NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai đào tạo bác sĩ theo đặt hàng

on .

TTO - Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ ký kết với từng địa phương có nhu cầu đào tạo bác sĩ để triển khai đề án đào tạo nhân lực y tế theo đặt hàng.

Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM triển khai đào tạo bác sĩ theo đặt hàng - Ảnh 1.
 

Lãnh đạo Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM thảo luận trực tuyến về đề án đào tạo nhân lực y khoa theo đặt hàng của tỉnh Bến Tre - Ảnh chụp màn hình 

Sáng 17-7, thạc sĩ Nguyễn Tuấn Kiệt - phó trưởng phòng đào tạo Khoa y ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết: "Khoa y sẽ dành 80 chỉ tiêu ngành y khoa hằng năm để tuyển sinh theo đơn đặt hàng đào tạo của các tỉnh có nhu cầu. Số chỉ tiêu này không nằm trong 100 chỉ tiêu tuyển sinh ngành y khoa hằng năm của khoa".

Cũng theo ông Kiệt, thí sinh của các địa phương vẫn phải trải qua kỳ tuyển sinh hằng năm. Ngoài các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT, các thí sinh không được hưởng thêm ưu tiên riêng nào trong xét tuyển. Các địa phương đặt hàng đào tạo chỉ hỗ trợ học phí cho sinh viên.

Đến lúc phải sử dụng hợp lý nguồn nước

on .

Thời tiết ngày càng trở nên bất thường, nguồn nước "trời cho" ngày càng ít đi, chuyên gia cho rằng đã đến lúc Đồng bằng sông Cửu Long phải sử dụng nguồn nước hiệu quả và về lâu dài phải có giải pháp, kết hợp nhiều phương thức trữ nước.

 

Whatsapp và Facebook "tiếp tay" cho những vụ ăn cắp thông tin người dùng?

on .

Không chỉ Facebook, Whatsapp mà những ứng dụng phổ biến như Viber, Google Chrome, Telegram và Skype cũng đang "gián tiếp" khiến người dùng bị xâm phạm trái phép.

 

Sau những bê bối liên quan tới lỗ hổng bảo mật trên Flash, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trong tài liệu của Hacking Team, công ty phần mềm gián điệp tại Mỹ, "một vũ khí mới" giúp các hacker thu thập thông tin từ các ứng dụng/mạng xã hội để đánh cắp dữ liệu người dùng smartphone.

Trong đó, danh sách các ứng dụng/mạng xã hội này bao gồm: Facebook, WhatsApp, Viber, Google Chrome, Telegram và Skype.

Để làm được điều này, các chuyên gia cho biết, Hacking Team đã tùy biến các ứng dụng đầu bảng kể trên để chúng hoạt động như một ứng dụng chính thức trên smartphone. Sau đó, nhóm này cũng bí mật cài cắm công cụ thu thập thông tin người dùng và chuyển dữ liệu này về một thư viện của Hacking Team.

Còn sau đây là những tính năng trên các ứng dụng/mạng xã hội được sử dụng để xâm phạm dữ liệu người dùng trái phép trên smartphone:

- Ghi âm các cuộc gọi trong Skype, Wechat...

- Các tin nhắn văn bản trong Skype, WhatsApp, Facebook Messenger...

- Lịch sử duyệt web của Chrome

- Lịch sử cuộc gọi trên smartphone

- SMS/nội dung iMessage

- Tọa độ GPS hoạt động trong nền

- Các thông tin liên lạc trên smartphone

- Kho ảnh của người dùng

Được biết, sau khi người dùng cài đặt những ứng dụng đã được sửa đổi này, sẽ xuất hiện một cơ chế xin cấp phép quyền sử dụng các dữ liệu trên smartphone để hợp thức hóa hành vi ăn cắp của mình. Trong khi đó, người dùng sẽ nghĩ rằng, đây hầu như chỉ là các tính năng vô thưởng vô phạt.

Trước đó, lỗ hổng này cũng từng bị phát hiện, khi đang bí mật tấn công nền tảng iOS của Apple, và đã sớm bị chặn đứng bởi bản vá iOS 8.1.3. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về cuộc tấn công lại không được Apple cung cấp, do đó, đây là lần đầu tiên "vũ khí bẩn" của Hacking Team được ra ánh sáng.

Hiện tại, dù các cuộc tấn công này đã bị chặn đứng, đồng thời, các nhà phát triển cũng đã tung ra các bản vá mới, thế nhưng, các nhà nghiên cứu cho hay, công cụ của Hacking Team vẫn có thể sửa đổi được các ứng dụng, một khi họ có thể lừa người dùng cài đặt nó.

Đáng chú ý hơn, các cuộc tấn công này không cần "con mồi" là những chiếc iPhone đã được jailbreak hay những chiếc smartphone Android đã được root, mà chỉ cần người dùng lỡ bấm vào một đường link cài đặt ứng dụng trên email mà thôi.

Do đó, biện pháp duy nhất để người dùng có thể tự bảo vệ mình hiện nay, đó là nói không với những gợi ý cài đặt bên ngoài các chợ ứng dụng như App Store hay Google Play.

Tham khảo: tnw

 

Link: http://www.baomoi.com/Whatsapp-va-Facebook-tiep-tay-cho-nhung-vu-an-cap-thong-tin-nguoi-dung/76/17220150.epi

Uber tuyển dụng hai chuyên gia bảo mật từng hack xe hơi từ xa

on .

 

[IMG]

Hai nhà nghiên cứu bảo mật Charlie Miller và Chris Valasek hiện đã về làm cho Uber tại Trung tâm Công nghệ tiên tiến của công ty này. Hồi tháng trước họ chính là hai người đã hack được một chiếc Jeep Cherokee từ xa để chiếm quyền điều khiển hệ thống điều hòa, giải trí và cần gạt nước. Trước đây Miller từng làm công việc về bảo mật cho Twitter, còn trước đó thì anh nổi tiếng vì tìm ra các lỗ hổng trong thiết bị của Apple. Valasek thì từng làm giám đốc bảo mật chuyên về mảng phương tiện vận tải tại công ty bảo mật IOActive. Uber được cho là đang phát triển xe tự hành để dùng cho dịch vụ của mình, thế nên không quá ngạc nhiên nếu hãng cần gia tăng biện pháp bảo mật cho loại hình vận tải mới này. Cũng mới trong tuần này Uber đã hợp tác với Đại học Arizona để nghiên cứu về công nghệ xe tự hành.