Apple Pay chính thức có mặt tại Việt Nam
(NLĐO) – Phương thức thanh toán Apple Pay chính thức có mặt tại Việt Nam từ hôm nay 8-8, từ sáng sớm nhiều chủ thẻ của một số ngân hàng đã bắt đầu trải nghiệm kênh thanh toán không tiền mặt mới này.
Từ sáng sớm 8-8, ghi nhận của Báo Người Lao Động, chủ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ quốc tế của một số ngân hàng như Sacombank, VPBank, ACB, Vietcombank, MB… cho biết đã có thể trải nghiệm tính năng thanh toán trên Apple Pay khi mua sắm hàng hóa, dịch vụ.
Anh Nguyễn Thanh (ngụ quận 1, TP HCM) cho biết vừa đến công ty, anh đã thêm phương thức thanh toán mới là Apple Pay vào thẻ tín dụng ACB Visa và trải nghiệm ngay việc mua cà phê, đồ ăn sáng bằng thanh toán không tiếp xúc. "Trải nghiệm ban đầu là nhanh, mượt mà và đơn giản" - anh Thanh kể.
Một số chủ thẻ của ngân hàng khác cũng thử kết nối khi nghe tin phương thức này chính thức áp dụng tại Việt Nam nhưng chưa được vì ngân hàng nơi mở thẻ tín dụng chưa hợp tác với Apple.
Phản đối Trung Quốc triển khai đèn hiệu tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Bộ Ngoại giao nhấn mạnh các hoạt động tại Trường Sa mà không có sự đồng ý của Việt Nam là không có giá trị pháp lý, xâm phạm chủ quyền Việt Nam tại quần đảo này.
"TRUNG THU ĐOÀN VIÊN" UIT - FISE 2023
Khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin - Trường Đại học Công nghệ Thông tin, ĐHQG HCM hòa chung không khí Trung thu rộn ràng trên khắp cả nước,
Sáng ngày 28/09/2023 vừa qua Công đoàn trường Đại học Công nghệ Thông tin đã tổ chức ngày hội "Trung thu Đoàn viên" với sự tham gia của các đội dự thi đến từ CĐBP của Phòng/Ban/Khoa.
Ngày hội tổ chức thành công trong không khi náo nhiệt và đầy niềm vui, Hội thi gồm hai phần thi bao gồm trang trí lồng đèn và mâm cổ. Các CĐBP trong tư thế sẵn sàng, đã hoàn thành phần dự thi của mình một cách chỉnh chu nhất.
CĐBP khoa Khoa học và Kỹ thuật Thông tin cũng đã góp sức hết mừng với phần thi và đạt được giải thưởng "Đội thi thuyết trình hay nhất", một số hình ảnh từ ngày hội,
Có nên đưa cao đẳng trở lại trường đại học?
Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ nhằm kiến nghị về việc khôi phục lại nhiệm vụ đào tạo trình độ CĐ chuyên nghiệp ở các cơ sở giáo dục ĐH và cho phép các trường CĐ được tự đăng ký lựa chọn mô hình dạy nghề hoặc trở lại mô hình CĐ chuyên nghiệp.
Kiến nghị này nhận được nhiều ý kiến từ các chuyên gia giáo dục và lãnh đạo các trường ĐH, CĐ.
Kiến nghị sửa đổi luật giáo dục ĐH
Công văn do tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng, Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ VN, thay mặt Ban chấp hành hiệp hội ký ngày 15.5, đã nêu những bất cập của luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 khi luật này bãi bỏ 4 trình độ của bậc ĐH gồm CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ.
Công văn nêu: "Bậc ĐH bao gồm 4 trình độ: CĐ, ĐH, thạc sĩ, tiến sĩ được thể hiện nhất quán tại Nghị định số 90 năm 1993 của Chính phủ, luật Giáo dục số 11 năm 1998, luật Giáo dục số 38 năm 2005 và luật Giáo dục ĐH số 8 năm 2012. Rất đáng tiếc, năm 2014 Dự thảo luật Giáo dục nghề nghiệp được thông qua với số phiếu không cao (55,13% số đại biểu tán thành). Tại các điều 76, 77 luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 đã bãi bỏ tất cả những quy định liên quan đến trình độ CĐ thuộc bậc ĐH ở các luật trước đó. Chính điều này đang để lại nhiều hệ lụy".
Những hệ lụy mà đại diện hiệp hội này nêu gồm: thứ nhất là hạ chuẩn các trình độ CĐ chuyên nghiệp, làm khuyết trình độ đào tạo thuộc bậc ĐH; thứ hai là hạn chế vấn đề liên thông; thứ ba là triệt tiêu thế mạnh của các cơ sở giáo dục ĐH định hướng ứng dụng, đặc biệt là các trường ĐH địa phương.

Thầy giáo vỡ mộng 'đào tạo nhân tài' khi mở trường tư
Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa từng nghĩ giáo dục là đào tạo học sinh giỏi, tài năng nhưng nhận ra sai lầm khi mở trường tư, học trò ban đầu toàn "kém, quậy phá".
Tại hội thảo về trường học hạnh phúc do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hôm 20, 21/10 tại Hà Nội, hơn 500 nhà giáo đã thảo luận, chia sẻ những giải pháp để giảm áp lực trong nhà trường, tìm cách giáo dục tích cực cho học sinh. Theo thầy giáo Nguyễn Văn Hòa, người sáng lập Hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm - Cầu Giấy, Hà Nội, để giảm áp lực cho nhà trường trước hết cần hiểu đúng mục tiêu của giáo dục.
"30 năm trước, khi mở trường tư, tôi đã viết trong tờ rơi tuyển sinh rằng ngôi trường này sẽ đào tạo học sinh giỏi, giúp chúng trở thành những đứa trẻ tài năng. Sau này, tôi nhận ra mình đã sai lầm", thầy Nguyễn Văn Hòa, 78 tuổi, nhớ lại.
Thầy Hòa kể khi đó (năm 1993), thầy rất tâm đắc với nội dung được viết trên tờ rơi, nghĩ rằng nghe "kêu" thế thì sẽ nhiều phụ huynh gửi con vào trường. Tuy nhiên, trong năm đầu, trường Nguyễn Bỉnh Khiêm tuyển được khoảng 100 học sinh, "toàn học kém, quậy phá, hay đánh nhau". Ông luôn phải giải quyết các cuộc ẩu đả của học sinh hay khiếu nại của phụ huynh. Nhiều gia đình còn kéo đến trường mắng chửi, đe dọa ban giám hiệu vì cho rằng thầy cô quá khắt khe. Trong khi đó, nhiều học sinh chia sẻ vào trường vì trượt cấp ba công lập, mong thầy cô đừng nhìn các em với con mắt phân loại bằng điểm số.
"Tôi hiểu rằng tư tưởng đào tạo nhân tài, học sinh giỏi thực sự tiêu tan", thầy Hòa nói, thấy rằng phải tìm cách thay đổi, tìm hướng đi mới cho trường để "thoát khỏi cảnh đau đầu, áp lực này". Mục tiêu của trường là phải là dạy học trò "nên người, làm người".
