Hàng ngàn người ở Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM đang đổ về Tây Nguyên
TTO - Trong 3 ngày, tại chốt kiểm dịch Cai Chanh, huyện Đắk RLấp (Đắk Nông) đã có hàng chục ngàn người dân đi xe cá nhân đổ về Tây Nguyên, làm thủ tục khai báo y tế qua chốt này.
Sáng 18-7, ông Đào Kim Nghiệp, phó giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk RLấp, cho biết khoảng 3 ngày qua, lượng người đổ về từ các tỉnh phía Nam rất đông, có thời điểm hơn 1.000 người cùng lúc.
Ngày 16-7, lượng người về đây là hơn 6.700 người, chủ yếu đi xe cá nhân. Riêng trong hôm qua 17-7, tổng lượng người đổ về lên đến 10.000 người. Đến nửa đêm vẫn còn hơn 1.000 người xếp hàng dài gần 1km gần trạm Cai Chanh.
Theo ông Nghiệp, có thời điểm lượng người quá đông, chốt kiểm dịch phải tăng cường lực lượng từ Tỉnh đoàn Đắk Nông để lấy thông tin và kiểm tra giấy xét nghiệm.
Ghi nhận tại chốt kiểm dịch sáng 18-7, lượng người xếp hàng chờ xét nghiệm vẫn còn đông. Tại chốt đang có 12 nhân viên chia làm 2 quầy khai báo y tế, trong khi ngày thường chỉ có 5-6 nhân viên. Ngoài ra còn có lực lượng công an, bộ đội, y tế, dân quân làm nhiệm vụ phân luồng, hướng dẫn.
Nhiều mô hình tình nguyện trực tuyến hỗ trợ thí sinh
Các tình nguyện viên đã sẵn sàng bắt đầu triển khai nhiều mô hình tình nguyện để tiếp sức mùa thi.
Anh Vũ Linh, Chủ tịch Hội Sinh viên (SV), Trưởng ban Chương trình Tiếp sức mùa thi Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM, cho biết: “Vào đầu tháng 7, sẽ hỗ trợ TS tham gia kỳ thi tại các điểm trường ở Q.12 và H.Hóc Môn với nhiều nội dung. Cụ thể như: hỗ trợ các lực lượng chức năng phân luồng các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn Q.Gò Vấp, Q.12, H.Hóc Môn trong các ngày diễn ra kỳ thi; hỗ trợ nước uống tại các điểm trực; hướng dẫn sơ đồ phòng thi; giữ hành lý của TS trong thời gian thi...”, anh Vũ Linh thông tin thêm.
Ảnh: Nguyễn Diễm
Năm nay, Trường CĐ Kinh tế - Công nghệ TP.HCM có hơn 150 SV tham gia nhiều đội hình khác nhau. Tất cả các đội hình SV tình nguyện đều được tập huấn kỹ lưỡng.
Còn theo anh Võ Văn Trung, Chủ tịch Hội SV tỉnh Đồng Nai, bên cạnh việc tạo môi trường để thanh niên, học sinh, SV phát huy tinh thần tình nguyện, tương thân tương ái, ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng... thì chương trình Tiếp sức mùa thi còn để hướng dẫn, hỗ trợ, giúp đỡ TS và phụ huynh trong kỳ thi THPT và xét tuyển năm 2022.
Cũng theo Chủ tịch Hội SV tỉnh Đồng Nai, đến thời điểm này, nhiều nội dung tình nguyện đã được diễn ra như: tổng hợp các nhu cầu, các nguồn lực để tiếp sức cho TS. Bên cạnh đó còn tổ chức các buổi tư vấn, trao đổi kinh nghiệm, giúp học sinh tự tin khi tham dự kỳ thi. Đặc biệt, sẽ hỗ trợ kinh phí, các vật phẩm phục vụ thi và ôn thi và đã có phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, các học sinh mồ côi cha mẹ, khuyết tật, học sinh nghèo vượt khó.
