NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Về quê đón con bị từ chối: Cần Thơ 'sẽ ủng hộ', Vĩnh Long 'sẽ kiểm tra'

on .

TTO - Nhiều người từ TP.HCM về quê ở các tỉnh, thành miền Tây đón con, người thân bị mắc kẹt vì dịch COVID-19, nhưng bị từ chối cho vào địa phận. TP Cần Thơ nói khi nhận được văn bản sẽ ủng hộ ngay, còn Vĩnh Long nói sẽ kiểm tra lại.

Về quê đón con bị từ chối: Cần Thơ sẽ ủng hộ, Vĩnh Long sẽ kiểm tra - Ảnh 1.

Chốt kiểm soát, phòng chống dịch số 1 của tỉnh Vĩnh Long - Ảnh: CHÍ HẠNH

3 nhà khoa học chia nhau giải Nobel Vật lý 2021

on .

Giải Nobel Vật lý năm 2021 hôm 5-10 đã được trao cho 3 nhà khoa học Syukuro Manabe, Klaus Hasselmann, Giorgio Parisi vì những đóng góp đột phá vào trong việc dự đoán biến đổi khí hậu và sự hiểu biết của con người đối với các hệ thống vật lý phức tạp.

"Những khám phá được công nhận trong năm nay chứng tỏ kiến thức của chúng ta về khí hậu có được dựa trên nền tảng khoa học vững chắc, sự phân tích chặt chẽ các quan sát. Những cống hiến được vinh danh góp phần giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc tính và sự tiến hóa của các hệ thống vật lý phức tạp" - ông Thors Hans Hansson, Chủ tịch Ủy ban Nobel Vật lý, đánh giá.

Theo Tổng Thư ký Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển Goran Hansson, một nửa giải thưởng được trao cho 2 nhà khoa học Syukuro Manabe (sinh tại Nhật Bản và hiện có quốc tịch Mỹ, 90 tuổi) và Klaus Hasselmann (người Đức, 89 tuổi) nhờ nghiên cứu lập mô hình vật lý về khí hậu trái đất, định lượng sự thay đổi và dự đoán đáng tin cậy về hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hai nhà khoa học này được cho là đã đặt nền tảng kiến thức của con người về khí hậu trái đất và con người ảnh hưởng đến nó ra sao.

3 nhà khoa học chia nhau giải Nobel Vật lý 2021 - Ảnh 1.

Giải Nobel Vật lý năm 2021 được công bố tại thủ đô Stockholm - Thụy Điển hôm 5-10 Ảnh: Reuters

Sóc Trăng, Cà Mau trở thành điểm nóng COVID-19

on .

TTO - Trong lúc dịch bệnh ở nhiều tỉnh miền Tây chựng lại thì hai tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau lại vượt lên dẫn đầu số ca mắc COVID-19 trong khu vực.

Sóc Trăng, Cà Mau trở thành điểm nóng COVID-19 - Ảnh 1.
 

Người dân Sóc Trăng từ các tỉnh, thành phố về quê được đưa vào khu cách ly - Ảnh: K.TÂM

Thuốc trị Covid-19 cháy hàng

on .

Merck đã ký thỏa thuận bán hơn 3 triệu liệu trình trong khi Pfizer đang thảo luận tích cực với 90 quốc gia về các hợp đồng cung cấp thuốc

Ông Albert Bourla, giám đốc điều hành của hãng dược Pfizer, nói với đài CNBC rằng công ty này dự kiến nộp dữ liệu lên Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) trước ngày 25-11 để xin cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với thuốc viên trị Covid-19 mang tên Paxlovid.

Hãng dược Mỹ này hôm 5-11 thông báo kết quả tích cực về cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Paxlovid. Một ngày trước đó, Anh trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir của Công ty Merck (Mỹ). Molnupiravir hiện được phép sử dụng cho những người mắc Covid-19 từ nhẹ đến trung bình và có nguy cơ chuyển nặng.

Theo Reuters, số liệu trong các cuộc thử nghiệm do 2 công ty cung cấp cho thấy thuốc Paxlovid của Pfizer hiệu quả hơn nhưng hãng này chưa cung cấp dữ liệu đầy đủ. 

Theo kết quả thử nghiệm của Pfizer, Paxlovid đạt hiệu quả 89% trong việc giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ trở nặng trong 3 ngày điều trị từ lúc phát hiện triệu chứng. Paxlovid cũng đạt hiệu quả 85% đối với bệnh nhân uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. 

Về phía Merck, hãng này hôm 1-10 cho biết thuốc Molnupiravir giúp giảm khoảng 50% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong ở những bệnh nhân có nguy cơ bệnh nặng nếu uống thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng. Liệu trình của Pfizer là 3 viên buổi sáng và 3 viên buổi tối trong khi liệu trình của Merck là mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 viên.

Thuốc trị Covid-19 cháy hàng - Ảnh 1.

Bé gái được tiêm vắc-xin Pfizer tại Trung tâm Y tế Trẻ em Cohen ở New York - Mỹ hôm 4-11 Ảnh: REUTERS

Trí tuệ nhân tạo vào bệnh viện, bệnh nhân được gì?

on .

TTO - Gần đây, nhiều bệnh viện đã phát triển các ứng dụng công nghệ, đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào áp dụng trong chữa bệnh. Người bệnh được tiết kiệm thời gian nhận kết quả, nhanh, gọn, hiệu quả hơn.

Trí tuệ nhân tạo vào bệnh viện, bệnh nhân được gì? - Ảnh 1.

Bệnh nhân đang quét mã QR để sử dụng ứng dụng công nghệ chỉ đường trong bệnh viện tại Bệnh viện Bình Dân (TP.HCM) - Ảnh: THU HIẾN