NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

10 cách tăng tốc độ làm việc với Google Docs

on .

Nếu Google Chrome là một trình duyệt hữu hiệu giúp bạn nhanh chóng truy cập các website, Google Docs có thể xem là bộ công cụ văn phòng miễn phí toàn năng. 

Song cũng như Chrome, bạn cũng nên nắm qua những cách thức để giúp mình tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian mò mẫm trong bộ ứng dụng này, bài viết dưới đây xin liệt kê 10 cách giúp bạn làm việc hiệu quả hơn với Google Docs.

Tốc độ băng rộng di động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với trung bình châu Á

on .

Tốc độ băng rộng di động trung bình của châu Á đã ở mức thấp hơn so với thế giới. Song tốc độ này của Việt Nam còn chỉ bằng khoảng 1/5 mức trung bình của châu Á, đạt chỉ 1,9 Mbps.

Theo khảo sát mới nhất của Netindex.com, trang đánh giá tốc độ Internet, tốc độ băng rộng trung bình của châu Á là 28,1 Mbps, vượt qua tốc độ băng rộng trung bình của toàn cầu (23,4 Mbps). Tuy nhiên, tốc độ di động của khu vực châu Á vẫn còn thấp hơn mức trung bình thế giới. Cụ thể, tốc độ di động trung bình của châu Á là 10,9 Mbps, trong khi tốc độ di động trung bình của thế giới là 12,4 Mbps.

Điều đáng nói hơn nữa là theo bảng thống kê này, tốc độ di động trung bình của Việt Nam (phần lớn kết nối qua 3G - PV) còn thấp hơn rất nhiều so với mức thấp của châu Á, chỉ bằng khoảng 1/5 so với tốc độ di động trung bình của châu Á. Tại Việt Nam, tốc độ di động trung bình chỉ có 1,9 Mbps, đứng thứ 20 ở bảng xếp hạng.

Theo thống kê, tốc độ dữ liệu di động ở New Zealand và Trung Quốc đạt mức cao nhất, lần lượt ở mức 27,7 Mbps và 27,6 Mbps. Nguyên nhân được cho là vì mạng di động thế hệ 4G đã được triển khai ở cả hai quốc gia này hồi năm ngoái. Trong khi đó, Tech in Asia cho rằng “người dân ở Việt Nam phải nhìn chằm chằm vào các trang web trắng băng trên smartphone vì tốc độ dữ liệu di động ở đây chỉ đạt mức 1,9 Mbps”.

Sau đây là inforgaphic về tốc độ internet tại châu Á, theo tổng hợp của trang Tech in Asia và ICTnews đã dịch sang tiếng Việt.

Bánh xèo và những mảnh "tình" vụn cuối ngày...

on .

Chiều mưa, tâm trạng có chút buồn vẩn vơ thì tiếng bột xèo xèo trên chảo và cảm giác cắn lớp vỏ bánh giòn tan như cộng gộp lại những niềm vui cuối ngày.

Những ngày mưa lành lạnh, chẳng hiểu sao tôi lại luôn nhớ đến món bánh xèo, chiều mưa muộn trong túi cũng chỉ còn vài đồng lẻ, lặn lội đến quán bánh xèo trên hè phố, mưa vẫn còn lất phất khiến tâm trạng có chút buồn lặng thinh thì tiếng bột xèo xèo trên chảo và cảm giác cắn lớp vỏ bánh giòn tan như cộng gộp lại những niềm vui cuối ngày.

Hai trường ĐH Việt Nam thuộc tốp 300 châu Á 2015

on .

Theo Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS (World University Rankings by Subject), Việt Nam có hai trường ĐH là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh lọt vào tốp 300 châu Á.

Ngày 10/6/2015, Tổ chức QS đã lần lượt công bố kết quả các bảng xếp hạng đại học năm 2015, bao gồm Bảng xếp hạng QS thế giới, Bảng xếp hạng QS châu Á, Bảng xếp hạng QS châu Mỹ La tinh, Bảng xếp hạng QS Ả rập, Bảng xếp hạng QS BRICS.

Từ năm 2009, QS đánh giá, xếp hạng và công bố 300 đại học hàng đầu Châu Á dựa trên các tiêu chí xếp hạng phản ánh đặc thù, thách thức và những ưu tiên của khu vực. Trong bảng xếp hạng này, về số lượng Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 74 trường đại học, Nhật Bản là quốc gia có nhiều đại diện thứ hai trong xếp hạng QS châu Á với 68 trường. Tiếp theo là Hàn Quốc (45 trường), Đài Loan (28), Malaysia (21) và Ấn Độ (17).

Các quốc gia châu Á khác cũng có trong top 300 châu Á là: Thái Lan (11 trường), Pakistan (10), Indonesia (7). Singapore, Việt Nam và Bangladesh là 3 quốc gia có 2 đại học trong top 300. Sri Lanka, Brunei và Macau mỗi nước chỉ có một trường.

Trong bảng xếp hạng QS châu Á lần này, hai đại học của Việt Nam là ĐHQG Hà Nội (thuộc nhóm 191-200) và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh (thuộc nhóm 201-250).

Top 10 đại học hàng đầu châu Á của năm 2015 gồm có ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Hong Kông, Viện Nghiên cứu Khoa học & Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), ĐH Công nghệ Nanyang Singapore (NTU), ĐHKhoa học & Công nghệ Hong Kong, ĐH Trung Hoa Hong Kong, ĐH Bắc Kinh, ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Thành thị Hong Kong và ĐH Pohang. So với năm 2014, ĐH Tokyo của Nhật Bản không còn nằm trong top 10 đại học hàng đầu châu Á, thay vào đó ĐH Thành thị Hong Kong lần đầu tiên lọt vào top 10.

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, năm nay thứ hạng của hai đại học Việt Nam chủ yếu được quyết định bởi các chỉ số đánh giá của các học giả và các nhà tuyển dụng trong nước và khu vực. Các chỉ số về số lượng và chất lượng các bài báo khoa học thống kê từ cơ sở dữ liệu Scopus mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với sự gia tăng tương quan với các trường đại học hàng đầu trong châu lục Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Nguồn: http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N18047/Top-300-dai-hoc-trong-bang-xep-hang-QS-Chau-a-2015.htm

Hình ảnh những sự thật cay đắng của đời giúp bạn khôn lên

on .

Bạn có thể không muốn chấp nhận những sự thật cay đắng của cuộc sống thể hiện trong loạt hình ảnh này, nhưng nếu vượt qua, bạn sẽ chiến thắng.

Sự thật cay đắng mà ai cũng biết ở cuộc sống hiện tại này là có thể tiền không phải là tất cả, nhưng có tiền thì mọi thứ luôn dễ dàng hơn.