Anh Trung cho biết thêm Tỉnh đoàn, Hội SV tỉnh cũng đã xây dựng các kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu cần được hỗ trợ của TS thông qua nhiều hình thức như qua Fanpage “Tiếp sức mùa thi tỉnh Đồng Nai” và đường dây nóng của chương trình (02513842382 hoặc 0392646027).
Còn tại Bình Dương, theo chị Trần Thị Diễm Trinh, Phó bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội SV tỉnh Bình Dương, hiện nay các tình nguyện viên cũng đã bắt tay vào việc tiếp sức cho TS. Trong giai đoạn này, Tỉnh đoàn đã triển khai các kênh thông tin tiếp nhận nhu cầu cần được hỗ trợ của TS. Phân loại, xây dựng phương án hỗ trợ phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của TS. Đồng thời giới thiệu các kênh ôn luyện kiến thức trực tuyến uy tín và đăng tải các video ôn tập, luyện thi tốt nghiệp THPT trên website, fanpage của Đoàn, Hội. Phối hợp triển khai thiết kế, xây dựng đề thi thử tốt nghiệp THPT (gồm các môn theo quy định của Bộ GD-ĐT); cung cấp miễn phí các khóa ôn tập trực tuyến và sách tham khảo các môn học trong hệ thống các môn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh.
Theo chị Trinh, chương trình Tiếp sức mùa thi năm nay ưu tiên các phương án truyền thông qua mạng, và đẩy mạnh tuyên truyền về các mô hình Tiếp sức mùa thi có tính sáng tạo, triển khai hiệu quả.
“Chúng tôi cũng tổ chức các chương trình tư vấn trực tuyến trên các kênh truyền thông trực tuyến với các nội dung trọng tâm là: hỗ trợ tâm lý, công tác tuyển sinh, dinh dưỡng mùa thi, nội dung ôn luyện, bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao. Các mô hình tình nguyện trực tuyến qua cổng thông tin trực tuyến kết nối giữa tình nguyện viên và các TS cần hỗ trợ về các nội dung: ôn thi, tư vấn chia sẻ kinh nghiệm làm bài thi, giải đáp một số thắc mắc về kỳ thi… hay triển khai tuyến bài tư vấn kinh nghiệm ôn thi theo khối thi của các SV là thủ khoa...”, chị Trinh nói.
Tỉnh đoàn Bình Dương cũng chủ động rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo vượt khó, hộ cận nghèo theo chuẩn tỉnh Bình Dương, ...
LÊ THANH
Nguồn: https://thanhnien.vn/nhieu-mo-hinh-tinh-nguyen-truc-tuyen-ho-tro-thi-sinh-post1470765.html
Smartphone "sống chậm" do khủng hoảng chip
Chip bán dẫn và các linh kiện điện tử bị thiếu hụt do khâu sản xuất lẫn nguồn cung vật liệu bị đình trệ.
Ngoài một số ít hãng công nghệ có nguồn lực tài chính dồi dào đã nhanh tay tranh thủ "gom hàng", mua số lượng lớn chip và linh kiện dự trữ, đa số các hãng bị khốn đốn vì tình trạng khan hiếm linh kiện.
Đứt nguồn cung từ Trung Quốc, Nga
Trong thời gian gần đây, nhiều hãng công nghệ từ khi ra mắt sản phẩm tới lúc mở bán tại các nước lâm vào tình trạng kéo dài bất thường, thậm chí bị lỡ thời điểm "vàng" phát hành. Ngoài ra, nhiều dòng smartphone, thường là từ cận cao cấp trở lên, không thể mở bán đồng loạt toàn cầu mà chỉ lần lượt từng thị trường, với số lượng có hạn. Tình trạng này là hệ quả của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn và các linh kiện điện tử bị thiếu hụt do khâu sản xuất lẫn nguồn cung vật liệu bị đình trệ.

