NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá đề cương NCS

on .

Phòng ĐTSĐH&KHCN kính gửi Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá đề cương NCS, đề cương nghiên cứu, thời gian và địa điểm tổ chức của NCS Nguyễn Tấn Cầm.
 
- Thời gian tổ chức: lúc 14h00 ngày 14 tháng 10 năm 2015.
 
- Địa điểm: Phòng họp A114, Trường Đại học Công nghệ Thông tin, Khu phố 6, Phường Linh trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.
 
Trân trọng,
Phòng ĐTSĐH&KHCN.
Attachments:
Download this file (123-QD-DHCNTT-DTSDH-12-10-2015.pdf)123-QD-DHCNTT-DTSDH-12-10-2015.pdf[ ]655 kB

Toán học dưới một góc nhìn khác

on .

Vào ngày 10/10 vừa qua, Viện Toán học phối hợp với Tạp chí Tia Sáng, Công ty Sách Long Minh, Công ty sách Sputnik, Trung tâm giáo dục PoMath tổ chức chương trình “Một ngày với Toán học”. Trong đó, dù là học sinh tiểu học hay các nhà Toán học chuyên nghiệp cũng đều tìm thấy cho mình những góc nhìn mới mẻ về Toán học.

Tại hội trường của Viện Toán học, diễn ra những bài giảng của GS. Nguyễn Tiến Dũng (hiện đang giảng dạy tại Đại học Toulose, Pháp), GS. Hoàng Xuân Phú, GS. Hà Huy Khoái, GS. Ngô Trung Việt.

Giải những bài toán mà cuộc sống cần

on .

PGS. TS. Lê Văn Cảnh được sinh viên trong trường gọi giản dị hai tiếng “thầy Cảnh”. Còn với truyền thông, đa phần biết đến thầy qua danh hiệu khoa học Quả Cầu Vàng năm 2013 được Bộ KH&CN trao tặng nhờ nghiên cứu “Công nghệ tính toán ứng dụng vào kỹ thuật xây dựng” giúp việc thi công nền móng của một trung tâm thương mại ở Cần Thơ tiết kiệm hơn năm tỉ đồng.

Tìm hướng đột phá

Là một nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu định hướng ứng dụng, mục tiêu số một của PGS Cảnh là xây dựng giải pháp thiết kế thi công kết cấu tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư và nhìn rộng ra là mang lợi ích chung cho xã hội.

Những đề xuất thẳng thắn và cởi mở của nhà khoa học trẻ tới Thủ tướng

on .

Những kiến nghị và đề xuất mà các nhà khoa học trẻ xuất sắc nêu lên trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo Bộ KH&CN vào sáng ngày 11/9 vừa qua cùng tập trung ở hai vấn đề: cần tôn trọng, tin tưởng các nhà khoa học trẻ tuổi, và xây dựng một cơ chế minh bạch, công bằng, cởi mở hơn trong quản lý khoa học để họ có thể phát huy tối đa năng lực của mình.

Tôn trọng, đánh giá công bằng và trao quyền tham gia tiếng nói cho lớp trẻ

Trong cuộc gặp gỡ ngày 11/9, các nhà khoa học trẻ xuất sắc đã thẳng thắn nói lên những nguyện vọng được Nhà nước tin tưởng, không chỉ dừng lại ở vấn đề được tin tưởng giao kinh phí, đề tài nghiên cứu, mà còn trong cả việc được tham gia tiếng nói xây dựng các chính sách KH&CN từ tầm vi mô tới vĩ mô. TS. Phạm Thị Tuyết Nhung, thành viên nhóm nghiên cứu của GS. Pierre Darriulat tại Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết chị và các thành viên trẻ của nhóm nghiên cứu đều rất mong muốn được tham gia đóng góp công sức vào những chương trình nghiên cứu trong chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam, “không chỉ thực hiện theo những kế hoạch đã được vạch ra mà còn đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và lên kế hoạch cho những chương trình này”.

Cần một cơ sở dữ liệu về các nhà khoa học

on .

Cách đây một vài năm, tôi đã đề xuất ý tưởng thành lập một câu lạc bộ các nhà khoa học, lấy đó làm nơi gặp gỡ và kết giao giữa những người làm công tác nghiên cứu, qua đó các nhà khoa học có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ ý tưởng cũng như nêu nguyện vọng hợp tác nghiên cứu lâu dài. Tuy nhiên điều đó đã không thực hiện được vì nhiều lý do.

Giờ đây, khi vấn đề khuyến khích và tạo điều kiện cho các tiến sỹ trẻ về nước làm việc một lần nữa lại đặt ra, tôi thấy việc làm thiết thực nhất mà chúng ta nên làm và có thể làm được là tạo dựng một trung tâm tư liệu trên mạng internet, nơi có trách nhiệm điều phối, cập nhật thông tin về các nhà khoa học Việt Nam.