10 cách trở thành người tiêu dùng thông minh
Bạn đừng nên mua sắm để khoe khoang hay xoa dịu nỗi buồn, vì ham rẻ hay tin lời quảng cáo.
Lập kế hoạch chi tiêu
Nhiệm vụ của các nhà sản xuất là bán được càng nhiều sản phẩm càng tốt, còn nhiệm vụ của người mua là chi tiêu càng hợp lý càng tốt. Bạn nên lập kế hoạch cân đối giữa thu nhập và nhu cầu, nhằm tránh tình trạng thâm hụt ngân sách. Điều này không hề đơn giản nhưng cũng chẳng phải bất khả thi.
5 cầu thủ trẻ đáng xem nhất Vòng 1/8 - Euro 2016
Eric Dier (Anh)
Cầu thủ trẻ 22 tuổi đang chơi ở vị trí trung vệ phòng ngự có lẽ là một trong những câu chuyện thành công nhất của ĐT Anh ở Euro năm nay. Là một trong bốn cầu thủ được ra sân trong toàn bộ thời gian thi đấu ở ba trận vòng bảng của Tam Sư, anh luôn tạo ra được một bức tường bảo vệ vững chắc ở tuyến giữa giúp các đồng đội trên hàng công tự tin đẩy cao đội hình.
Đây mới là quốc gia có tốc độ Internet nhanh nhất thế giới nhưng 1/3 dân số không biết dùng
Với Ioan, truy cập internet là một việc làm không phù hợp. Internet không quan trọng, anh nói, cho những người như chúng tôi bởi chúng tôi không có nhiều thời gian. Những cư dân Răscruci cùng hoặc già hơn Ioan cũng có quan điểm tương tự. Họ không truy cập internet bởi nó là thứ chỉ dành cho lớp trẻ dù mức phí truy cập không hề đắt.
- Tin vui cho Startup Việt Nam: Hàng loạt ưu đãi thuế đang được Bộ Tài chính "thỉnh cầu" lên Chính phủ
- “Có 100 tỷ đồng hãy chọn công ty gia đình, đừng đầu tư vào startup”
- Samsung mua startup đám mây của Mỹ, tăng cường sức mạnh dịch vụ
Ioan, một người trung niên sống tại thị trấn 1.650 dân Răscruci ở Rumani không hề thích internet. Thị trấn này cách thành phố Cluj 15 dặm và có cả khu thị trấn lẫn nông trại. Người dân ở đây bao gồm nông dân, tiểu thương và công nhân các nhà máy. Vào những ngày hè, một chiếc xe lượn quanh các con phố để rao bán dưa hấu bằng chiếc loa tự chế.
Ioan có hai công việc. Anh là người chăn cừu bán thời gian tại các khu chăn thả ở địa phương. Anh còn làm việc tại sân bay gần đó, chở khách đến và đi từ những chiếc máy bay vận hành bởi hãng hàng không giá rẻ.
Với Ioan, truy cập internet là một việc làm không phù hợp. Internet không quan trọng, anh nói, cho những người như chúng tôi bởi chúng tôi không có nhiều thời gian. Những cư dân Răscruci cùng hoặc già hơn Ioan cũng có quan điểm tương tự. Họ không truy cập internet bởi nó là thứ chỉ dành cho lớp trẻ dù mức phí truy cập không hề đắt.

Ioan có một chiếc điện thoại di động cơ bản nhưng nhiều người lớn tuổi anh quen chỉ sử dụng điện thoại cố định. Một người bạn 84 tuổi của Ioan đã từ chối khi anh cố gắng tặng ông ấy một chiếc điện thoại di động bởi ông cho rằng điện thoại di động sẽ làm phiền ông cả ngày.
Ioan và những người bạn của anh cũng không sử dụng internet. Rumani có 20 triệu dân và khoảng 4 triệu người sống ở nước ngoài. Sử dụng điện thoại cố định có thể là một thói quen lạc hậu nhưng nó giúp những người lớn tuổi ở Rumani giữ liên lạc với người thân ở nước ngoài. Có một sự thật khá khôi hài là nhà máy của Nokia, ông lớn một thời trong làng điện thoại di động thế giới, nằm cách thị trấn chỉ vài dặm nhưng cư dân ở Răscruci vẫn không thích sử dụng điện thoại di động.
Maria Revnic từng làm việc cho Nokia. Cô đang ở độ tuổi 20, sống tại Cluj, và đã từng làm bốn công việc trong lĩnh vực công nghệ ở Rumani (đất nước tự hào có số lượng lao động IT bình quân trên dân số cao nhất châu Âu).
