NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Xử lý rác thải điện tử - vấn nạn của kỷ nguyên công nghệ

on .

 

 

 

 

Rác thải điện tử đang tăng nhanh trên toàn cầu, do sự phát triển công nghệ và nhu cầu thiết bị điện tử. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là loại rác thải nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, rác thải điện tử cũng chứa kim loại quý và nguyên liệu hiếm, mang lại tiềm năng tái chế lớn. Nhiều quốc gia đã triển khai các chính sách toàn diện để quản lý và tái chế hiệu quả loại rác thải này.

Thụy Sĩ: mô hình tái chế hiệu quả hàng đầu thế giới

Thụy Sĩ sở hữu một trong những hệ thống tái chế rác thải điện tử hiệu quả nhất thế giới. Hệ thống này rất dễ tiếp cận, với quy trình thu gom đơn giản giúp người tiêu dùng có thể trả lại thiết bị điện tử cũ tại bất kỳ cửa hàng nào bán các sản phẩm tương tự. Điều này giảm đáng kể các rào cản đối với việc tái chế và khuyến khích sự tham gia của người dân.

Ảnh nguồn: ITNẢnh nguồn: ITN

Chính phủ Thụy Sĩ thực thi các quy định nghiêm ngặt về quản lý rác thải điện tử, bao gồm nguyên tắc Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Theo nguyên tắc này, các nhà sản xuất có nghĩa vụ pháp lý phải thu hồi và tái chế các sản phẩm điện tử do họ sản xuất khi hết vòng đời. Điều này chuyển gánh nặng quản lý rác thải điện tử từ người tiêu dùng sang nhà sản xuất, khuyến khích các công ty thiết kế sản phẩm dễ tái chế hơn và chứa ít vật liệu độc hại hơn. Cách tiếp cận chủ động này đã giúp Thụy Sĩ đạt được tỷ lệ tái chế rác thải điện tử ấn tượng trên 75%, thuộc hàng cao nhất thế giới.

Hơn nữa, quy trình tái chế của Thụy Sĩ ưu tiên bảo vệ môi trường. Các vật liệu tái chế như kim loại và nhựa được thu hồi và tái sử dụng trong các chu kỳ sản xuất mới, giảm thiểu nhu cầu sử dụng tài nguyên nguyên sinh. Các chất độc hại, bao gồm kim loại nặng và pin, được xử lý cẩn thận để ngăn chặn ô nhiễm môi trường.

Thụy Điển: kết hợp pháp luật và chiến dịch nâng cao nhận thức

Cách tiếp cận của Thụy Điển kết hợp các luật nghiêm ngặt và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Chính phủ đặt mục tiêu tái chế 65% rác thải đô thị vào năm 2025 và đạt tỷ lệ tái chế 90% đối với chai lọ, lon. Hệ thống hoàn tiền đặt cọc (Pant) đã khuyến khích người dân trả lại chai lọ và lon đã qua sử dụng với tỷ lệ thu hồi đạt khoảng 85% vào năm 2023.

 

Ngoài ra, Thụy Điển cũng triển khai sáng kiến Biến rác thành năng lượng (WtE), biến rác không thể tái chế thành năng lượng cung cấp điện và hệ thống sưởi ấm cho hàng triệu hộ gia đình mỗi năm. Điều này đã giúp giảm lượng rác thải chôn lấp xuống dưới 1% tổng lượng rác thải.

Các chiến dịch giáo dục công dân về tầm quan trọng của việc tái chế được thúc đẩy, biến nó thành một phần trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người Thụy Điển. Những nỗ lực này giúp tỷ lệ tham gia cao vào các quy trình tái chế hiệu quả.

Na Uy: chú trọng áp dụng nguyên tắc EPR

Chính sách này yêu cầu các nhà sản xuất chịu trách nhiệm tài chính đối với việc xử lý và tái chế sản phẩm của mình, từ đó khuyến khích họ thiết kế các thiết bị điện tử bền vững hơn. Đồng thời, Na Uy đầu tư vào cơ sở hạ tầng tái chế hiện đại để thu hồi các vật liệu có giá trị từ rác thải điện tử.

Cách tiếp cận trên khuyến khích các nhà sản xuất nhìn nhận tác động của sản phẩm trong suốt vòng đời của nó ngay từ khi thiết kế, góp phần vào việc phát triển một nền công nghiệp điện tử thân thiện với môi trường hơn.

