NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

"Khóc dở” với kiểu mua bán trên “chợ mạng”

on .

Không thể phủ nhận những ưu thế vượt trội của mua hàng trên “chợ mạng”, tuy nhiên, chính từ sự nhanh gọn, tiện lợi đó mà việc mua bán online lại khiến nhiều người lâm vào cảnh “khóc dở, mếu dở”.

1. Mua phải hàng lởm, ý kiến với shop còn shop bị mắng

Chị Thúy Trinh (Thái Nguyên) đặt may váy hàng thiết kế tại một shop có nhiều lượt like và theo chia sẻ của chị trên facebook, đây cũng là người “mặt hoa ra phấn”, đáng để tin cậy. Đến khi nhận hàng, chị thực sự “sốc” vì nhìn đường may của bộ váy 700.000 đồng không khác gì người mới tập may.

Khi ý kiến lại với chủ Shop chị nhân được câu trả lời khiến không ít người bức xúc thay : “ Váy thiết kế chứ có phải 7tr đâu” (Váy thiết kế 700.000 đồng) chứ có phải 7 triệu) đâu.).

Qua lại vài ba câu, Shop bảo chị khách “ Em làm cái trò gì thế…rách việc à?”

Đây chỉ là một trong số rất nhiều các trường hợp “khóc dở” khi mua hàng qua mạng. Nhiều người chia sẻ sẽ cẩn thận hơn với hình thức mua bán tiện lợi nhưng rủi ro cao này.

2. “Sốc” vì nhận hàng quá khác so với hình ảnh

Theo thống kê gần đây, Việt Nam có khoảng 25 triệu người sử dụng Facebook. Những người này chủ yêu là lứa tuổi học sinh sinh viên đến giới nhân viên văn phòng. Đây là nhóm đối tượng có nhu cầu mua sắm cao.

Với loại hình kinh doanh online, người mua chỉ cần xem thông tin giới thiệu sản phẩm rồi comment xác nhận trên Facebook hoặc fanpage của người bán, là giao dịch có thể được tiến hành.

Tuy nhiên, việc trao đổi thông tin giữa kẻ mua người bán quá giản đơn. Mua bán ở nơi công cộng mà ai cũng có thể đọc được khiến nhiều đối tượng xấu, những người bán hàng không chân chính lợi dụng kẽ hở để cạnh tranh không lành mạnh hòng thu lợi bất chính, hay nặng hơn là lừa đảo những người thật thà, nhẹ dạ.

Hình ảnh shop quảng cáo (bên trái) và sản phẩm nhận được (bên phải). Ảnh facebook

Không ít người mếu dở khi bỏ tiền thật nhưng mua phải đồ rởm.

Mặt hàng thời trang trên chợ online gây nhiều thảm họa hơn cả. Không ít tín đồ thời trang "khóc dở mếu dở" khi thấy hàng thật sau khi nhìn ảnh trên mạng và quyết định mua online. Chất liệu và chi tiết của hàng thật thường xuyên thiếu tinh tế hơn hẳn so với ảnh. Kích thước không tương xứng cũng là điều mà nhiều cô nàng gặp phải.

3. Khóc dở với hàng hiệu lởm trên mạng

Các chợ đồ cũ trên mạng ra đời nhằm giúp nhiều người bán đi những món đồ đã qua sử dụng, người mua thì hào hứng vì tốn ít tiền mà đã sở hữu được món đồ hàng hiệu giá tốt, có món còn mới 80 – 90%. Tuy nhiên, không ít người mua hàng lo ngại bỏ tiền ra mua phải hàng kém chất lượng, không được như quảng cáo. Nhất là với những sản phẩm hàng hiệu, khi số tiền bỏ ra cũng không phải là ít.

Hình quảng cáo và sản phẩm nhận được

Chia sẻ trên Trí thức trẻ, chị Khánh Linh (Linh Đàm, Hà Nội) cho biết, chị từng nhiều lần mua hàng hiệu đã qua sử dụng, nhưng sau vài tai nạn gặp phải, chị không dám mua thêm nữa.

Chị kể, mới đây đã đặt niềm tin vào một shop đồ online mà bạn chị giới thiệu. Shop này chuyên bán đồ xịn xách tay từ Mỹ về, bên cạnh những chiếc túi hàng chục triệu đồng như LV, Hermes, Chanel, Prada, Burberry... thì shop có bán 1 chiếc túi hiệu Louis Vuiton đã qua sử dụng mới 98%, giá mới là 16 triệu, giá giảm còn 6 triệu.

Thấy shop có lượng khách like lớn, lại nhìn có vẻ chuyên nghiệp, Linh quyết định móc ví mua. Thế nhưng khi hàng về tới tay, chị ngã ngửa vì hàng nhận được vết may rõ là hàng nhái, không tinh tế, màu thì nhờ nhờ, mấy chỗ ố vàng loang lổ. Chị gọi đến chỗ người bán hàng thì họ nói tỉnh bơ: "Tôi gửi hàng cho chị rồi, biết đâu chị tráo hàng nhà tôi" rồi cúp máy.

Mua hàng trên mạng, nhiều người nhìn ảnh thấy ưng mắt, giá cả hợp lý là họ mua. Cũng vì mua bán trên mạng dựa trên niềm tin, không có sự ràng buộc nào nên khách hàng rất dễ bị rơi vào tròng, mua nhầm hàng chất lượng kém.

4. Bị shop “dạy đời” … viết tắt khi hỏi mua hàng

Chỉ vì nhắn tin hỏi mua hàng bằng chữ viết tắt: “bn c” (tức bao nhiêu chị?), một khách hàng đã bị chủ shop dạy cho một bài học.

Khách hàng đăng lên hội mua bán trền Facebook vì bị chủ shop "dạy đời"

Trao đổi qua lại giữa shop và khách

Theo chị chủ shop, vị khách này viết tắt thể hiện sự lười biếng, không tôn trọng người bán hàng.

 


Nguồn: http://www.baomoi.com/Khoc-do-voi-kieu-mua-ban-tren-cho-mang/72/16518470.epi