Giống như nhiều nhân lực kỹ thuật cao khác ở Cluj, Revnic ca ngợi những lợi ích của ngành công nghiệp này. Cô cho rằng sự cạnh tranh gia tăng đã giúp cải thiện điều kiện lao động không chỉ cho cô mà còn cho các ngành công nghiệp khác. Ngành công nghiệp công nghệ cao ở Rumani đãi ngộ tốt cho tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ.
Làm thế nào mà một quốc gia gắn bó với các thiết bị công nghệ lạc hậu lại có thể biến các thành phố của họ thành trung tâm kết nối thu hút các tài năng IT trẻ như Revnic? Và ngược lại, tại sao những người lớn tuổi như Ioan lại không quan tâm đến sự biến đổi trong kết nối này mặc dù nó đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi nền kinh tế quốc gia?
***
Trong tháng Ba, Bernie Sanders của Đảng Dân chủ Mỹ đã tuyên bố trên Twitter rằng: "Hiện tại, người dân sống ở Bucharest, Rumani có thể truy cập mạng internet tốc độ nhanh hơn nhiều so với hầu hết người Mỹ. Đó là một điều khó chấp nhận và phải thay đổi". Tiếp đó là một tweet khác:"Truy cập internet tốc độ cao không còn là một thứ xa xỉ. Nó rất quan trọng bởi sẽ giúp vùng nông thôn Mỹ được kết nối và giao thương với phần còn lại của thế giới".

Sanders dường như muốn kêu gọi Hoa Kỳ cải thiện dịch vụ kết nối băng thông rộng của họ. Tuy nhiên, người dân Rumani cảm thấy bị xúc phạm. Họ cho rằng trong tweet đầu tiên, Sanders cố tình mỉa mai việc ưu tiên kết nối băng thông rộng nhanh hơn tại Mỹ của một đất nước lại hậu như Rumani.
Nhưng chỉ một tháng trước khi Sanders đăng tweet của ông, Ngân hàng Thế giới thống kê được rằng 9 trong 15 thành phố có tốc độ internet băng thông rộng nhanh nhất thế giới nằm ở Rumani, vượt cả những quốc gia cực mạnh về tốc độ Internet như Hàn Quốc hay Nhật Bản.Người dân Rumani, kể cả ở khu vực Răscruci, được sử dụng mạng internet với tốc độ download trung bình 50 Mbps, nhanh gấp hai lần mức trung bình tại Mỹ.
Kết nối tốc độ cao tạo một lợi thế cho nền kinh tế đất nước, góp phần thúc đẩy các ngành công nghệ như game và phần mềm. Các chính sách giảm thuế khiến Rumani trở thành một địa điểm hấp dẫn cho ngành công nghiệp outsourcing công nghệ và nâng đỡ các đổi mới tại địa phương trong các lĩnh vực như công nghệ sinh học. Và rất nhiều "digital nomads" đang đổ xô về Rumani để an cư lạc nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy một số thông tin thú vị. Trong khi phần lớn người dân Rumani tận hưởng kết nối internet tốc độ cao hơn so với hầu hết người dân ở các quốc gia châu Âu khác thì một phần ba dân số Rumani chưa bao giờ sử dụng internet. Một nửa số hộ gia đình không được trang bị kết nối internet băng thông rộng và một nửa số hộ gia đình thậm chí còn không có máy tính.

Phần nào sự chênh lệch này thể hiện theo phân bố địa lý. Các thành phố ở Rumani thường được trang bị đầy đủ kết nối internet và người dân rất thông thạo công nghệ. Trong khi đó, internet bị coi là ít quan trọng ở vùng nông thôn nơi một nửa dân số Rumani sinh sống. Thực trạng này cũng diễn ra trên tất cả các quốc gia toàn cầu. Ước tính 64% số người chưa từng truy cập internet toàn cầu trong năm vừa qua sống tại các khu vực nông thôn.
Một yếu tố khác dẫn tới sự chênh lệch đó là sự khác biệt về thế hệ. Dẫu vậy, khoảng cách thế hệ giữa những người dân Rumani có những khía cạnh rất độc đáo, mang tính lịch sử. Alin Maniu, một doanh nhân tuổi 20 ở Cluj, chia sẻ rằng: "Người lớn tuổi ở Rumani như sống ở hai thế giới". Lớn lên dưới chế độ độc tài và trải qua quá trình thay da đổi thịt của đất nước thành một thế giới hoàn toàn khác khiến họ ghét những thứ hiện đại.
