Những đề xuất thẳng thắn và cởi mở của nhà khoa học trẻ tới Thủ tướng
Tôn trọng, đánh giá công bằng và trao quyền tham gia tiếng nói cho lớp trẻ
Trong cuộc gặp gỡ ngày 11/9, các nhà khoa học trẻ xuất sắc đã thẳng thắn nói lên những nguyện vọng được Nhà nước tin tưởng, không chỉ dừng lại ở vấn đề được tin tưởng giao kinh phí, đề tài nghiên cứu, mà còn trong cả việc được tham gia tiếng nói xây dựng các chính sách KH&CN từ tầm vi mô tới vĩ mô. TS. Phạm Thị Tuyết Nhung, thành viên nhóm nghiên cứu của GS. Pierre Darriulat tại Trung tâm Vệ tinh Quốc gia (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) cho biết chị và các thành viên trẻ của nhóm nghiên cứu đều rất mong muốn được tham gia đóng góp công sức vào những chương trình nghiên cứu trong chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam, “không chỉ thực hiện theo những kế hoạch đã được vạch ra mà còn đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và lên kế hoạch cho những chương trình này”.
Các NCS báo cáo cuối năm
Giải những bài toán mà cuộc sống cần
Tìm hướng đột phá
Là một nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu định hướng ứng dụng, mục tiêu số một của PGS Cảnh là xây dựng giải pháp thiết kế thi công kết cấu tiết kiệm tối đa chi phí cho chủ đầu tư và nhìn rộng ra là mang lợi ích chung cho xã hội.
THÔNG BÁO VỀ VIỆC GIA HẠN THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ TUYỂN SINH NGHIÊN CỨU SINH ĐỢT 1 NĂM 2015
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh Sau đại học đợt 1 năm 2015, Trường Đại học Công nghệ Thông tin gia hạn thời gian nhận hồ sơ ( bao gồm cả hồ sơ dự thi đào tạo trình độ thạc sĩ, hồ sơ chuyển tiếp sinh, hồ sơ nghiên cứu sinh) đến 15 giờ ngày 11/4/2015 (thứ bảy).
Trân trọng.
Giáo sư danh tiếng đề xuất cải tổ đại học
Nối tiếp mạch bàn tròn của Hội Khoa học và chuyên gia VN tại Pháp về mô hình "đại học nghiên cứu", GS Lê Văn Cường, một tên tuổi lớn trong giới khoa học kinh tế tại Pháp và quốc tế đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện đào tạo và nghiên cứu của đại học Việt Nam.
“Nhiều công trình của giảng viên chỉ ngang tầm sinh viên Master”
![]() |
GS Lê Văn Cường từng giữ vị trí Giám đốc nghiên cứu cấp cao của “Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp” CNRS |
Thưa giáo sư, ông nghĩ như thế nào về tình hình nghiên cứu của các trường đại học Việt Nam?
Tôi đã đọc khá nhiều công trình nghiên cứu của giảng viên các đại học kinh tế ở Việt Nam.
Rất nhiều trong đó chỉ ngang tầm những công trình của một sinh viên vừa tốt nghiệp năm thứ nhất (M1), hay năm thứ hai (M2) Master của các đại học kinh tế ở châu Âu.
Tôi không có con số tiền đầu tư vào nghiên cứu của Việt Nam. Con số đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam là quãng 1% của GDP. Không phải là nhỏ so với con số của Indonesia, Malaysia (quãng 0,5%).
Nhưng câu hỏi đặt ra là hiệu quả của việc đầu tư ấy là như thế nào?
Hơn nữa, tham nhũng ở Việt Nam có làm giảm con số 1% ấy không?
Nếu có, con số thực là bao nhiêu? Nếu những lời đồn về con số tham nhũng (30%) là đúng, thì thật ra Việt Nam chỉ đầu tư quãng 0,7% GDP. Con số này không xa lắm con số hai nước trên.
Cụ thể hơn, về trình độ của giảng viên và việc đào tạo nghiên cứu sinh?
Tôi đã hướng dẫn luận án tiến sĩ cho một số giảng viên đại học của Việt Nam và theo dõi một số giảng viên khác trong quá trình làm luận án.
Một vài người (thiểu số) ra về hai bàn tay trắng vì không đủ can đảm đi tiếp khi nhận thấy trình độ kiến thức của mình quá thấp so với chuẩn các đại học Pháp.