NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tài chính tuần qua: Ngân hàng ồ ạt tăng phí ATM, Ngân hàng Nhà nước lệnh dừng

on .

Quyết định của NHNN được đưa ra trong bối cảnh một loạt các 'ông lớn' như Vietcombank, VietinBank và Agribank vừa có quyết định tăng phí rút nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.560 đồng.

Ảnh minh họa.

Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo dừng tăng phí ATM

Trao đổi với phóng viên BizLIVE chiều 9/5, một đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này vừa có chỉ đạo các ngân hàng thương mại không được tăng phí rút tiền ATM vào thời điểm này.

“Hiện NHNN đã có khung đối với các loại phí nên các ngân hàng có thể tùy tình hình điều chỉnh tăng hay giảm phí, chỉ cần vẫn nằm trong khung trên. Tuy nhiên, việc tăng giảm cũng cần phải hài hòa lợi ích hai bên, ngân hàng cần có công tác tuyên truyền, giải thích cho khách hàng hiểu, tránh việc gây bức xúc cho người dân”, vị này nói.

Quyết định trên của NHNN được đưa ra trong bối cảnh một loạt các “ông lớn” như Vietcombank, VietinBank và Agribank vừa có quyết định tăng phí rút nội mạng từ 1.100 đồng lên 1.560 đồng. (Xem tiếp)

Eximbank mới trả 9,2 tỷ cho một khách trong vụ mất 50 tỷ ở Nghệ An

Đại diện ngân hàng này nói đã tạm ứng 9,2 tỷ đồng cho một nữ khách hàng gửi 11,7 tỷ đồng tại chi nhánh ngân hàng này và bị mất 10,6 tỷ đồng. Đây là một trong 6 người mất tiền tiết kiệm với tổng số 50 tỷ đồng tại Nghệ An. Số tiền tạm ứng này được nhà băng chi dựa trên các chứng từ có chữ ký giả, còn lại 1,4 tỷ đồng có chữ ký thật của khách hàng cần xem xét làm rõ.

“Ngân hàng đang cố gắng xử lý một cách thiện chí, hài hòa nhất đối với quyền lợi của khách. Tất cả các vụ mất tiền gần đây, mà lớn nhất là khoản tiền 245 tỷ đồng của bà Chu Thị Bình, ngân hàng cũng thực hiện theo tiêu chí này.

Đến nay ngân hàng vẫn đang tiếp tục làm việc với bà Bình để thống nhất phương án tạm ứng sao cho hợp lý nhất”, đại diện Eximbank cho biết. (Xem tiếp)

Ngân hàng báo lãi nghìn tỷ: Lợi nhuận đến từ đâu?

Với lợi thế về quy mô vốn cũng như tài sản, hai “ông lớn” ngân hàng có vốn Nhà nước là Vietcombank và VietinBank vẫn đang dẫn đầu hệ thống về mức lợi nhuận đạt được.

Trong đó, Vietcombank vẫn là ngân hàng đang giữ vị trí quán quân với việc đạt 4.359 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý I/2018, tăng trưởng tới 59,3% so với cùng kỳ năm trước. Với kết quả này, ngân hàng đã hoàn thành tới 33,5% kế hoạch lợi nhuận của năm (13.000 đồng).

Đứng thứ hai là VietinBank với mức lợi nhuận 3.027 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, BIDV lại tỏ ra "hụt hơi" khi ghi nhận 2.485 tỷ đồng lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm, bị 2 ngân hàng TMCP là VPBank và Techcombank “vượt mặt” với lợi nhuận tương ứng là 2.618 tỷ đồng và 2.568 tỷ đồng. (Xem tiếp)

Ông Phạm Công Danh nói sai lầm khi đụng “bà trùm” Hứa Thị Phấn

Ông Phạm Công Danh, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Thanh, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB (trước đó là Ngân hàng Đại Tín) đã thừa nhận như vậy trong phần xét hỏi ở phiên xét xử ngày 11/5.

Trả lời câu hỏi của luật sư Trần Minh Hải, khi mua 84% cổ phần Ngân hàng Đại Tín của bà Phấn thì có biết căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch có là một trong số tài sản chính thức của Ngân hàng Đại Tín không, ông Danh cho hay, người trực tiếp triển khai đề án là ông Phan Thành Mai, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng VNCB.