Sự thay đổi của Rumani diễn ra khá nhanh. Chỉ một thập kỷ trước, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của Rumani vẫn còn khá thưa thớt, chỉ 20% dân số được sử dụng điện thoại cố định và chỉ 5,5% được tận hưởng kết nối internet băng thông rộng.
Trong những thập kỷ đầu tiên của chế độ tư bản Rumani các doanh nhân lên nắm quyền và tập trung vào việc thiết lập một cách nhanh chóng mạng lưới internet băng thông rộng tại khu vực thành thị. Nhà cung cấp viễn thông nhà nước trở thành một trong số nhiều lựa chọn nhưng không ưu việt hơn bao nhiêu so với các nhà cung cấp tư nhân non trẻ.
Maria Revnic, một lao động kỹ thuật từ Cluj, là một đứa trẻ trải qua quá trình chuyển đổi của quốc gia. "Chúng tôi giống như bọt biển, tò mò về tất cả mọi thứ bên ngoài", cô nói. Chương trình TV lúc cô còn nhỏ chỉ phát vài giờ mỗi ngày. Người dân rất khao khát các phương tiện giải trí, theo dõi tin tức khác.
Giống như TV, khi internet tới nó đã trở nên phổ biến. Cătălin Marinescu, chủ tịch của ANCOM - hãng điều tiết viễn thông độc lập ở Rumani cho biết khả năng tiếp nhận tiếng Anh, ngôn ngữ chính của internet, giúp người dân Rumani nổi trội hơn so với làng giềng.

Công nghệ ở thành phố đã phát triển vượt bậc. Thị trường cạnh tranh mạnh đẩy mức giá giảm xuống và tốc độ được tăng lên. Các nhà cung cấp mạng cũng năng động trong việc tìm thị trường mới.
Tuy nhiên, còn rất nhiều ngôi làng xa xôi, nơi việc cung cấp internet trở thành một thách thức. Trong một ngôi làng nhỏ bên sườn đồi có tên Scărișoara, chỉ có thể tới được bằng trực thăng, thiết bị viễn thông được đặt ở trên đồi và chạy bằng điện mặt trời bởi chưa có điện lưới. Tất cả cơ sở hạ tầng này được triển khai bởi ANCOM sau cuộc đấu giá quyền triển khai, mở rộng khu vực phủ sóng tới các khu vực xa xôi chưa được phục vụ.
Nhìn chung, hầu hết người dân Rumani đều có quyền lựa chọn. Báo cáo của ANCOM cho biết 97% người dân tại quốc gia này có thể lựa chọn giữa ít nhất hai nhà cung cấp dịch vụ internet. Sự cạnh tranh khiến mức giá giảm đi.
Dẫu vậy, mức giá internet vẫn chưa là rẻ với tất cả mọi người dân Rumani. Cơ quan thống kê của Liên Minh châu Âu ước tính rằng 40% dân số Rumani có nguy cơ phải sống trong nghèo đói hoặc không được hưởng các ưu đãi xã hội. Với nhóm người bị thiệt thòi về kinh tế này vài đô la mỗi tháng cho dịch vụ internet cũng quá mức chi trả của họ.
Một nghiên cứu của Google nhấn mạnh rằng Rumani vẫn còn một số hạn chế về kết nối internet băng thông rộng. Mặc dù xếp hạng đầu trong khối EU về tốc độ kết nối internet và số lượng cá nhân sử dụng mạng xã hội nhưng Rumani xếp gần cuối trong bảng các hạng mục như tích hợp các công nghệ kỹ thuật số, kết nối và nguồn nhân lực. Trong khi các cơ quan chính phủ cố gắng làm cho nhiều dịch vụ được tiếp cận hơn và các thương gia bắt đầu từ từ phát triển cơ sở hạ tầng thương mại điện tử thì theo báo cáo vấn đề lớn nhất là: "Kỹ năng kỹ thuật số nghèo nàn của xã hội Rumani tạo ra một trở ngại đặc biệt cho việc phát triển kỹ thuật số".
Như vậy cho tới nay, việc phát triển kỹ thuật số chủ yếu mang ý nghĩa cung cấp quyền truy cập internet tới càng nhiều người càng tốt. Chương trình Biblionet hoàn thành trong năm 2014 có mục đích hiện đại hóa các thư viện tại Rumani với máy tính và truy cập internet. Được biết, 600.000 người Rumani có cơ hội truy cập internet lần đầu tại các thư viện được trang bị kết nối internet. Trong khi đó, một vài dự án của chính phủ nhắm mục tiêu phủ sóng internet tới 100% lãnh thổ Rumani, bao gồm việc buộc các nhà mạng phủ sóng internet tới các khu vực xa xôi như Scărișoara.

