiết bị theo phong cách Vision Pro, với hy vọng giá rẻ hơn và hấp dẫn hơn với người tiêu dùng.

Trong khi phát triển công nghệ AR cho các thiết bị tương lai, Apple đang tiến hành nghiên cứu về người dùng tại văn phòng để đánh giá sự hấp dẫn của các tính năng và giao diện. Apple đã làm việc trên một phiên bản visionOS, hệ điều hành của Vision Pro, có thể chạy trên kính AR.

Họ cũng đang khám phá các loại thiết bị đeo khác, gồm một sản phẩm cạnh tranh với kính Ray-Ban của Meta Platforms và thậm chí cả AirPods có tích hợp camera.

Câu hỏi hiện nay là liệu các đối thủ có đang vượt xa Apple? Nguyên mẫu kính AR của Meta Platforms có tên Orion dự kiến đặt nền móng cho sản phẩm thương mại vào năm 2027.

Mark Zuckerberg, Giám đốc điều hành Meta Platforms, cầm nguyên mẫu kính Orion - Ảnh: Bloomberg

Hệ điều hành mới Android XR của Google được kỳ vọng sẽ thúc đẩy làn sóng headset và kính thực tế hỗn hợp, với Samsung là đơn vị đầu tiên phát hành thiết bị.

Khi Mark Gurman (cây viết nổi tiếng trên tờ Bloomberg) thử nghiệm Android XR vào tháng 12.2024 tại trụ sở Google, công ty đã giới thiệu một số nguyên mẫu kính có và không có màn hình. Các nguyên mẫu kính này khá hoàn thiện, nhưng chưa thể ra thị trường cho đến khi công nghệ màn hình được cải thiện và chi phí giảm xuống. Một vấn đề khác cần giải quyết là thời lượng pin.

Meta Platforms, Google và Samsung cũng không chậm chân trong việc phát triển các thiết bị VR và thực tế hỗn hợp. Meta đang làm việc trên kính VR Quest 4, cũng như một mẫu cao cấp mới có thể trở thành sản phẩm kế nhiệm của kính thực tế hỗn hợp Quest Pro. Trong khi đó, Samsung đã giới thiệu phần cứng cho kính thực tế hỗn hợp Moohan tại sự kiện Unpacked tuần trước.

Trong các cuộc phỏng vấn, lãnh đạo Samsung và Google gợi ý rằng chiếc kính này sẽ rẻ hơn Vision Pro và dự kiến ra mắt vào năm 2025. Các công ty này sẽ không phải chia sẻ ánh đèn sân khấu với Apple, vì nhà sản xuất iPhone không có khả năng phát hành thiết bị mới đáng chú ý nào vào năm 2025.

Thế nhưng, cuộc đối đầu thực sự sẽ đến trong những năm tới, khi kính AR được tinh chỉnh đủ để thay thế smartphone. Có thể tưởng tượng một tương lai nơi mọi người sử dụng kính thông minh như thiết bị di động chính và dùng kính thực tế hỗn hợp hoặc VR chơi game hoặc cho các tác vụ tính toán. Trong tầm nhìn đó, các thiết bị đeo sẽ thay thế cả điện thoại và laptop — những thị trường trị giá hàng trăm tỉ USD.

Với những gì đang đặt cược, Apple không thể đứng ngoài cuộc quá lâu. Thế nhưng, Apple có tiền lệ thâm nhập thị trường đã định hình và đánh bại đối thủ nhờ thiết kế vượt trội cùng sự tích hợp phần cứng - phần mềm tinh tế. Chiến lược mà Apple áp dụng đã thành công với smartphone và đồng hồ thông minh có thể sẽ hiệu quả một lần nữa.

Sơn Vân

Nguồn: https://baomoi.com/meta-va-google-dang-dan-truoc-trong-linh-vuc-ar-nhung-apple-van-la-moi-de-doa-tiem-tang-c51346454.epi?utm_source=dapp&utm_campaign=share

Ba câu chuyện trọng đại của thế giới AI từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức

Viết bởi Huỳnh Bảo Hân on . Posted in Tin tức

Chỉ trong vài ngày từ khi ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ, thế giới AI đã trải qua nhiều sự kiện lớn.

Project Stargate

Hôm 21/1, chính quyền Tổng thống Donald Trump thông báo Project Stargate, liên doanh AI do OpenAI, Oracle, SoftBank dẫn đầu để đầu tư hàng tỷ USD vào xây dựng hạ tầng AI của Mỹ.

Project Stargate có kế hoạch đầu tư 500 tỷ USD trong 4 năm tới để xây dựng các dự án AI mới tại Mỹ, bao gồm 20 trung tâm dữ liệu mới, bắt đầu từ Abilene, Texas. OpenAI nói sẽ triển khai 100 tỷ USD ngay lập tức.

