NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Nếu xếp hạng là một căn bệnh, đối sánh có phải là thuốc chữa? (Kỳ 1)

on .

Mối bận tâm về xếp hạng đại học phản ánh sự thừa nhận nói chung về việc mức tăng trưởng kinh tế và năng lực cạnh tranh toàn cầu đang ngày càng bị chi phối bởi kiến thức và các trường có một vai trò trọng yếu trong bối cảnh ấy. Thực tế là, các trường ĐH có một vai trò cốt lõi trong việc hỗ trợ cho chiến lược tăng trưởng kinh tế tri thức và xây dựng xã hội dân chủ cũng như sự cố kết xã hội. Bằng cách tạo ra một lực lượng lao động kỹ năng cao, có năng suất tốt và linh hoạt, bằng cách sáng tạo, ứng dụng và phổ biến tri thức mới, công nghệ mới, các trường ĐH đang giúp cho đất nước họ tăng cường năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tuy vậy, những nỗ lực thử nghiệm đo lường và phân tích điều gì mang lại hiệu quả ở các trường đã và đang nhấn mạnh đến hoạt động của từng trường, chẳng hạn như mức độ cạnh tranh đầu vào, thành quả nghiên cứu, khả năng kiếm được việc làm của sinh viên tốt nghiệp, v.v.

Xây dựng và phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong trường đại học

on .

Xay dung va phat trien nhom nghien cuu manh trong truong dai hoc

Các nhóm nghiên cứu mạnh là hạt nhân phát triển của những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc, qua đó thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn kết với các đối tác lớn trong và ngoài nước để cùng nhau giải quyết những nhiệm vụ KH&CN trọng điểm tầm quốc gia, quốc tế và tạo ra những sản phẩm KH&CN xuất sắc.

Định hướng và nguyên tắc xây dựng

Các nhóm nghiên cứu mạnh ở trường đại học sẽ là nơi tập hợp các thầy giỏi, trò giỏi cùng nhau nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm tốt nhất cho xã hội và là hạt nhân cho việc phát triển thành những Trung tâm nghiên cứu xuất sắc (Center of Excellence - COE), những yếu tố tiêu biểu cho sức mạnh của một tổ chức KH&CN.

Khó khăn của nhóm nghiên cứu trẻ

on .

Kho khan cua nhom nghien cuu tre

Để tạo dựng được một nhóm nghiên cứu, các nhà khoa học trẻ phải vượt qua hai vấn đề khó khăn thường trực là thiếu hụt lực lượng và kinh phí đầu tư cho các dự án/đề tài nghiên cứu khoa học.

Có bột mới gột nên hồ

Đề cập đến chuỗi khó khăn khi trở về Việt Nam gây dựng nhóm, PGS. TS Lê Thị Lý, trưởng nhóm nghiên cứu về ứng dụng của Tin sinh học (Bioinformatics) trong nghiên cứu y sinh và phát triển dược phẩm (ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM), cho biết, hai vấn đề thường trực mà chị và nhiều đồng nghiệp khác gặp phải là khó phát triển lực lượng và tìm kinh phí thực hiện đề tài/dự án khoa học.

Nghiên cứu và phát triển trong đại học * (Kỳ 1)

on .

Nghien cuu va phat trien trong dai hoc * (Ky 1)

Nghiên cứu và phát triển (R&D) là một thành tố tối quan trọng trong một trường đại học hiện đại. R&D không những quan trọng về mặt kinh tế, phát triển khoa học nói chung và kỹ năng nghiên cứu nói riêng, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng giáo dục.

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một vài thu thập, quan sát, và kinh nghiệm cá nhân về việc làm R&D trong đại học. Các ví dụ và quan sát sẽ chủ yếu xoay quanh ngành Khoa Học Máy Tính, vì đó là ngành mà tôi làm việc và có chút ít hiểu biết. Tôi hy vọng rằng các quan sát này có thể phần nào có tính phổ quát và trở nên hữu dụng trong nhiền ngành khác nữa. Cuối cùng, bài viết nêu ra một vài ý tưởng cho việc cải thiện cả chất lẫn lượng của R&D trong các trường đại học ở Việt Nam.

Vietnam ICT Summit: CNTT và Quản trị thông minh

on .

Vietnam ICT Summit: CNTT va Quan tri thong minh

Ngày 25/6, Diễn đàn cấp cao CNTT – TT Việt Nam (Vietnam ICT Summit) lần thứ năm đã chính thức khai mạc tại Hà Nội với chủ đề “CNTT và Quản trị thông minh”. Đây là chương trình thường niên do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức nhằm tạo một diễn đàn thảo luận, chia sẻ nhận thức, tầm nhìn, xu thế, các định hướng và giải pháp để phát triển và phát huy vai trò của CNTT phục vụ sự nghiệp CNH- HĐH đất nước.

Tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Vietnam ICT Summit 2015, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định nỗ lực của ngành CNTT ở Việt Nam: Tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng 16% (2014), thuộc vào top 5 nước tăng trưởng CNTT nhanh nhất thế giới, đứng đầu thế giới trong lĩnh vực dịch vụ phần mềm thuê ngoài.