Ông Danh cho biết, khi ông mua Ngân hàng Đại Tín không có thời gian để nghiên cứu chi tiết. Ông cho rằng khi đó làm doanh nghiệp, không có kinh nghiệm về tài chính ngân hàng, xem các ngân hàng là có chuẩn mực về thẩm định, về tài sản cho vay. (Xem tiếp)

Sau kiểm toán, lợi nhuận VietABank “bốc hơi” gần 19%, nợ xấu tăng hơn 74%

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) vừa có báo cáo tài chính hợp nhất đã được kiểm toán năm 2017.

Theo đó, đến cuối tháng 12/2017, tổng tài sản của ngân hàng đạt hơn 64,43 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm.

Cho vay khách hàng tính đến cuối năm đạt 34,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 12,5% trong khi tiền gửi khách hàng chỉ tăng 6,9%, đạt 34,4 nghìn tỷ đồng. Theo đó, tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi của ngân hàng đã lên mức xấp xỉ 100%.

So với báo cáo tự lập, báo cáo tài chính sau kiểm toán của VietABank có một số thay đổi quan trọng liên quan đến trích lập dự phòng và nợ xấu. (Xem tiếp)

Các ngân hàng lớn tăng phí rút tiền: Tận thu hay bù lỗ?

Vấp phải những phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng, những tưởng các nhà băng sẽ dè dặt và thận trọng hơn trong việc nâng phí dịch vụ, thế nhưng mới đây lại có thêm các ngân hàng lớn nữa thông báo thu thêm tiền.

Agribank mới đây thông báo từ 12/5 sẽ tăng phí rút tiền nội mạng qua ATM, mức 1.100 đồng lên 1.650 đồng/giao dịch. Ngoài phí rút tiền nội mạng, Agribank cũng tăng phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ATM và phí chuyển khoản liên ngân hàng tại ứng dụng E-Mobile Banking lên mức 0,05% số tiền giao dịch.

VietinBank thì cho biết điều chỉnh mức phí rút tiền mặt tại ATM với thẻ ghi nợ E-Partner, ở hai mức phí cho các dòng thẻ khác nhau. Theo đó, thẻ ghi nợ Gold và Pink-Card, mức phí rút tiền mặt tại ATM được điều chỉnh tăng lên 2.200 đồng, còn các thẻ dòng C-Card và S-Card mức phí cũng điều chỉnh tăng lên 1.650 đồng/giao dịch, từ mức 1.100 đồng trước đó. Biểu phí này áp dụng từ 5/5. (Xem tiếp)

“Bà Hứa Thị Phấn nói với tôi bà ấy có tật lớn là rất tham!“

Bị cáo Hoàng Văn Toàn, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Đại Tín – TrustBank cho rằng, theo quan sát và tiếp xúc trong mấy năm, thấy bà Hứa Thị Phấn là người rất thông minh, rất thẳng thắn. Bà Phấn từng chia sẻ với có tật lớn là rất tham.

"Theo tôi nghĩ, cái gì mà được tính toán thì khó mà lọt qua mắt, qua suy xét của bà Phấn”, bị cáo Toàn cho biết.

Do không trực tiếp làm, không quan hệ gắn bó dài với bà Phấn nên không hiểu hết việc của bà này, nhưng bị cáo Toàn cho rằng vẫn luôn có cảm giác là không thể lừa, lấy được tiền của bà Phấn. (Xem tiếp)

Đã đến lúc bỏ quota tín dụng và trần lãi suất?

Kết thúc quý I/2018, tăng trưởng GDP đạt mức 7,38%, mức tăng cao nhất trong 10 năm vừa qua. Ngay sau khi con số này được công bố, nhiều tổ chức trong nước đều dự báo GDP của Việt Nam sẽ đạt được mục tiêu 6,7% đề ra cho năm 2018.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) mới đây cho rằng tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ ở mức 6,83%, trong khi đó, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia dự báo tăng trưởng GDP năm 2018 có thể đạt 6,9% - 7,1%.

