NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Bà mẹ Singapore dạy con "ngược đời", nhiều người gật gù vì quá đúng

on .

Bài học dạy con của bà mẹ Singapore mới nghe tưởng chừng rất "ngược đời", nhưng khiến nhiều cha mẹ phải "té ngửa" vì quá đúng khi biết lý do.

Bà mẹ Singapore dạy con "ngược đời", nhiều người gật gù vì quá đúng - 1

Bất cứ bậc cha mẹ nào cũng muốn dạy con mình bài học về sự chia sẻ, rộng lượng từ rất sớm. Điều này xuất phát từ mong muốn con cái mình trở thành những người tốt bụng, hào phóng và nhân ái. Tuy nhiên, 1 người mẹ Singapore cho rằng, không nhất thiết phải bắt buộc con chia sẻ những gì mà chúng muốn. Cách làm tưởng chừng như ngược đời này lại khiến cho không ít bậc phụ huynh “choàng tỉnh” và gật gù tán thành sau khi biết lý do.

Shumei Winstanley, người Singapore, là mẹ của 1 bé gái nhỏ. Thay vì dạy con phải chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với bạn bè và người xung quanh như đa số ông bố bà mẹ khác, chị có quan điểm hoàn toàn khác, đó là trao quyền tự do cho con được làm những gì chúng muốn.

Thật dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ gào khóc hoặc buồn thiu khi bị cha mẹ bắt nhường đồ chơi cho bạn khác. Theo Shumei Winstanley thì đây không hẳn là 1 cách đúng đắn, chị chọn cách xử trí là khuyến khích các con luân phiên chơi đồ chơi và thỏa hiệp với nhau.

Chị kể lại rằng, cô con gái bé bỏng của mình thường tỏ ra rất tức giận và ấm ức khi bị người khác lấy mất món đồ mà nó yêu thích. Mặc dù khi được yêu cầu chia sẻ món đồ đó cho bạn khác, con chị vẫn ngoan ngoãn đồng ý, nhưng Shumei Winstanley hiểu rằng, đó là sự miễn cưỡng chứ không phải xuất phát từ niềm yêu thích, vui vẻ.

Vậy làm sao để trẻ cảm thấy thoải mái và vui vẻ khi chia sẻ với người khác? Theo bà mẹ Singapore này là nên khuyến khích con thỏa thuận với bạn và cùng chơi đồ chơi luân phiên.

Bà mẹ Singapore dạy con "ngược đời", nhiều người gật gù vì quá đúng - 2

Có rất nhiều lợi ích của việc này được đưa ra:

- Trẻ tự giác chia sẻ cho người khác thay vì bị bắt ép chia sẻ 1 cách gượng ép.

- Dạy những đứa trẻ khác học cách chờ đợi đến lượt của mình, không phải cứ gào khóc và giận dỗi là có thể lấy được thứ mình muốn.

- Trẻ học được cách kiểm xoát cảm xúc, không trút giận lên bạn hoặc chính món đồ mà mình yêu thích.

- Tăng sự tự tin cho con vì được trao quyền quyết định về món đồ của mình.

Những lý do mà cha mẹ nên cân nhắc quan điểm của mình về cách dạy con biết chia sẻ:

1. Chia sẻ xuất phát từ sự chân thành, không nên do bị ép buộc

Nếu bị cha mẹ hay người lớn ép buộc phải chia sẻ món đồ yêu thích của mình, trẻ vẫn sẽ thực hiện nhưng xuất phát từ tâm lý phải nghe lời chứ không hề tự giác. Không chỉ trẻ em, ngay cả người lớn cũng sẽ cảm thấy buồn bã, chán chường khi bị ép buộc. Thật khó để con cảm nhận được niềm vui, sự yêu thích khi trở thành người rộng lượng, tốt bụng nếu có tác động của người lớn.

Vì vậy, việc chờ đợi con đồng ý tự giác chuyển đồ chơi cho bạn sẽ khắc phục được điều này, cả 2 đứa trẻ sẽ đều cảm thấy vui vẻ và hào hứng.

Theo mẹ Shumei: “Trẻ em sẽ thường xuyên lén lút và chia sẻ thứ gì đó với bạn chỉ để làm vừa lòng người lớn, và chúng sẽ không chia sẻ nếu khi người lớn không quan tâm đến việc đó. Vẫn có một số đứa trẻ sẵn sàng đưa đồ chơi cho bạn nhưng sự rộng lượng thực sự có thể là do thói quen mà bố mẹ tạo cho con”.

2. Thái độ quyết đoán, tích cực

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tự xử lý trong tình huống bị bạn tranh giành đồ chơi bằng cách nói: “Bạn có thể chơi nó khi tớ đã chơi xong nhé”. Chỉ cần 1 câu nói rất đơn giản cũng đủ để con bạn tạo ranh giới và chủ quyền của mình. Nghệ thuật từ chối cũng là 1 bài học rất quan trọng đối với trẻ, thay vì nể nang, ngại ngùng không cần thiết.

3. Kiểm soát cảm xúc

Đứa trẻ muốn mượn đồ chơi sẽ phải chờ đợi và trong lúc đó sẽ phải trải qua cảm giác tức giận, buồn bã, thậm chí là thất vọng. Cha mẹ đừng quá lo lắng, 1 đứa trẻ muốn trưởng thành 1 cách bản lĩnh cần đối diện với mọi cung bậc cảm xúc. Những bài học này sẽ giúp con rèn luyện được kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của mình.

Hơn nữa, trong lúc chờ đợi sẽ giúp con đồng cảm hơn với các bạn trong tình huống tương tự sau này. Từ đó con sẽ dễ dàng chia sẻ và rộng lượng hơn 1 cách tự giác và chân thành.

4. Kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề

Chỉ cần nói rằng: “Tớ chưa dùng xong, khi nào tớ chơi xong sẽ đến lượt cậu”, con bạn sẽ biết cách giải quyết vấn đề và bày tỏ cảm xúc của mình thay vì cãi vã mà không đi đến kết quả nào cả. Đó là cả 1 nghệ thuật sống, và cách mà bạn dạy con sẽ trang bị những hành trang cần thiết cho trẻ sau này.

Nguồn: http://tinmoi24.vn/ba-me-singapore-day-con-nguoc-doi-nhieu-nguoi-gat-gu-vi-qua-dung/news-3-12-7cca24ae5d0810b8c43b4a961c82b939