Bên trong nhà máy sản xuất chip bán dẫn. Ảnh: INTERNET
Lâu nay, Trung Quốc vẫn là một đại công xưởng lớn nhất thế giới chuyên gia công, sản xuất cho nhiều hãng công nghệ trên toàn cầu. Không chỉ có thế mạnh về xưởng sản xuất mà nước này còn là đầu mối của chuỗi cung ứng nguồn nguyên vật liệu cho toàn cầu. Vì vậy, khi đại dịch Covid-19 được công bố ở Trung Quốc vào cuối năm 2019, việc sản xuất vẫn lâm vào tình trạng khó khăn do nhiều địa phương ở nước này liên tục bị phong tỏa vì dịch bệnh. Đây là sự bất lợi đối với ngành công nghệ thế giới do phụ thuộc vào Trung Quốc. Hai nguyên liệu quan trọng để sản xuất chip bán dẫn là kim loại hiếm palladium và khí neon. Khí neon được sử dụng trong laser giúp thiết kế chất bán dẫn, palladium được sử dụng trong các chip cảm biến, một số loại bộ nhớ máy tính đều có nguồn cung cấp lớn nhất là từ Nga và Ukraine. Vì vậy, khi cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra vào cuối tháng 2-2022, tình hình sản xuất các thiết bị công nghệ càng thêm khó khăn. Ngoài ra, Trung Quốc và Nga đóng vai trò lớn trong việc cung ứng đất hiếm - một vật liệu thiết yếu để sản xuất máy tính, smartphone…
Hiện có 2 nhà sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới là TSMC (Đài Loan - Trung Quốc) và Samsung Electronics (Hàn Quốc). TSMC là hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Hầu hết các công ty bán dẫn fabless (chỉ thiết kế chip, không có nhà máy riêng) hàng đầu như AMD, Apple, Qualcomm, ARM, Broadcom, Marvell, MediaTek… là khách hàng của TSMC. Thậm chí, một số hãng có nhà máy sản xuất chip riêng như Intel, NXP, STMicroelectronics, Texas Instruments… cũng đặt gia công một số sản phẩm tại TSMC. Giữa năm 2021, Đài Loan xảy ra đợt hạn hán lớn nhất trong hơn 5 thập kỷ qua khiến nguồn cung cấp nước và điện bị gián đoạn. Tuy không bị ảnh hưởng lớn bởi sự cố mất điện nhưng TSMC đã bị tình trạng sụt giảm điện áp, ảnh hưởng đến việc sản xuất chip. Từ nửa cuối năm 2021 đến nay, do dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát hiệu quả, kinh tế - xã hội dần hồi phục, các nhà sản xuất chip bán dẫn đang bị quá tải vì lượng đơn hàng tăng vọt.
Tận dụng chip tồn kho, mở rộng nguồn cung
Các thương hiệu smartphone - ngay cả những ông lớn trong ngành - đã phải đa dạng hóa nguồn chip trên sản phẩm của mình. Samsung, ngoài 2 dòng chip xử lý di động truyền thống là Samsung Exynos và Qualcomm Snapdragon thì từ năm 2022, đã mở rộng thêm chip của hãng MediaTek. Trước đó, tháng 11-2021, Samsung đã đưa ra smartphone Galaxy A03 Core chạy chipset 28nm của UNISOC; tháng 12-2021 có thêm tablet Galaxy Tab A8 10.5 (2021) chạy chip UNISOC Tiger T618 (12nm).
Để không bị lệ thuộc vào nguồn chip di động từ Qualcomm và MediaTek, ngày càng có thêm nhiều hãng điện thoại di động chọn những chip từ những thương hiệu khác, nhất là cho các dòng sản phẩm cấp thấp. Đầu tháng 6, chiếc POCO C40 thuộc phân khúc đại trà đã ra mắt thị trường Việt Nam với bộ xử lý JR510 (11nm) của JLQ Technology - một hãng bán dẫn ở Thượng Hải - Trung Quốc. Chipset JR510 được giới thiệu có hiệu năng tương đương SoC phổ thông MediaTek Helio G35 và Qualcomm Snapdragon 450. Để giảm nhẹ cuộc khủng hoảng chip bán dẫn, các hãng công nghệ phải mở rộng danh mục các dòng chip và tận dụng triệt để các dòng chip thế hệ trước tồn kho. Các hãng gia công chip nỗ lực tăng sản lượng chip lên cao hơn. Trong những năm qua, 2 nhà gia công chip lớn nhất, nhì thế giới là Qualcomm và MediaTek phải tranh nhau mua thiết bị, máy móc sản xuất chip từ Nhật Bản và châu Âu để tăng sản lượng.
