NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Học phí ĐH công lập có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng

on .

Dự kiến học phí ngành cao nhất của các trường công lập có thể lên đến 5,05 triệu đồng/ tháng/ sinh viên vào năm học 2020-2021. 

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế tự chủ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập.

Theo đó, dự kiến sẽ có các mức học phí khác nhau tùy từng loại hình tự chủ tài chính. Trong đó, các trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Vì sao Apple 'nghỉ chơi' với Intel?

on .

François Piednoël, cựu kỹ sư của Intel đã đưa ra nhận xét liên quan đến quyết định của Apple trong việc áp dụng kiến trúc ARM thay thế x86 cho máy Mac mới đây.
Apple bắt đầu “nản” với x86 của Intel kể từ năm 2015 khi sử dụng chip Skylake  /// Ảnh: Apple
Apple bắt đầu “nản” với x86 của Intel kể từ năm 2015 khi sử dụng chip Skylake
ẢNH: APPLE

Quý I/2015, phát hiện hơn 1,2 triệu mã độc

on .

Ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết một số tình hình an toàn thông tin trong quý I năm 2015 tại Hội thảo - Triển lãm quốc gia về An ninh bảo mật 2015 (Security World 2015) với chủ đề “Tăng cường Bảo mật và An toàn thông tin trong môi trường rủi ro hiện nay” ngày 25/3.

Cụ thể, trong quý I/2015, ông Vũ Quốc Khánh cho biết đã phát hiện hơn 1,2 triệu (IP) mã độc. Top 5 kỹ thuật được tin tặc sử dụng nhiều nhất là: Tấn công dò quét dịch vụ, Tấn công brute force mật khẩu qua giao thức SSH, tấn công tải tệp tin trái phép lên máy chủ dịch vụ web, Tấn công giao thức FastCGI của phần mềm máy chủ Web IIS phiên bản 7.5 của hãng Microsoft, và tấn công botnet sử dụng phần mềm mã độc lây nhiễm gây tràn ngập băng thông mạng.

Mẹo hay giúp nhanh chóng gỡ bỏ phần mềm trên Windows

on .

Thay vì phải trải qua nhiều bước để gọi chức năng gỡ bỏ phần mềm mặc định trên Windows, với sự trợ giúp của phần mềm miễn phí sau, bạn có thể dễ dàng gỡ bỏ các phần mềm trên hệ thống từ bất kỳ đâu, thậm chí ngay từ màn hình desktop.

Để gỡ bỏ một phần mềm ra khỏi Windows, người dùng cần phải gọi chức năng Uninstall từ cửa sổ Control Panel, sau đó chọn phần mềm cần gỡ bỏ từ danh sách các phần mềm đã cài đặt trên hệ thống.
 
Có thể thấy, để gỡ bỏ một phần mềm theo cách thông thường, bạn cần phải trải qua khá nhiều bước. Trong trường hợp không muốn phải trải qua các bước này mà muốn gỡ bỏ nhanh một phần mềm trên Windows từ bất kỳ đâu, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của Windows Uninstaller.
 
Windows Uninstaller là phần mềm miễn phí, sẽ tích hợp chức năng gỡ bỏ phần mềm ngay trên menu chuột phải của Windows, cho phép người dùng tiến hành gỡ bỏ các phần mềm đã cài đặt trên Windows một cách nhanh chóng từ bất kỳ đâu, thậm chí ngay từ màn hình desktop.
Ngay sau khi cài đặt, phần mềm sẽ tự tích hợp chức năng của mình vào menu chuột phải của Windows. Giờ đây, bạn có thể dễ dàng gỡ bỏ những phần mềm không cần thiết ngay từ desktop hoặc bất kỳ đâu mà không phải truy cập chức năng gỡ bỏ phần mềm trên Windows thông qua cửa sổ Control Panel như trước đây.
Thông thường, phần lớn phần mềm sau khi được cài đặt lên Windows sẽ tự động tạo ra một shortcut (đường tắt) là biểu tượng của phần mềm đó ngay bên ngoài desktop, điều này cho phép người dùng dễ dàng kích hoạt và sử dụng phần mềm ngay từ desktop của Windows.
Để gỡ bỏ một phần mềm mà không còn muốn sử dụng với Windows Uninstaller, bạn chỉ việc kích chuột phải vào biểu tượng của phần mềm trên desktop (shortcut), sau đó chọn Uninstall từ menu hiện ra.
 
Mẹo hay giúp nhanh chóng gỡ bỏ phần mềm trên Windows
Sau đó, hộp thoại gỡ bỏ của phần mềm đã được chọn sẽ hiện ra, cho phép bạn tiến hành các bước để gỡ bỏ phần mềm tương tự như khi bạn sử dụng chức năng mặc định trên Windows.

Cảnh báo thủ đoạn ăn cắp mật khẩu mới

on .

Bạn vô tư nhập mật khẩu để mở khóa điện thoại mà không lo lắng ai đó đang dùng camera điện thoại hoặc camera chuyên dụng nhằm quay phim thao tác đó rồi sử dụng phần mềm phân tích video để “đoán” mật khẩu? Vậy hãy cẩn thận với chiêu trò mới này của các hacker.

 

Trong một nhà hàng, bạn lôi chiếc điện thoại ra để kiểm tra hộp thư. Bạn không nghĩ ngợi gì và điền mã PIN để mở khóa điện thoại, lưng bạn quay vào tường và không ai có thể nhìn thấy. Bạn cho rằng mình an toàn?.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Syracuse cho biết, các hacker có thể đoán số PIN của bạn bằng cách phân tích đoạn video có hình ảnh một người đang nhập mật khẩu trên màn hình điện thoại kể cả khi mật khẩu đó không hiển thị trên màn hình. Phần mềm được sử dụng để phân tích video kiểu này dựa trên công nghệ đo đạc khoảng cách ngón tay trên màn hình điện thoại và đoán phím nào trên màn hình đã được bấm. Theo ông Vir Phoha, kỹ sư kiêm giáo sư chuyên ngành khoa học máy tính tại đại học Syracuse, điều này tương tự như việc đọc khẩu hình miệng. Ông cho biết: “Dựa trên chuyển động của ngón tay và hình dạng của chiếc điện thoại, chúng ta có thể biết được phím nào trên màn hình đã được bấm”.