Facebook trả tiền cho người up video: Tổng lực tấn công You Tube

on .

Cụ thể, chủ nhân của các video trên Facebook sẽ có nhận được 55% doanh thu quảng cáo trên các video của họ. Con số 45% quảng cáo còn lại sẽ thuộc về Facebook. 

Facebook đang từng bước cụ thể hóa lợi thế của mình trong việc xâm lấn thị trường quảng cáo video . Giờ đây, người dùng sẽ sớm được trả tiền cho các video mà họ tải lên Facebook.

Tỉ lệ này cũng tương đương với chính sách của YouTube để trả cho các YouTuber hiện nay. Tuy nhiên, tỷ lệ ăn chia này không phản ánh được Facebook sẽ "chi đậm" hơn so với Google.

Những video được áp dụng hình thức chia lợi nhuận quảng cáo của Facebook là những video sẽ xuất hiện ở mục "Video gợi ý" mà Facebook dự định tung ra trong thời gian tới. Mỗi khi người dùng xem một video trên Facebook, hệ thống sẽ tính toán để gợi ý cho họ những video liên quan đến chủ đề của video đó.

Facebook sẽ sử dụng tia laser để phủ sóng internet đến vùng sâu vùng xa

on .

Các chùm tia laser này sẽ được chiếu bằng máy bay không người lái hoặc vệ tinh. 

Có những nơi trên thế giới mà không thể kéo dây cáp, cũng như không được phủ sóng điện thoại. Do đó việc đưa internet đến những nơi vùng sâu vùng xa như vậy là rất khó khăn. Tuy nhiên Facebook và dự án Internet.org của Mark Zuckerberg đã tìm ra một biện pháp có thể giải quyết vấn đề này.

Công nghệ mới này của Facebook sẽ sử dụng tia laser để có thể kết nối internet. Do đó, nó có thể dễ dàng phủ sóng interent tới những nơi mà cáp quang và sóng điện thoại không vươn tới được.

Trong khi các tia laser thông thường đều có thể nhìn thấy bằng mắt, tuy nhiên theo thông tin được Mark đăng tải trên trang cá nhân của mình, thì các tia laser truyền tín hiệu internet này sẽ không nhìn thấy được bằng mắt thường.

Cơ hội cho phần mềm nguồn mở

on .

Phần mềm nguồn mở đang trở thành cứu cánh cho người sử dụng máy tính khi có thêm một doanh nghiệp Việt Nam bị Microsoft đâm đơn kiện vì vi phạm bản quyền phần mềm. Thực tế nhiều doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt được phần mềm đang sử dụng có bản quyền hay không. 

Nhiều người sử dụng máy tính không phân biệt được phần mềm có bản quyền hay không. Ảnh: Ngọc Châu

Khó phân biệt phần mềm bản quyền

Tình trạng máy tính xách tay đang sử dụng bỗng dưng màn hình sập tối, một dòng cảnh báo hiện lên màn hình, đại ý: “Bạn đang dùng phần mềm không bản quyền” xảy ra ở hầu hết các máy tính sử dụng hệ điều hành (HĐH) Windows không bản quyền. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này. Khách hàng mua máy tính ở các cửa hàng tư nhân hiện nay hầu hết đều có sẵn phần mềm.

Tham khảo tại 1 số cửa hàng bán máy tính trên đường Lê Thanh Nghị, Lý Nam Đế, Bách Khoa… rất nhiều máy tính khi trưng bày đã được cài HĐH Windows, trong số này có nhiều bản trong dạng crack. Theo một nhân viên tại cửa hàng máy tính Nam Anh, phố Lê Thanh Nghị, để cạnh tranh về giá, các cửa hàng thường nhập các loại Laptop mới chỉ cài DOS (chưa có HĐH) để giảm chi phí. Sau khi khách mua máy, cửa hàng sẽ cài Windows, cùng bộ Microsoft Office, Adobe… Đương nhiên, tất cả đều từ 1 chiếc đĩa Ghost không bản quyền. “Một chiếc máy tính xách tay bán giá 3-4 triệu, nếu mua đủ bản quyền thì phải lên tới 6- 7 triệu đồng” - anh này nói.

Đối với nhiều người, sở hữu 1 chiếc laptop giờ không phải là điều quá xa xỉ. Chỉ cần bỏ ra từ 3-4 triệu đồng, người dùng đã có được 1 chiếc máy tính đầy đủ chức năng cho công việc và học tập. Tuy nhiên, để bỏ ra 1 số tiền tương đương để cài toàn bộ phần mềm bản quyền cần thiết, xem ra không mấy ai làm. Sự dễ dãi trong hỗ trợ cài phần mềm crack cho khách hàng khiến nhiều người có ý nghĩ rằng, máy tính lúc mua về phải có đầy đủ các phần mềm để dùng. Thậm chí, nhiều người dùng không hề biết máy tính của mình đang sử dụng phần mềm crack hay có bản quyền.

"Tìm và diệt" file lặp để tiết kiệm bộ nhớ cho máy tính

on .

File lặp khiến bộ nhớ lưu trữ của máy tính bị chiếm dụng một cách không đáng có; bởi vậy, tìm và xóa chúng là việc làm cần thiết, nhất là nếu ổ cứng của bạn chỉ có dung lượng hạn chế.

Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng rất dễ gặp phải tình cảnh lưu cùng một file dữ liệu nào đó trên các phân vùng khác nhau của ổ cứng. Bạn đã lưu một bộ phim HD vào phân vùng ổ đĩa D, nhưng về sau vì một lý do nào đó, bạn lại lưu lại đúng phim này trong ổ E của máy.

Điều này khiến bộ nhớ lưu trữ quý giá của máy tính bị chiếm dụng một cách không đáng có. Trong trường hợp ổ cứng máy tính của bạn chỉ có dung lượng hạn chế, file lặp quả là một "thảm họa", bởi nó khiến bạn không còn bộ nhớ để lưu trữ các dữ liệu mà mình cần dùng.

Tìm và xóa các file bị trùng lặp là công việc cần làm. Rất may, trên thị trường hiện nay có khá nhiều phần mềm giúp bạn tìm và xóa file lặp một cách rất hiệu quả và đơn giản. Có thể kể ra đây một số phần mềm điển hình như DupeGuru, CCleaner , hay Duplicate Files Finder và Gemini (dành cho Mac). Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng DupeGuru, phần mềm được đánh giá là một trong những ứng dụng xóa file lặp tốt nhất hiện nay. DupeGuru hỗ trợ cả Windows, Mac, và Linux. Đặc biệt, nó hỗ trợ cả tiếng Việt.

Cũng như bao ứng dụng khác, để sử dụng thì việc đầu tiên là bạn sẽ phải tải nó về máy. Bạn click vào đường link tại đây , chọn phiên bản phù hợp với máy tính của mình và tải về.

Sau khi tải và cài đặt, bạn mở ứng dụng lên và click vào biểu tượng dấu + để chọn thư mục hoặc toàn bộ phân vùng ổ đĩa muốn quét để tìm file trùng.

 

8 bài học cuộc đời khi làm việc cho Google, Facebook

on .

Justin Johnson, người từng có cơ hội làm việc cho cả Google lẫn Facebook, vừa chia sẻ bài viết về bài học cuộc đời quan trọng rút ra sau quãng thời gian này.

Bài viết của Johnson được đăng trên Business Insider. Theo đó, anh thực tập tại trụ sở Google từ mùa hè 2011. Sau đó, anh chuyển đến Facebook và học được nhiều thứ về bản thân, thung lũng Silicon, công nghệ và tầm quan trọng của việc trao quyền cho mọi người.