Nhật Bản: Luật Tái chế đồ gia dụng

Thành công của Nhật Bản trong việc tái chế rác thải điện tử chủ yếu đến từ việc thực hiện Luật Tái chế đồ gia dụng, yêu cầu tái chế các thiết bị lớn như TV, tủ lạnh và máy điều hòa. Theo quy định của luật, các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm thu gom và tái chế những sản phẩm này, bảo đảm thu hồi các vật liệu có giá trị và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Cách tiếp cận này, với mục tiêu rõ ràng, đã giúp Nhật Bản đạt được tỷ lệ thu hồi cao đối với các kim loại quý và các vật liệu khác từ rác thải điện tử.

 

Đức: phương pháp tiếp cận đa chiều

Đức có một hệ thống quản lý chất thải điện tử vững mạnh, bao gồm các quy định nghiêm ngặt và các chương trình thu gom toàn diện. Quốc gia này áp dụng một hệ thống kép, trong đó người tiêu dùng có thể trả lại chất thải điện tử tại các điểm thu gom quy định hoặc các cửa hàng bán lẻ. Bên cạnh đó, Đức khuyến khích việc tái sử dụng và cải tạo các thiết bị điện tử, kéo dài tuổi thọ của chúng trước khi tiến hành tái chế. Phương pháp tiếp cận đa chiều này bảo đảm các thiết bị điện tử sẽ được sử dụng lâu nhất có thể trước khi bị tái chế.

Bỉ: tái chế dễ dàng và miễn phí

Khung tái chế rác thải điện tử của Bỉ được xây dựng trên nền tảng mạng lưới điểm thu gom rộng khắp và sự tham gia tích cực từ cộng đồng. Các chương trình thu hồi của quốc gia này cho phép người tiêu dùng trả lại các thiết bị điện tử cũ mà không phải chịu thêm chi phí, giúp việc tái chế trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Bỉ còn đặc biệt chú trọng vào việc thu hồi các kim loại quý từ rác thải điện tử, qua đó góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động môi trường từ việc khai thác vật liệu mới.

Việc cung cấp các lựa chọn tái chế miễn phí và tập trung vào việc thu hồi tài nguyên còn giúp thúc đẩy cộng đồng tích cực tham gia các hoạt động tái chế điện tử. Khi quá trình tái chế trở nên đơn giản và không tốn chi phí, khả năng tham gia của người dân sẽ tăng lên, từ đó mang lại hiệu quả môi trường tích cực hơn.

Canada: địa phương hóa các chiến dịch

Canada đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc tái chế rác thải điện tử thông qua các chương trình cấp tỉnh. Các mục tiêu thu gom và quản lý rác thải điện tử được thiết lập rõ ràng, với sự tham gia của cả tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Các chiến dịch giáo dục cộng đồng giúp nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của người dân vào các chương trình tái chế.

 

Hàn Quốc: Mô hình hợp tác công - tư

Hàn Quốc đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tái chế rác thải điện tử thông qua mô hình hợp tác công-tư. Chính phủ hợp tác với các công ty tư nhân để thiết lập các trung tâm tái chế trên toàn quốc. Những trung tâm này được xây dựng dễ dàng tiếp cận, và người tiêu dùng được khuyến khích tái chế các thiết bị điện tử cũ thông qua các chương trình ưu đãi, như giảm giá sản phẩm mới.

Những nỗ lực hợp tác giữa khu vực tư nhân và Chính phủ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng tái chế toàn diện. Các chương trình ưu đãi thúc đẩy người tiêu dùng tham gia tái chế rác thải điện tử, nâng cao hiệu quả tổng thể của hệ thống tái chế.

 

 

 

 

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận

on .

(NLĐO)- Nguyên tắc khi TP HCM tiến hành sắp xếp 80 phường là tránh gây xáo trộn đời sống; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thay đổi giấy tờ khi có nhu cầu.

Nghị quyết 1278/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP HCM giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Với nghị quyết này, từ hôm nay, TP HCM sẽ sắp xếp lại 80 phường tại 10 quận (3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Gò Vấp và Phú Nhuận) để hình thành 41 phường mới, sau sắp xếp giảm 39 phường so với hiện tại.

Sau sắp xếp, TP HCM có 22 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 273 đơn vị hành chính cấp xã gồm 210 phường, 58 xã và 5 thị trấn.

Phóng viên Báo Người Lao Động đã có cuộc trao đổi với Phó Giám đốc Sở Nội vụ TP HCM Nguyễn Thị Hồng Thắm về lộ trình sắp xếp 80 phường từ ngày 1-12-2024.

Hôm nay, TP HCM chính thức sắp xếp 80 phường tại 10 quận- Ảnh 1.