Tối 13-6, trao đổi với chúng tôi về sự khan hiếm vật tư, linh kiện điện tử, ông Nguyễn Quốc Đăng, Tổng Giám đốc Bkav Hardware Service (BHS) - thuộc Tập đoàn Công nghệ Bkav, cho biết do không thể đầu tư vốn quá lớn để mua gom linh kiện như các đại gia công nghệ khác, Bkav chọn giải pháp mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với các hãng sản xuất linh kiện, cũng như linh hoạt hơn về các dòng linh kiện sử dụng. Ông Đăng dự đoán tình trạng khủng hoảng chip bán dẫn và linh kiện điện tử có thể kéo dài vài năm nữa. Người dùng công nghệ tất nhiên là những "nạn nhân đầu cuối" của cuộc khủng hoảng chip bán dẫn và chuỗi cung ứng toàn cầu. Họ đành chấp nhận những thiết bị thế hệ mới nhưng có những con chip không ưng ý. Dù các hãng điện thoại di động đang "bù lỗ" cho người dùng bằng cách tăng cường các trải nghiệm người dùng nhưng việc linh hoạt về chip và linh kiện gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu suất thật sự của thiết bị.
Chi lớn để đầu tư nhà máy sản xuất chip
Để đối phó với tình trạng khủng hoảng chip, mới đây, Intel đã công bố kế hoạch xây nhà máy sản xuất chip trị giá 19 tỉ USD tại Magdeburg (Đức). Kế hoạch này được xem là mở đầu cho tham vọng của liên minh Mỹ - châu Âu với dự định chi 100 tỉ USD để mở các nhà máy chip ở ngoài châu Á. Trước đó, Intel cho biết sẽ đầu tư ít nhất 20 tỉ USD vào cơ sở sản xuất chip mới tại New Albany (bang Ohio - Mỹ). Các nỗ lực tăng sản lượng chip và linh kiện này cũng là để đưa thế giới sớm thoát khỏi cơn khát bán dẫn toàn cầu.
PHẠM HỒNG PHƯỚC
Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nghe/smartphone-song-cham-do-khung-hoang-chip-20220618194031041.htm
Cáp quang biển APG đứt
Cáp quang biển APG gặp sự cố vào chiều 26/7, khiến việc truy cập Internet quốc tế của người dùng bị ảnh hưởng.
Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam xác nhận sự cố xảy ra vào gần 16h hôm qua, gây mất kết nối trên toàn bộ tuyến cáp APG.
Dẫn lời đơn vị quản lý tuyến cáp, người này cho biết nguyên nhân ban đầu được đưa ra là cáp bị đứt trên nhánh S3, ở vị trí cách trạm cập bờ Chongming (Trung Quốc) 427 km. APG vẫn đang được kiểm tra trước khi đưa ra kế hoạch xử lý tiếp theo.
Trong tối 26/7, nhiều người dùng Internet tại Việt Nam phản ánh về tình trạng mạng chậm bất thường, bị mất kết nối khi sử dụng một số dịch vụ quốc tế.
"Hàng ngày tôi vẫn gọi điện cho người thân ở quê bằng ứng dụng Messenger. Tối nay gọi liên tục đều không thể kết nối, nên buộc phải chuyển sang gọi điện thoại thông thường. Nhưng tôi vẫn có thể lên mạng đọc báo bình thường", Hải Yến (Hà Nội) cho biết.
Huỳnh Dũng (TP HCM) nói anh cũng gặp vấn đề khi truy cập một số dịch vụ quen thuộc như Twitter, Google. Khi xem YouTube trên TV, chất lượng hiển thị video bị giảm xuống mức thấp nhất, thường xuyên đứng hình, dù tình trạng này trước đây hiếm khi xảy ra.
