Thông báo lịch của Hội đồng chấm Chuyên đề Tiến sĩ thứ 2

on .

Bộ môn KH-KTTT kính mời quý Thầy/Cô, các anh/chị NCS tham dự buổi Hội đồng chấm Chuyên đề Tiến sĩ thứ 2 của NCS. Nguyễn Tấn Cầm.
 
Thành viên hội đồng:
 
        1. PGS.TS. Trần Minh Triết   - Chủ tịch
        2. TS. Nguyễn Tuấn Nam      - Ủy viên thư ký
        3. PGS.TS. Lê Trung Quân   - Ủy viên
 
Thời gian:
       + 10:00am - 11:00am, thứ 6, ngày 16/12/2016
 
Địa điểm: Phòng A114, Trường ĐHCNTT - cơ sở Thủ Đức.
 
Trân trọng,
BM. KH-KTTT

Mời họp Tiểu ban chuyên môn xét tuyển trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2016

on .

Mời họp Tiểu ban chuyên môn xét tuyển trình độ tiến sĩ đợt 2 năm 2016
 
- Thời gian: thứ sáu ngày 21/10/2016.

- Địa điểm: Phòng A112, Tòa nhà A, Trường ĐHCNTT

Thời gian cụ thể như sau:

- Từ 8 giờ 00, xét tuyển đối với ứng viên Bùi Danh Hường.

- Từ 9 giờ 30 , xét tuyển đối với ứng viên Nguyễn Trác Thức

- Từ 13 giờ 30, xét tuyển đối với ứng viên Trần Quang Hải Bằng

- Từ 15 giờ 00, xét tuyển đối với ứng viên Nguyễn Kim Duy
 
Trân trọng.

SINH HOẠT HỌC THUẬT

on .

Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật Thông tin trực thuộc trường ĐH Công nghệ Thông tin TP.HCM kính mời quí Thầy/Cô, các NCS, học viên CH, SV tham dự Hội đồng Bảo vệ Chuyên đề Tiến sĩ.
 
Tên chuyên đề: "Một hướng tiếp cận trong việc phát hiện nguy cơ bảo mật trên thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android bằng cách phân tích liên ứng dụng". 
 
Kế hoạch: 
             14H, ngày 30/05/2016, phòng A112, cơ sở Linh Trung, Thủ Đức
 
Trân trọng,
Bộ môn Khoa học và Kỹ thuật Thông tin.
 
 
Tóm tắt Chuyên đề:
"Hệ điều hành Android chiếm thị phần lớn trong các năm gần đây. Số lượng mã độc mới nhắm vào Hệ điều hành Android ngày càng nhiều. Các nghiên cứu hiện tại tập trung phân tích hành vi nguy hiểm của các ứng dụng trên Android bằng cách phân tích thông tin liên quan đến từng ứng dụng riêng lẻ. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều hành vi nguy hiểm chỉ được cấu thành khi có sự cộng tác của nhiều ứng dụng. Đó là các dạng tấn công cộng tác. Như vậy các kỹ thuật phân tích trên ứng dụng đơn sẽ không phát hiện được các hành vi độc hại dạng tấn công cộng tác này. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất một kỹ thuật phân tích liên ứng dụng để phát hiện các hành vi độc hại mà các kỹ thuật phân tích trên ứng dụng đơn không phát hiện được. Hệ thống này có tên là IACDroid. Trong nghiên cứu này chúng tôi cũng đóng góp 30 mẫu thử mới cho bộ dữ liệu thử nghiệm DroidBench Dataset nhằm làm tăng số lượng mẫu thử cho các dataset hiện tại. IACDroid được kiểm thử bằng bộ dữ liệu thử nghiệm DroidBench Dataset và IAC Extended DroidBench Dataset cho độ chính xác cao. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng hệ thống này để đánh giá 1000 ứng dụng phổ biến trên các trang cung cấp ứng dụng Android. Kết quả phân tích cho thấy có nhiều nhóm ứng dụng trong các kho ứng dụng hiện tại thực hiện hành vi rò rỉ thông tin nhạy cảm thông qua các giao tiếp liên ứng dụng."