Phát triển TP.HCM thành trung tâm fintech

on .

TTO - Trong khoảng 10 năm trở lại đây, fintech - công nghệ tài chính - đang định hình lại sự phát triển và tương lai của ngành dịch vụ tài chính, phá vỡ các dịch vụ và sản phẩm tài chính truyền thống.

Phát triển TP.HCM  thành trung tâm fintech - Ảnh 1.

Các ngân hàng đang hợp tác với các công ty fintech ở Việt Nam tạo thêm giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của ngân hàng - Ảnh: Q.ĐỊNH

Không chỉ tạo ra sự dịch chuyển công việc từ dịch vụ tài chính truyền thống sang lĩnh vực kỹ thuật số mới, fintech còn là nền tảng hỗ trợ cho các doanh nghiệp lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ tài chính.

Đây sẽ là thách thức cho các trung tâm tài chính hiện hữu, đồng thời là cơ hội cho các trung tâm non trẻ ra đời. Vấn đề đặt ra là TP.HCM nên phát triển thành một trung tâm tài chính truyền thống hay trở thành một trung tâm fintech (fintech hub) của khu vực?

Theo báo GFH (2018), hiện tại có 7 trung tâm fintech quốc tế và 23 trung tâm fintech khu vực, trong đó Trung Quốc có 4 trung tâm fintech quốc tế và 6 trung tâm fintech khu vực. TP.HCM được xếp vào trong danh sách 25 trung tâm fintech mới nổi (Emerging fintech hub) của thế giới.

Tôi cho rằng chính quyền TP.HCM nên xác định định hướng phát triển TP.HCM là sẽ trở thành một trung tâm fintech, với sự phê duyệt của chính quyền trung ương. Bởi muốn xây dựng một trung tâm fintech cần có cam kết chính trị và hỗ trợ pháp lý cho lĩnh vực này.

Tại London, thị trưởng và một số nghị sĩ đã tích cực hỗ trợ và thúc đẩy fintech ở phạm vi địa phương và toàn cầu. Cơ quan Quản lý tài chính Anh (FCA) cũng đưa ra dự án Đổi mới (năm 2014) nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp tìm hiểu về các quy tắc, các chính sách cụ thể đang hạn chế những hoạt động của họ.

Nguồn vốn hỗ trợ cho các khởi nghiệp fintech cũng rất quan trọng, cần gia tăng sự tương tác và nhận biết giữa các công ty và nhà đầu tư trong hệ sinh thái. 

Tại Amsterdam (Hà Lan), nền tảng số StartupDelta được phát triển nhằm cung cấp thông tin về toàn bộ hệ sinh thái khởi nghiệp của Hà Lan, cung cấp cho các công ty khởi nghiệp về các nhà đầu tư tiềm năng và cung cấp hỗ trợ, thông tin tài chính và các quy định tài chính.

Việc đăng cai, tổ chức các hội nghị fintech cấp cao cũng giúp xây dựng thương hiệu và định vị một thành phố là một trung tâm quan trọng. Ví dụ, Singapore đã thành công trong việc thu hút cả Sibos, Innotribe, NextBank và Finovate vào năm 2015, tạo dấu ấn trong việc xây dựng thương hiệu Singapore như một trung tâm fintech.

Ngoài ra, cộng đồng fintech cũng cần một trung tâm, không gian làm việc chung, nơi các công ty khởi nghiệp có thể làm việc, nơi diễn ra các sự kiện liên quan đến fintech và nơi các nhà đầu tư, các công ty đã thành danh có thể đến và tham gia với các công ty khởi nghiệp. 

Ngôi nhà chung này sẽ cùng nhau thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kiến thức và tạo ra mạng lưới kết nối chất lượng.

TP.HCM cũng có một vài địa điểm có thể cân nhắc cho việc xây dựng ngôi nhà chung này như Khu công nghệ cao tại quận 9, Công viên phần mềm Quang Trung, Khu công nghệ phần mềm ĐHQG-HCM. 

Tuy nhiên, không gian làm việc chung này cần được giao cho đơn vị thực sự muốn tối đa hóa giá trị cho cộng đồng fintech, thay vì giao cho những đơn vị muốn tối đa hóa doanh thu cho thuê.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các ngân hàng đang hợp tác với các công ty fintech ở Việt Nam đã tạo thêm giá trị cho các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của ngân hàng cũng như thúc đẩy sự phát triển của các công ty fintech. 

Trong tương lai, các công ty này nên chủ động trong việc tìm cách hợp tác với các công ty khởi nghiệp và các công ty đang mở rộng quy mô.