Ngoài ra, một số người phản ánh hiện tượng lag giật, mất kết nối, độ trễ cao khi chơi game, tốc độ tải giảm đáng kể khi dụng dịch vụ quốc tế như Google Drive. Tình trạng được ghi nhận ở cả kết nối băng rộng cố định và di động.

Kết quả đo tốc độ Internet tại một tòa nhà ở Hà Nội đêm 26/7. Ảnh: Lưu Quý
Whatsapp và Facebook "tiếp tay" cho những vụ ăn cắp thông tin người dùng?
Không chỉ Facebook, Whatsapp mà những ứng dụng phổ biến như Viber, Google Chrome, Telegram và Skype cũng đang "gián tiếp" khiến người dùng bị xâm phạm trái phép.
Sau những bê bối liên quan tới lỗ hổng bảo mật trên Flash, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong tài liệu của Hacking Team, công ty phần mềm gián điệp tại Mỹ, "một vũ khí mới" giúp các hacker thu thập thông tin từ các ứng dụng/mạng xã hội để đánh cắp dữ liệu người dùng smartphone. Trong đó, danh sách các ứng dụng/mạng xã hội này bao gồm: Facebook, WhatsApp, Viber, Google Chrome, Telegram và Skype. Để làm được điều này, các chuyên gia cho biết, Hacking Team đã tùy biến các ứng dụng đầu bảng kể trên để chúng hoạt động như một ứng dụng chính thức trên smartphone. Sau đó, nhóm này cũng bí mật cài cắm công cụ thu thập thông tin người dùng và chuyển dữ liệu này về một thư viện của Hacking Team. ![]() Còn sau đây là những tính năng trên các ứng dụng/mạng xã hội được sử dụng để xâm phạm dữ liệu người dùng trái phép trên smartphone: - Ghi âm các cuộc gọi trong Skype, Wechat... - Các tin nhắn văn bản trong Skype, WhatsApp, Facebook Messenger... - Lịch sử duyệt web của Chrome - Lịch sử cuộc gọi trên smartphone - SMS/nội dung iMessage - Tọa độ GPS hoạt động trong nền - Các thông tin liên lạc trên smartphone - Kho ảnh của người dùng Được biết, sau khi người dùng cài đặt những ứng dụng đã được sửa đổi này, sẽ xuất hiện một cơ chế xin cấp phép quyền sử dụng các dữ liệu trên smartphone để hợp thức hóa hành vi ăn cắp của mình. Trong khi đó, người dùng sẽ nghĩ rằng, đây hầu như chỉ là các tính năng vô thưởng vô phạt. Trước đó, lỗ hổng này cũng từng bị phát hiện, khi đang bí mật tấn công nền tảng iOS của Apple, và đã sớm bị chặn đứng bởi bản vá iOS 8.1.3. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về cuộc tấn công lại không được Apple cung cấp, do đó, đây là lần đầu tiên "vũ khí bẩn" của Hacking Team được ra ánh sáng. Hiện tại, dù các cuộc tấn công này đã bị chặn đứng, đồng thời, các nhà phát triển cũng đã tung ra các bản vá mới, thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho hay, công cụ của Hacking Team vẫn có thể sửa đổi được các ứng dụng, một khi họ có thể lừa người dùng cài đặt nó. Đáng chú ý hơn, các cuộc tấn công này không cần "con mồi" là những chiếc iPhone đã được jailbreak hay những chiếc smartphone Android đã được root, mà chỉ cần người dùng lỡ bấm vào một đường link cài đặt ứng dụng trên email mà thôi. Do đó, biện pháp duy nhất để người dùng có thể tự bảo vệ mình hiện nay, đó là nói không với những gợi ý cài đặt bên ngoài các chợ ứng dụng như App Store hay Google Play. Tham khảo: tnw
Link: http://www.baomoi.com/Whatsapp-va-Facebook-tiep-tay-cho-nhung-vu-an-cap-thong-tin-nguoi-dung/76/17220150.epi |