NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

GS Thạch Nguyễn: Bằng hết sở học và lòng đồng cảm

on .

Ông không chỉ có những đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành tim mạch can thiệp thế giới mà còn là người đã giúp tạo lập ngành tim mạch can thiệp của Việt Nam. 

Câu chuyện của ông đưa ta về những ngày đầu và hành trình vươn lên vị trí đáng tự hào của Việt Nam trong lĩnh vực tim mạch can thiệp. 

Ông là GS.BS Nguyễn Ngọc Thạch (thường được gọi là Thạch Nguyễn), người Mỹ gốc Việt đầu tiên được bầu vào Ban chấp hành Hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hội Can thiệp tim mạch học Hoa Kỳ; giám đốc nghiên cứu tim mạch của Bệnh viện Methodist, Merrillville Indiana.

Vietnamobile ra mắt SIM "Thạch Sanh" - "Gọi 1 giờ tính tiền 1 phút"

on .

Vietnamobile giới thiệu sản phẩm mới, Sim Thạch Sanh với ưu đãi hấp dẫn gọi 1 giờ tính tiền 1 phút nội mạng tương đương 1.500 đồng, và không tính cước phí hằng ngày. Ưu đãi kéo dài trong 3 tháng dành cho thuê bao SIM Thạch Sanh đăng kí trước 31/7/2015. 

Vietnamobile giới thiệu sản phẩm mới, Sim Thạch Sanh với ưu đãi hấp dẫn gọi 1 giờ tính tiền 1 phút nội mạng tương đương 1.500 đồng, và không tính cước phí hằng ngày. Ưu đãi kéo dài trong 3 tháng dành cho thuê bao SIM Thạch Sanh đăng kí trước 31/7/2015.

SIM Thạch Sanh là một trong những sản phẩm sáng tạo mới nhất của Vietnamobile, dựa trên ý tưởng “nồi cơm Thạch Sanh” trong truyện cổ tích, có thể tự làm đầy khi vơi đi. Sim Thạch Sanh với gói ưu đãi “gọi 1 giờ tính tiền 1 phút nội mạng”, không có cước phí hằng ngày, giúp người dùng gọi điện thả ga không lo lắng tài khoản bị vơi đi. Cú pháp đăng kí đơn giản, hưởng ưu đãi trong 3 tháng: “*610#OK” và hủy đăng ký theo cú pháp “HUY” gửi đến 610.

16 tỷ phú công nghệ quyên tặng phần lớn tài sản của mình làm từ thiện (Phần 1)

on .

Những tỉ phú này đều quyết định đóng góp phần lớn gia tài của mình vào từ thiện thay vì để lại tất cả cho con cháu. 

Một số tỉ phú công nghệ thích tiêu tiền cho những thú vui xa xỉ như sắm máy bay riêng, du thuyền hoặc thậm chí chi tiền để sở hữu cả một hòn đảo. Tuy nhiên, số tỉ phú khác lại sử dụng tiền của mình để đóng góp vào các quỹ xã hội.

Dưới đây là danh sách 16 tỉ phú rộng lượng nhất trong làng công nghệ, những người này đều quyết định đóng góp phần lớn gia tài của mình vào từ thiện thay vì để lại tất cả cho con cháu:

1. Bill Gates - đồng sáng lập Microsoft

Gates đã từng quyết định sẽ không để lại hết gia tài 84,9 tỉ USD của ông cho 3 người con. Theo đó, 3 người con chỉ được nhận một phần nhỏ, mỗi người chỉ được khoảng 10 triệu USD mà thôi. "Tôi nghĩ rằng việc đưa một khoản tiền lớn cho các con không phải là cách để yêu thương chúng", ông chia sẻ trên Reddit vào tháng 2 vừa qua.

Bill Gates từng thành lập "Quỹ Bill và Melinda Gates" vào năm 1994 và hiện quỹ này đang có hơn 36 tỉ USD. Ông cũng hợp tác với tỉ phú Warren Buffett, vốn cũng là một người bạn lâu năm, cùng khởi động chiến dịch mang tên "The Giving Pledge" nhằm kêu gọi các tỉ phú khác quyên góp ít nhất một nửa tài sản của họ cho quỹ từ thiện.

Hai trường ĐH Việt Nam thuộc tốp 300 châu Á 2015

on .

Theo Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới QS (World University Rankings by Subject), Việt Nam có hai trường ĐH là ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh lọt vào tốp 300 châu Á.

Ngày 10/6/2015, Tổ chức QS đã lần lượt công bố kết quả các bảng xếp hạng đại học năm 2015, bao gồm Bảng xếp hạng QS thế giới, Bảng xếp hạng QS châu Á, Bảng xếp hạng QS châu Mỹ La tinh, Bảng xếp hạng QS Ả rập, Bảng xếp hạng QS BRICS.

Từ năm 2009, QS đánh giá, xếp hạng và công bố 300 đại học hàng đầu Châu Á dựa trên các tiêu chí xếp hạng phản ánh đặc thù, thách thức và những ưu tiên của khu vực. Trong bảng xếp hạng này, về số lượng Trung Quốc là quốc gia đứng đầu với 74 trường đại học, Nhật Bản là quốc gia có nhiều đại diện thứ hai trong xếp hạng QS châu Á với 68 trường. Tiếp theo là Hàn Quốc (45 trường), Đài Loan (28), Malaysia (21) và Ấn Độ (17).

Các quốc gia châu Á khác cũng có trong top 300 châu Á là: Thái Lan (11 trường), Pakistan (10), Indonesia (7). Singapore, Việt Nam và Bangladesh là 3 quốc gia có 2 đại học trong top 300. Sri Lanka, Brunei và Macau mỗi nước chỉ có một trường.

Trong bảng xếp hạng QS châu Á lần này, hai đại học của Việt Nam là ĐHQG Hà Nội (thuộc nhóm 191-200) và ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh (thuộc nhóm 201-250).

Top 10 đại học hàng đầu châu Á của năm 2015 gồm có ĐH Quốc gia Singapore, ĐH Hong Kông, Viện Nghiên cứu Khoa học & Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), ĐH Công nghệ Nanyang Singapore (NTU), ĐHKhoa học & Công nghệ Hong Kong, ĐH Trung Hoa Hong Kong, ĐH Bắc Kinh, ĐH Quốc gia Seoul, ĐH Thành thị Hong Kong và ĐH Pohang. So với năm 2014, ĐH Tokyo của Nhật Bản không còn nằm trong top 10 đại học hàng đầu châu Á, thay vào đó ĐH Thành thị Hong Kong lần đầu tiên lọt vào top 10.

Theo GS Nguyễn Hữu Đức, năm nay thứ hạng của hai đại học Việt Nam chủ yếu được quyết định bởi các chỉ số đánh giá của các học giả và các nhà tuyển dụng trong nước và khu vực. Các chỉ số về số lượng và chất lượng các bài báo khoa học thống kê từ cơ sở dữ liệu Scopus mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng so với sự gia tăng tương quan với các trường đại học hàng đầu trong châu lục Việt Nam vẫn còn khá khiêm tốn.

Nguồn: http://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1654/N18047/Top-300-dai-hoc-trong-bang-xep-hang-QS-Chau-a-2015.htm