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Project Stargate ngày 21/1. Ảnh: Bloomberg

Mục tiêu của Stargate nhằm giúp củng cố vị trí dẫn đầu AI của Mỹ, tạo 100.000 việc làm, tăng cường an ninh quốc gia khi Mỹ đang trong cuộc đua với Trung Quốc. CEO OpenAI Sam Altman cho biết, dự án sẽ giúp Mỹ đạt trí tuệ nhân tạo tổng hợp (AGI).

SoftBank sẽ chịu trách nhiệm tài chính cho dự án, còn OpenAI có trách nhiệm vận hành. ARM, Microsoft, Nvidia, Oracle cùng hỗ trợ về công nghệ.

Cùng lúc này, Stargates sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng. Tổng thống Trump nói, ông muốn các nhà phát triển AI tiếp cận nguồn điện dễ dàng hơn để chạy các trung tâm dữ liệu và xây dựng nhà máy điện.

Đáng chú ý, Elon Musk, nhà sáng lập xAI kiêm đồng lãnh đạo Bộ Hiệu quả chính phủ, không có mặt trong danh sách liên quan đến dự án. Musk đã lên tiếng quan ngại về khả năng duy trì trách nhiệm tài chính của SoftBank.

OpenAI có đối thủ xứng tầm từ Trung Quốc

Đầu tuần này, startup Trung Quốc DeepSeek công bố bộ mô hình AI nguồn mở DeepSeek-R1, tương tự các mô hình AI o1 của OpenAI. Theo báo cáo mà công ty tung ra, mô hình R1 có thể tương đương, thậm chí vượt trội o1 trong một số điểm chuẩn toán học, suy luận và lập trình. Hơn nữa, nó còn rẻ hơn nhiều. Các mô hình nguồn mở của nó miễn phí, trong khi để truy cập DeepSeek R1 API chỉ tốn một phần nhỏ so với chi phí của OpenAI.

OpenAI cho phép truy cập không giới hạn mô hình o1 thông qua ChatGPT Pro giá 2.400 USD/năm. Nếu DeepSeek hoặc bất kỳ mô hình AI nguồn mở nào khác cung cấp chức năng tương tự nhưng miễn phí, đây sẽ là nguy cơ đối với các hãng đang muốn kiếm tiền từ việc bán công nghệ.

Nó cho thấy Trung Quốc vẫn là đối thủ đáng gờm trong cuộc đua vũ trang AI, bắt kịp Silicon Valley và trong vài trường hợp còn vượt trội.

Ông Trump thu hồi sắc lệnh hành pháp về AI

Ngay sau khi nhậm chức, ngày 20/1, ông Trump đã thu hồi sắc lệnh hành pháp về AI mà người tiền nhiệm ký ban hành năm 2023, tháo bỏ “xiềng xích” với công nghệ này.

Sắc lệnh hành pháp nói trên nhằm giảm rủi ro AI và yêu cầu các công ty đào tạo mô hình AI tiên tiến phải tiết lộ chi tiết về chúng, bao gồm kết quả bài kiểm tra an toàn cho chính phủ liên bang. Nó cũng chỉ đạo các cơ quan đơn vị thiết lập tiêu chuẩn cho việc kiểm thử và xử lý bất kỳ rủi ro nào.

Từ lâu, Tổng thống Trump đã chỉ trích sắc lệnh này. Ông cũng thu hồi gần 80 sắc lệnh khác. Không rõ ông Trump sẽ xử lý các vấn đề AI khác như thế nào, chẳng hạn những hạn chế về xuất khẩu công nghệ và chip AI, kiểm soát xuất khẩu mô hình AI…

(Theo Insider)

 

Mỹ cấm TikTok như thế nào?

Viết bởi Phạm Hồng Trà on . Posted in Tin tức

Tổng thống Joe Biden đã ký đạo luật cho phép cấm TikTok tại Mỹ nếu không thoái hết vốn Trung Quốc trước ngày 19/1. Lệnh cấm nếu thành hiện thực sẽ diễn ra như thế nào?

TikTok đang trong “cuộc chiến sinh tồn” tại Mỹ, nơi ứng dụng Trung Quốc có thể bị cấm nếu công ty mẹ ByteDance không thoái hết vốn trước ngày 19/1.

TikTok khẳng định việc thoái vốn không khả thi về công nghệ, thương mại hay pháp lý và đang xin tòa án ban hành lệnh tạm dừng.

Hơn 170 triệu người Mỹ đang sử dụng TikTok. Các luật sư của công ty lập luận lệnh cấm vi phạm Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền lợi của người dùng, trong khi nhà lập pháp Mỹ viện dẫn nguy cơ an ninh quốc gia mà ứng dụng mang lại.

