Nữ giám đốc 9X khuyên tân sinh viên 8 điều để không phí hoài
Nữ giám đốc 9X Trần Thị Thùy Trang đã đưa ra nhiều lời khuyên bổ ích cho các bạn tân sinh viên để không phí hoài tuổi trẻ khi bước chân vào giảng đường đại học.
Trần Thị Thùy Trang (sinh năm 1990, Hà Nội, cựu sinh viên ĐH Ngoại thương Hà Nội) là gương mặt trẻ được biết đến với thành tích học tập và hoạt động quốc tế đáng ngưỡng mộ. Trang cũng là thành viên trẻ nhất trong tám người được diện kiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton (năm 2012).
Sau đợt tuyển sinh đại học, cao đẳng 2015, nữ giám đốc 9X Trần Thị Thùy Trang đã chia sẻ dù bản thân cũng mới chỉ tốt nghiệp vài năm nhưng trong quá trình đi học cô bạn cũng đạt được một số thành tích và những trải nghiệm thú vị.
Công nghệ truyền dữ liệu không dây mới hiệu quả gấp 10 triệu lần Bluetooth
Công nghệ truyền dữ liệu Bluetooth là rất phổ biến và chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp ở mọi lúc mọi nơi, như những thiết bị đeo thông minh, tai nghe, chuột và bàn phím không dây, truyền dữ liệu thông qua các thiết bị di động. Cho đến nay thì việc truyền dữ liệu không dây ở khoảng cách gần vẫn phải dựa vào công nghệ Bluetooth, vì chưa có một công nghệ nào khác tỏ ra thực sự hiệu quả.
Đây là đoạn video đã từng khiến Google bỏ ra 1,6 tỷ USD mua lại YouTube
Ít ai biết được rằng, Google cũng từng rất lưỡng lự trong việc thâu tóm YouTube, cho tới khi họ được xem video dưới đây.
CEO của YouTube, Susan Wojciki từng được hỏi về video cô yêu thích nhất trên trang web mà cô đang điều hành. Điều này khiến cô nhớ lại thời điểm cách đây gần 1 thập kỷ, khi mà Wojciki bị chinh phục bởi 1 đoạn video, giúp cô đưa ra quyết định trong việc mua lại YouTube, dự án Wojciki đang theo đuổi lúc đó.
Đố vui về những câu nói nổi tiếng giới công nghệ
![]() |
(Bấm vào câu trả lời để xem đáp án)
Một lỗi lập trình 15 năm về trước đã khiến Ngân hàng đầu tư quốc tế mất 7 triệu USD như thế nào
Bạn từng ra khỏi nhà quên tắt điều hòa trong nhà và tiếc đứt ruột vài nghìn đồng tiền điện mất oan? Tưởng tượng cùng một việc như thế nhưng lỗi lầm của bạn nhân lên thành..150 tỷ đồng.
Về cơ bản đây là điều đã xảy ra với Citigroup, một trong những công ty dịch vụ tài chính và ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới.
Ác mộng của dân lập trình..
Theo Uy bản Chứng khoan và Sở Giao dịch Mỹ SEC, cụ thể lỗi bug hệ thống khiến cho một lượng lớn các đơn giao dịch điện tử nhà nước bị thất lạc. Không những thế, sự cố này đã kéo dài 15 năm, từ năm 1999 đến 2014 mà không hề bị phát hiện.
Chính Citigroup đã tự phát hiện thấy lỗi lầm của hệ thống khi được SEC yêu cầu báo cáo dữ liệu giao dịch vào tháng 4 năm 2014. Chỉ khi đội kỹ thuật được yêu cầu xác định các mã số nội bộ cần được xét duyệt, lỗi hệ thống mới lộ ra. Nhóm kỹ thuật đã phát hiện thấy lượng lớn thông tin giao dịch từ một số chi nhánh công ty bị "thất lạc".
"Blue Sheet" là những báo cáo hóa đơn giao dịch mà Ủy Ban SEC yêu cầu các hãng đầu tư lớn phải xuất trình để kiểm tra. Hệ thống Blue Sheet nhằm đảm bảo những hoạt động tài chính lớn hoạt động một cách trong sạch cũng như để khoanh vùng lý do của những chuyển biến bất thường về giá cả thị trường.
Bốn ngày sau đó, một bản vá chữa cháy đã được cài đặt. Nhưng phải mất đến 8 tháng sau, Citigroup mới nhận được báo cáo thiệt hại chính thức từ SEC. Theo Ủy Ban SEC, những bản báo cáo thất lạc kéo dài hơn thập kỷ này đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm toán của nhà nước.
Sau đó không lâu, tháng 1 năm 2015, Ciitigroup chính thức xác nhận hoàn toàn lỗi lầm của mình.
Lỗi lầm 7 triệu USD là do sơ suất nhỏ
Sau một hồi tìm hiểu, các chuyên viên đã ngỡ ngàng khi phát hiện thấy lỗi bắt nguồn từ sự cẩu thả trong khâu duyệt lỗi Debug.
Cụ thể, trước những năm 1990, Citigroup đã sử dụng hệ thống chỉ gồm các chữ số để đánh số các mã giao dịch của mình. Trong thời kỳ test và debug hệ thống, các kỹ sư khi đó quyết định đánh dấu các mã giao dịch "thử nghiệm" mở đầu bằng các số từ 089 cho đến 100. Nhưng giao dịch này sẽ được loại bỏ khi hệ thống xét duyệt nhằm tránh lẫn lộn giữa giao dịch thật và giả. Ví dụ những mã số như 090 1111 hay 100 1111 sẽ bị hệ thống tự đào thải nhằm tránh nhầm lẫn.
Từ đó, mọi việc hàng ngày của các lập trình viên và công ty diễn ra suôn sẻ... Cho đến một ngày khi toàn bộ hệ thống Citigroup chuyển sang cách phân mã số sử dụng cả số lẫn chữ. Vấn đề bắt đầu xuất hiệnkhi bộ lọc thử nghiệm đã không được gỡ ra và gây ra lỗi tai hại. Do đó, Citigroup phải trả giá bằng sự thất thoát về dữ liệu lịch sử giao dịch (chưa kể đến khoản phạt tiền trị giá cả một gia tài).
Về cơ bản, hệ thống đã đào thải thông tin giao dịch hợp lệ do nhầm lẫn giữa cách đặt mã giao dịch có chữ và không có chữ. Lỗi nhỏ nhặt này hoàn toàn có thể tránh được nếu các kỹ sư khi đó làm việc một cách có hệ thống hơn.
Ủy ban SEC không thể châm chước cho lỗi lầm làm thất lạc đến 26.810 thông tin giao dịch trong 15 năm qua của Citigroup và đã ra quyết định phạt công ty mức phạt lên đến 7 triệu USD (hay hơn 150 tỷ đồng).
Theo ủy ban: "Các công ty trung gian đầu tư có trách nhiệm cốt yếu trong việc cung cấp cho Ủy ban SEC dữ liệu giao dịch. Nhưng thông tin này là cơ sở cho Uy ban thực hiện những cuộc điều tra tài chính. Citigroup đã không chấp hành quy định, không những thế khoảng thời gian mà Citigroup vi phạm luật kéo dài đến cả hơn thập kỷ. Công ty sẽ phải chịu hình phạt lớn nhất trong lịch sử về các vi phạm liên quan đến hóa đơn xanh".
Một bài học đắt giá cho công ty Citigroup và dân quản trị dữ liệu nói chung trên thế giới.
Tham khảo TheRegister
Nguồn: Báo Mới