Câu hỏi đặt ra là: Với tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như vậy, Nhà điều hành sẽ có thái độ như thế nào đối với chính sách tiền tệ từ nay tới cuối năm? (Xem tiếp)

Nhu cầu thanh khoản đẩy lãi suất tăng trở lại

Báo cáo tài chính tiền tệ tháng 4 mới công bố của CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI) cho biết, trong 3 tháng đầu năm 2018, thị trường tiền tệ ngân hàng được thừa hưởng các yếu tố hỗ trợ từ năm 2017 và duy trì ở trạng thái rất tốt.

Tuy nhiên, bước sang tháng 4, tình hình có những thay đổi rõ rệt với thanh khoản hệ thống ngân hàng bớt dồi dào và lãi suất bắt đầu chuyển sang xu hướng tăng. Điểm tích cực là tỷ giá duy trì khá ổn định và giảm nhẹ so với tháng trước.

Cụ thể, sau khi NHNN liên tục phát hành tín phiếu trong tháng 3 và hút ròng 66 nghìn tỷ đồng dư thừa trên hệ thống, thanh khoản hệ thống ngân hàng giảm đi đáng kể và được phản ánh rõ trong các giao dịch thị trường mở. (Xem tiếp)

3 điểm sáng quan trọng từ báo cáo tài chính 2017 của VAMC

Công ty Quản lý Tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đã công bố báo cáo tài chính năm 2017. Tại ngày 31/12/2017 số dư trái phiếu đặc biệt VAMC đã phát hành cho các tổ chức tín dụng (TCTD) là 182.684 tỷ đồng, giảm 12.032 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trái phiếu đặc biệt loại kỳ hạn 6 năm không còn, trong khi năm trước là hơn 528,7 tỷ đồng; loại trái phiếu kỳ hạn 5 năm giảm khoảng 15.000 tỷ đồng; loại trái phiếu kỳ hạn 10 năm tăng thêm 3.050 tỷ đồng so với thời điểm cuối năm 2016.

Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành 182.684,2 tỷ đồng có mệnh giá 199.047,4 tỷ đồng, VAMC đã ghi giảm hơn 16.363 tỷ đồng cho khối lượng trái phiếu đặc biệt nói trên thông qua nghiệp vụ thu hồi nợ xấu đã mua từ các TCTD bằng hình thức trái phiếu đặc biệt. So với thời điểm cuối năm 2016, nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt mà VAMC đã thu hồi được tăng thêm 3.394 tỷ đồng. (Xem tiếp)

TS. Cấn Văn Lực: Ngân hàng chỉ nên tăng trưởng dựa trên khả năng kiểm soát rủi ro

Đánh giá về quá trình tái cơ cấu hệ thống trong thời gian qua, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính cho rằng, tới thời điểm này, nhà điều hành đã hoàn thành cơ bản một số mục tiêu.

Thứ nhất, đã không để xảy ra đổ vỡ hệ thống trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp và phải xử lý nhiều vấn đề cùng lúc.

Thứ hai, hệ thống ngân hàng đã lành mạnh hơn trước, thể hiện qua một loạt các chỉ tiêu tài chính. (Xem tiếp)

PG Bank ra sao trước khi về một nhà với HDBank?

Có thể nói, quyết định PG Bank về một nhà với HDBank là một trong những nội dung “nóng nhất” mùa đại hội đồng cổ đông ngành ngân hàng năm nay. Những thông tin liên quan đến “hủy hôn”, “hẹn hò” rồi “kết hôn” của PG Bank với những đối tác khác nhau được đưa ra một cách bất ngờ và chóng vánh, khiến cho giới đầu tư đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, VietinBank đã thông qua phương án sáp nhập PG Bank. Theo đó, VietinBank sẽ sáp nhập với PG Bank thông qua phương thức hoán đối cổ phiếu.

Theo kế hoạch, hai nhà băng sẽ hoàn thành việc sáp nhập và đưa cổ phiếu mới niêm yết trên HSX ngay trong quý III/2015. Tuy nhiên, việc “về chung một nhà” của hai ngân hàng đã không suôn sẻ như dự tính. (Xem tiếp)

LINH LINH

Nguồn: https://baomoi.com/tai-chinh-tuan-qua-ngan-hang-o-at-tang-phi-atm-ngan-hang-nha-nuoc-lenh-dung/c/26017511.epi?utm_source=iapp&utm_campaign=share