Dù vậy, nâng cao kỹ năng kỹ thuật số là một việc khá khó khăn. Hầu hết người Rumani đều có thể truy cập internet nhưng những người không có động lực kết nối internet như Ioan thì sao? Anh cảm thấy mệt mỏi khi phải làm hai công việc một lúc nhưng chia sẻ rằng không tìm thấy bất cứ lợi ích nào trong việc truy cập internet.
Người hàng xóm của Ioan, tên là Octavia, thường sử dụng điện thoại cố định để gọi cho người thân đang làm việc tại Ý. Anh ta không nhìn thấy bất cứ lợi thế nào trong việc sử dụng các cuộc gọi miễn phí qua internet. Cả hai đều cho rằng internet được dành cho những người khác, những người trẻ tuổi, có học thức và những người làm công việc văn phòng.
Xét trên một vài khía cạnh, rất dễ vượt qua các rào cản thương mại và công nghệ của việc phủ sóng internet tốc độ cao với chi phí thấp ở Rumani. Nỗ lực đó phần lớn đã thành công, giúp quốc gia này tự hào về tốc độ kết nối internet của nó. Bây giờ tới phần khó hơn: Thuyết phục những người như Ioan tận dụng lợi thế của internet.
Nguồn: GENK
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Chuyển đổi số tạo ra dữ liệu như một loại đất đai
(NLĐO)- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, Việt Nam đã sẵn sàng cho sự phát triển số mạnh mẽ.
Chiều 11-12, phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số lần thứ III (VFTE), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT) Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi các doanh nghiệp công nghệ số nhận lấy trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Smartphone "sống chậm" do khủng hoảng chip
Chip bán dẫn và các linh kiện điện tử bị thiếu hụt do khâu sản xuất lẫn nguồn cung vật liệu bị đình trệ.
Ngoài một số ít hãng công nghệ có nguồn lực tài chính dồi dào đã nhanh tay tranh thủ "gom hàng", mua số lượng lớn chip và linh kiện dự trữ, đa số các hãng bị khốn đốn vì tình trạng khan hiếm linh kiện.
Đứt nguồn cung từ Trung Quốc, Nga
Trong thời gian gần đây, nhiều hãng công nghệ từ khi ra mắt sản phẩm tới lúc mở bán tại các nước lâm vào tình trạng kéo dài bất thường, thậm chí bị lỡ thời điểm "vàng" phát hành. Ngoài ra, nhiều dòng smartphone, thường là từ cận cao cấp trở lên, không thể mở bán đồng loạt toàn cầu mà chỉ lần lượt từng thị trường, với số lượng có hạn. Tình trạng này là hệ quả của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn và các linh kiện điện tử bị thiếu hụt do khâu sản xuất lẫn nguồn cung vật liệu bị đình trệ.

Bên trong nhà máy sản xuất chip bán dẫn. Ảnh: INTERNET
Lâu nay, Trung Quốc vẫn là một đại công xưởng lớn nhất thế giới chuyên gia công, sản xuất cho nhiều hãng công nghệ trên toàn cầu. Không chỉ có thế mạnh về xưởng sản xuất mà nước này còn là đầu mối của chuỗi cung ứng nguồn nguyên vật liệu cho toàn cầu. Vì vậy, khi đại dịch Covid-19 được công bố ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, việc sản xuất vẫn lâm vào tình trạng khó khăn do nhiều địa phương ở nước này liên tục bị phong tỏa vì dịch bệnh. Đây là sự bất lợi đối với ngành công nghệ thế giới do phụ thuộc vào Trung Quốc. Hai nguyên liệu quan trọng để sản xuất chip bán dẫn là kim loại hiếm palladium và khí neon. Khí neon được sử dụng trong laser giúp thiết kế chất bán dẫn, palladium được sử dụng trong các chip cảm biến, một số loại bộ nhớ máy tính đều có nguồn cung cấp lớn nhất là từ Nga và Ukraine. Vì vậy, khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2-2022, tình hình sản xuất các thiết bị công nghệ càng thêm khó khăn. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đóng vai trò lớn trong việc cung ứng đất hiếm - một vật liệu thiết yếu để sản xuất máy tính, smartphone…
Hiện có 2 nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới là TSMC (Đài Loan - Trung Quốc) và Samsung Electronics (Hàn Quốc). TSMC là hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Hầu hết các công ty bán dẫn fabless (chỉ thiết kế chip, không có nhà máy riêng) hàng đầu như AMD, Apple, Qualcomm, ARM, Broadcom, Marvell, MediaTek… là khách hàng của TSMC. Thậm chí, một số hãng có nhà máy sản xuất chip riêng như Intel, NXP, STMicroelectronics, Texas Instruments… cũng đặt gia công một số sản phẩm tại TSMC. Giữa năm 2021, Đài Loan xảy ra đợt hạn hán lớn nhất trong hơn 5 thập kỷ qua khiến nguồn cung cấp nước và điện bị gián đoạn. Tuy không bị ảnh hưởng lớn bởi sự cố mất điện nhưng TSMC đã bị tình trạng sụt giảm điện áp, ảnh hưởng đến việc sản xuất chip. Từ nửa cuối năm 2021 đến nay, do dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát hiệu quả, kinh tế - xã hội dần hồi phục, các nhà sản xuất chip bán dẫn đang bị quá tải vì lượng đơn hàng tăng vọt.
