Giáo sư Pháp bàn triển vọng mô hình đại học nghiên cứu ở Việt Nam

on .

Muốn có đại học nghiên cứu ở Việt Nam thì các đại học Việt Nam phải biết làm nghiên cứu, từ giáo sư, giảng viên đến sinh viên.

Ngày 11/4, Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp tổ chức cuộc thảo luận bàn tròn về giáo dục lần thứ 3 với chủ đề “Đại học nghiên cứu”. Tại sao vấn đề “nghiên cứu” lại được đặt ra đối với các trường đại học? Và kinh nghiệm của phía Pháp cũng như góp ý cho phía Việt Nam ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương.

PV Đài TNVN phỏng vấn Tiến sĩ Nguyễn Thụy Phương, điều phối viên Ban tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn giáo dục của Hội Chuyên gia Việt Nam tại Pháp.

Hạnh phúc của nhà nghiên cứu độc lập*

on .

Ngày 24/3 vừa qua, nhà nghiên cứu thư tịch cổ Trung Hoa Phạm Hoàng Quân đã được trao giải thưởng Phan Châu Trinh lần thứ tám năm 2015 cho những công trình nghiên cứu sử liệu Trung Quốc liên quan đến biển Đông. Trong diễn từ đọc tại lễ trao giải, ông chia sẻ về những cái sướng cũng như cái khổ từ kinh nghiệm của người đã có gần 20 năm làm nghiên cứu độc lập.

Tôi được sinh ra trong một gia đình không có truyền thống nghiên cứu, bản thân lại không được may mắn học hành chính quy; phương pháp nghiên cứu, các ngành khoa học liên quan và chữ Hán đều mày mò tự học.

THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIA HẠN THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH ĐỢT 1 NĂM 2015

on .

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2015, Trường Đại học Công nghệ Thông tin gia hạn thời gian nhận hồ sơ ( bao gồm cả hồ sơ dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ, hồ sơ chuyển tiếp sinh, hồ sơ nghiên cứu sinh) đến 15 giờ ngày 11/4/2015 (thứ bảy).

Trân trọng.

Nguồn: http://www.uit.edu.vn/tin-tuc/thong-bao-dao-tao/sau-dai-hoc/954-thong-bao-ve-viec-gia-han-thoi-gian-nop-ho-so-tuyen-sinh-sau-dai-hoc-dot-1-nam-2015.html

Khoa học - nền tảng của mọi thứ

on .

Tại buổi điều trần trước Ủy ban Thương mại, Khoa học và Vận tải (Thượng viện Hoa Kỳ), tháng 7/2014, bà Mariette DiChristina, Tổng biên tập và Phó Chủ tịch cấp cao của Tạp chí Scientific American (SciAm), tạp chí lâu đời nhất được xuất bản hằng tháng tại Hoa Kỳ, đã có một bài nói thuyết phục về việc tại sao chúng ta phải đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) khoa học cơ bản.

Khoa hoc - nen tang cua moi thu

350 năm tạp chí khoa học đầu tiên trên thế giới

on .

350 nam tap chi khoa hoc dau tien tren the gioi

Ấn bản đầu tiên của tờ tạp chí khoa học đầu tiên của thế giới được xuất bản tại Anh đúng 350 năm trước đây. Dấu mốc này là một cơ hội để các nhà sử học và nhà khoa học suy ngẫm về quá khứ, hiện tại và tương lai của ngành xuất bản khoa học.

Kỷ yếu Triết học (Philosophical Transactions)1 được xuất bản tại London bởi nhà triết học tự nhiên Henry Oldenburg, Thư ký của Hội Hoàng gia vào ngày 6 tháng 3 năm 1665. Đây là ấn phẩm định kỳ đầu tiên dành cho khoa học thực nghiệm và khoa học quan sát (khoa học quan sát vào thời bấy giờ chỉ ngành triết học về tự nhiên hoặc triết học thực nghiệm), và cũng là ấn phẩm định kỳ bằng tiếng Anh cổ nhất đến nay vẫn đang được xuất bản.