Tổng thống đắc cử Donald Trump – người từng muốn cấm TikTok năm 2020 – nay đã “quay xe”, đệ trình hồ sơ hoãn thi hành lệnh cấm.

Nếu TikTok vẫn bị cấm vào ngày 19/1, lệnh cấm sẽ được thực hiện như thế nào?

Theo luật, người dùng mới không thể tải TikTok từ các chợ ứng dụng như App Store và Play Store, còn người dùng hiện tại không thể cập nhật vì luật cấm bất kỳ pháp nhân nào tạo điều kiện cho việc tải về và bảo trì ứng dụng.

Trong thư gửi ngày 13/12/2024, các nhà lập pháp Mỹ yêu cầu Apple và Google sẵn sàng gỡ bỏ TikTok trên các chợ tương ứng vào ngày 19/1.

Quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ đám mây Oracle và TikTok cũng bị ảnh hưởng. Oracle lưu trữ dữ liệu người dùng TikTok Mỹ trên các máy chủ, kiểm tra mã nguồn và cung cấp ứng dụng cho các chợ.

TikTok đối mặt nguy cơ bị cấm tại Mỹ nếu không thoái hết vốn Trung Quốc trước ngày 19/1. Ảnh: EPA

Với người dùng hiện tại, dù vẫn có thể sử dụng TikTok, theo thời gian, khi không được cập nhật phần mềm và bảo mật, ứng dụng sẽ dần vô dụng. Những nhà sáng tạo nội dung kiếm tiền từ người theo dõi TikTok đang chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất.

Theo Nadya Okamoto – tài khoản có 4,1 triệu người theo dõi, ứng dụng giúp cô phát triển kinh doanh một cách tự nhiên thông qua các video hot. Lệnh cấm TikTok có thể buộc cô và các chủ doanh nghiệp nhỏ khác phải bỏ tiền tiếp thị nhiều hơn và gia tăng chi phí.

Đối với khoảng 7.000 nhân viên TikTok ở Mỹ, họ đang ngồi chờ đợi số phận. Một nhân viên bày tỏ họ bắt đầu lo ngại về việc bị sa thải. Dù vậy, TikTok vẫn đăng tuyển dụng các vị trí mới, khiến vài người cảm thấy bối rối và phải xin ý kiến trên các diễn đàn việc làm.

Doanh thu quảng cáo của TikTok tại Mỹ dự kiến đạt 12,3 tỷ USD năm 2024, theo hãng nghiên cứu Emarketer. Dù con số nhỏ hơn nhiều so với Meta, các nhà quảng cáo cho biết nền tảng người dùng TikTok lại khá trung thành.

Tính năng thương mại xã hội (mua sản phẩm trực tiếp khi xem video) của công ty không có đối thủ nên các nhà quảng cáo muốn chuyển đổi cũng rất khó.

Craig Atkinson, CEO công ty tiếp thị kỹ thuật số Code3, cho biết họ vẫn ký hợp đồng mới để xây dựng các chiến dịch TikTok vào cuối tháng 12/2024.

Jason Lee, Phó Chủ tịch công ty truyền thông Horizon Media, dự đoán một số nhà quảng cáo vẫn tiếp tục chi tiền cho TikTok sau ngày 19/1 và sẽ đánh giá lại nếu ghi nhận lượng sử dụng hay hiệu suất sụt giảm.

TikTok nhiều lần khẳng định ByteDance không thể bán công ty. Dù vậy, điều này không ngăn cản tham vọng thâu tóm ứng dụng của doanh nhân tỷ phú Frank McCourt. Ông nói đã nhận được cam kết bằng miệng từ liên minh các nhà đầu tư để có 20 tỷ USD mua lại TikTok.

Về phía Trung Quốc, theo luật, ByteDance cần được phê duyệt nếu muốn bán TikTok. Vào tháng 3/2024, Bắc Kinh báo hiệu lập trường phản đối việc ép bán ứng dụng.

Cùng với tuyên bố không thể thoái vốn từ TikTok, việc Trung Quốc chấp thuận mua bán rất khó xảy ra, The Guardian nhận định.

(Theo The Guardian)

Du Lam

Nguồn: https://baomoi.com/my-cam-tiktok-nhu-the-nao-c51233550.epi

TP.HCM ra mắt app Công dân số, người dân có thể gửi phản ánh, tra hồ sơ

Viết bởi Phạm Hồng Trà on . Posted in Tin tức

Ứng dụng Công dân số TP.HCM là kênh giao tiếp hai chiều giữa chính quyền thành phố và người dân bằng tương tác ‘một chạm’ dễ dàng, thuận tiện.