Tận dụng chip tồn kho, mở rộng nguồn cung
Các thương hiệu smartphone - ngay cả những ông lớn trong ngành - đã phải đa dạng hóa nguồn chip trên sản phẩm của mình. Samsung, ngoài 2 dòng chip xử lý di động truyền thống là Samsung Exynos và Qualcomm Snapdragon thì từ năm 2022, đã mở rộng thêm chip của hãng MediaTek. Trước đó, tháng 11-2021, Samsung đã đưa ra smartphone Galaxy A03 Core chạy chipset 28nm của UNISOC; tháng 12-2021 có thêm tablet Galaxy Tab A8 10.5 (2021) chạy chip UNISOC Tiger T618 (12nm).
Để không bị lệ thuộc vào nguồn chip di động từ Qualcomm và MediaTek, ngày càng có thêm nhiều hãng điện thoại di động chọn những chip từ những thương hiệu khác, nhất là cho các dòng sản phẩm cấp thấp. Đầu tháng 6, chiếc POCO C40 thuộc phân khúc đại trà đã ra mắt thị trường Việt Nam với bộ xử lý JR510 (11nm) của JLQ Technology - một hãng bán dẫn ở Thượng Hải - Trung Quốc. Chipset JR510 được giới thiệu có hiệu năng tương đương SoC phổ thông MediaTek Helio G35 và Qualcomm Snapdragon 450. Để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng chip bán dẫn, các hãng công nghệ phải mở rộng danh mục các dòng chip và tận dụng triệt để các dòng chip thế hệ trước tồn kho. Các hãng gia công chip nỗ lực tăng sản lượng chip lên cao hơn. Trong những năm qua, 2 nhà gia công chip lớn nhất, nhì thế giới là Qualcomm và MediaTek phải tranh nhau mua thiết bị, máy móc sản xuất chip từ Nhật Bản và châu Âu để tăng sản lượng.
Tối 13-6, trao đổi với chúng tôi về sự khan hiếm vật tư, linh kiện điện tử, ông Nguyễn Quốc Đăng, Tổng Giám đốc Bkav Hardware Service (BHS) - thuộc Tập đoàn Công nghệ Bkav, cho biết do không thể đầu tư vốn quá lớn để mua gom linh kiện như các đại gia công nghệ khác, Bkav chọn giải pháp mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với các hãng sản xuất linh kiện, cũng như linh hoạt hơn về các dòng linh kiện sử dụng. Ông Đăng dự đoán tình trạng khủng hoảng chip bán dẫn và linh kiện điện tử có thể kéo dài vài năm nữa. Người dùng công nghệ tất nhiên là những "nạn nhân đầu cuối" của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn và chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ đành chấp nhận những thiết bị thế hệ mới nhưng có những con chip không ưng ý. Dù các hãng điện thoại di động đang "bù lỗ" cho người dùng bằng cách tăng cường các trải nghiệm người dùng nhưng việc linh hoạt về chip và linh kiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất thật sự của thiết bị.
Chi lớn để đầu tư nhà máy sản xuất chip
Để đối phó với tình trạng khủng hoảng chip, mới đây, Intel đã công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất chip trị giá 19 tỉ USD tại Magdeburg (Đức). Kế hoạch này được xem là mở đầu cho tham vọng của liên minh Mỹ - châu Âu với dự định chi 100 tỉ USD để mở các nhà máy chip ở ngoài châu Á. Trước đó, Intel cho biết sẽ đầu tư ít nhất 20 tỉ USD vào cơ sở sản xuất chip mới tại New Albany (bang Ohio - Mỹ). Các nỗ lực tăng sản lượng chip và linh kiện này cũng là để đưa thế giới sớm thoát khỏi cơn khát bán dẫn toàn cầu.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nghe/smartphone-song-cham-do-khung-hoang-chip-20220618194031041.htm