TP.HCM ra mắt app Công dân số, người dân có thể gửi phản ánh, tra hồ sơ - Ảnh 1.
 Người dân TP.HCM đã có thể tải app Công dân số để kết nối với chính quyền, phản ánh và theo dõi thông tin của TP - Ảnh: ĐỨC THIỆN

Chiều 14-11, UBND TP.HCM ra mắt ứng dụng Công dân số TP.HCM (gọi tắt là app Công dân số), với mục đích kết nối công dân và chính quyền.

Điểm nổi bật của app Công dân số là người dân có thể nắm bắt kết quả các cơ quan chức năng của TP giải quyết sự việc, sự vụ mà mình phản ánh qua app một cách trực tiếp, nhanh nhất có thể.

Người dân đăng nhập chỉ một lần duy nhất thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân Việt Nam (tài khoản VNeID).

Người dân có thể tra cứu thủ tục hành chính, tra cứu hồ sơ hành chính và nắm bắt tình trạng giải quyết hồ sơ hành chính ở các lĩnh vực. 

Đồng thời người dân có thể đánh giá, góp ý về dịch vụ của cơ quan giải quyết thủ tục hành chính. Tính năng này tiếp tục được cập nhật để tiến tới người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến ở các lĩnh vực.

Để thuận tiện cho người dân nắm bắt và quan sát, app Công dân số sẽ hiển thị thông báo mỗi khi có kết quả giải quyết phản ánh, giải quyết hồ sơ, hoặc có diễn tiến mới trong quá trình giải quyết; có thông báo “nóng” khẩn cấp từ cơ quan chức năng.

Trước mắt, trong giai đoạn đầu tiên (từ nay đến ngày 31-12-2024), app Công dân số cung cấp 12 nhóm tính năng chính, được hiển thị trong mục Công dân số, bao gồm: Phản ánh kiến nghị; Giáo dục; Y tế; Du lịch - Bản tin; Giao thông; Xây dựng; Cơ quan nhà nước; Dịch vụ công - Tra cứu hồ sơ; Bản đồ; Tài khoản chung; Tương tác thông báo - Tin tức - Lấy ý kiến người dân.

Bên cạnh đó, app còn cung cấp tới người dùng một số tính năng khác trong mục “Dịch vụ của tôi”, như: thông tin y tế, giáo dục, giao thông. Đây là nơi người dùng có thể tự đưa những tính năng mình muốn. App Công dân số sẽ lưu lại để người dùng thuận tiện trải nghiệm dịch vụ mình lưu giữ.

TP cho biết trong thời gian tới sẽ tiếp tục lắng nghe thông tin phản hồi, góp ý của các sở, ban, ngành và người dùng để cập nhật, nâng cấp, hoàn thiện các dịch vụ, tính năng, tiện ích của app Công dân số, đảm bảo ứng dụng vận hành ổn định, thông suốt, đem lại nhiều tiện ích nhất cho người dân TP.

Cách tải ứng dụng Công dân số TP.HCM

Để cài đặt ứng dụng app Công dân số của TP.HCM, kết nối với chính quyền TP một cách nhanh và thuận tiện, người dân có thể tìm kiếm và tải ứng dụng trên Google Play (đối với hệ điều hành Android) và App Store (đối với hệ điều hành IOS) với tên ứng dụng “Công dân số thành phố Hồ Chí Minh”.

TP.HCM ra mắt app Công dân số, người dân có thể gửi phản ánh, tra hồ sơ - Ảnh 2.
Đức Thiện
Nguồn: https://tuoitre.vn/tp-hcm-ra-mat-app-cong-dan-so-nguoi-dan-co-the-gui-phan-anh-tra-ho-so-20241114163031251.htm
 

 

 

 

Ngày hội Việc làm UIT 2025 - Cơ hội kết nối sinh viên và doanh nghiệp

Viết bởi Phạm Hồng Trà on . Posted in Tin tức

Sắp tới đây, Ngày hội Việc làm sẽ được tổ chức tại UIT nhằm kết nối sinh viên của trường với các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Mong bạn dành thời gian tham gia.

Thông tin chi tiết về Ngày hội Việc làm UIT 2025:

  • Trong năm 2025 sẽ có 2 ngày hội việc làm tại UIT 
  • Mục tiêu:
    • Tạo cơ hội cho sinh viên UIT tiếp cận với các nhà tuyển dụng tiềm năng.
    • Giúp sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập, việc làm phù hợp với chuyên ngành.
    • Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và các doanh nghiệp.
  • Các hoạt động chính:
    • Gian hàng tuyển dụng của các doanh nghiệp.
    • Hội thảo, workshop chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia.
    • Phỏng vấn thử, tư vấn nghề nghiệp.
    • Các hoạt động giao lưu, kết nối giữa sinh viên và doanh nghiệp.
Ngoài ra, các hoạt động dành cho sinh viên trong năm 2025, các hình thức hợp tác với doanh nghiệp ... cũng được cập nhật tại https://ctsv.uit.edu.vn/doanhnghiep