TP HCM nâng mức chống dịch lên cao nhất
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong yêu cầu lãnh đạo các sở ngành, các khu công nghiệp... phải kích hoạt toàn bộ chỉ số phòng chống dịch Covid-19 ở mức độ cao nhất
Báo cáo tại buổi họp trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP ngày 10-5, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết hiện TP HCM mới ghi nhận 1 ca Covid-19 tại cộng đồng (bệnh nhân 2910), vốn là F1 của bệnh nhân 2899 tại Hà Nam. Kể từ tháng 2-2021 đến nay, TP HCM không có ổ dịch cộng đồng, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan dịch bệnh rất lớn do TP là trung tâm giao thương, kinh tế - xã hội của cả nước.
Sẵn sàng các phương án
Theo ông Bỉnh, TP HCM có nhiều khu cách ly tập trung trên địa bàn với 41 khách sạn và 350 khu cách ly tại các quận, huyện và đơn vị quân đội. Do đó vẫn có nguy cơ lây nhiễm chéo ra cộng đồng nếu không bảo đảm điều kiện cách ly tập trung. Bên cạnh đó, nhiều người sau cách ly tập trung trở về TP, nhất là các chuyên gia nước ngoài nhập cảnh để làm việc ngay sau kết thúc cách ly, cũng có nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng nếu không tuân thủ yêu cầu phòng chống dịch. Ngoài ra, TP HCM có nhiều bệnh viện tuyến cuối phải tiếp nhận bệnh nhân từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước, rất đông bệnh nhân và thân nhân đến khám bệnh và điều trị. Vì vậy, đây cũng được xem là yếu tố nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
TP HCM: Hơn 500 sinh viên trường y xông pha chống dịch Covid-19
(NLĐO) - Hơn 500 sinh viên Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, ĐH Y dược TP HCM và ĐH Nguyễn Tất Thành được huy động để xông pha tuyến đầu chống dịch Covid-19.
Vừa qua, UBND TP HCM yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) phối hợp Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y dược TP HCM huy động sinh viên năm cuối tổ chức lấy mẫu xét nghiệm, đảm bảo công suất 50.000 mẫu/ngày.
Tối ngày 29-5, 120 sinh viên tình nguyện của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã xuất quân đến quận Gò Vấp, quận 12 hỗ trợ địa phương lấy mẫu xét nghiệm tại khu dân cư.
Tối ngày 31-5, có thêm 50 sinh viên được tăng cường hỗ trợ xét nghiệm tại khu dân cư quận Gò Vấp, quận 8. Trước đó, 60 sinh viên trường này đã làm việc tại HCDC từ đầu tháng 5, hỗ trợ điều tra dịch tễ, nhập liệu và quản lý dữ liệu ca bệnh.
Đến nay, tổng cộng có 230 sinh viên của Khoa Y, Răng hàm mặt, Dược, Điều dưỡng - Kỹ thật y học và Y tế Công cộng tham gia chống dịch.
Tại Trường ĐH Y dược TP HCM có hơn 200 sinh viên Khoa Y tế công cộng đang phối hợp chống dịch cùng HCDC. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 91 sinh viên các khoa Y khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng cũng tham gia hỗ trợ HCDC.

PGS-TS-BS Nguyễn Thanh Hiệp, Phó hiệu trưởng điều hành Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch đến thăm hỏi, động viên sinh viên, nhân viên y tế tại điểm cách ly của quận 8, TP HCM
Điện máy "Made in Vietnam" sản xuất tại Trung Quốc
Nhiều sản phẩm điện máy thương hiệu Việt được sản xuất ở nước ngoài, một số khác được sản xuất, lắp ráp trong nước, song tỉ lệ linh kiện nội địa rất nhỏ.
Khảo sát các siêu thị, trung tâm điện máy tại TP HCM, chúng tôi ghi nhận một số mặt hàng như tủ đông, tủ mát, nồi cơm điện, bếp từ, bếp hồng ngoại, lò nướng, máy hút mùi... ghi xuất xứ khá mù mờ: "Nơi sản xuất: Chính hãng", "Sản xuất từ thương hiệu"...
Chủ yếu là hàng Trung Quốc
Ngoài ra, không ít sản phẩm điện máy thương hiệu Việt Nam nhưng ghi nhãn nơi sản xuất ở Trung Quốc hoặc nước khác. Cá biệt, có sản phẩm để trống thông tin nơi sản xuất trên nhãn.
Theo tìm hiểu của phóng viên, nhiều doanh nghiệp (DN) sở hữu nhãn hàng điện máy, điện gia dụng nội địa thường tìm đến các công xưởng sản xuất ở Trung Quốc để chọn một số mặt hàng có tiêu chuẩn, giá cả phù hợp rồi đóng gói và gửi về nước tiêu thụ. Những sản phẩm này được sản xuất hàng loạt với giá rất rẻ.

Phần lớn sản phẩm điện máy thương hiệu Việt sử dụng nguồn linh kiện nhập khẩu
Xóa 'bệnh án giấy'
Tuần trước, một đồng nghiệp của tôi, là bác sĩ ở tuyến huyện, bị sưng đau khớp gối, điều trị hai tuần không đỡ. Chị nhờ tôi xem lại phim X-quang, phim cộng hưởng từ, siêu âm và các xét nghiệm.
Do chưa có PACS (hệ thống thông tin lưu trữ và thu nhận hình ảnh) liên bệnh viện, chị phải dùng điện thoại chụp lại bệnh án. Hình ảnh không cho phép tôi đưa ra kết luận gì, đành đề nghị chị đến trực tiếp để chụp chiếu và siêu âm lại.
Trong khi đó, một người bạn của tôi, nay đã sang định cư ở Canada, bị đau ngực và ho, đi khám và điều trị không đỡ. Khi cô tỏ ý muốn nhờ tôi xem giúp bệnh án, để trao đổi với bác sĩ điều trị bên đó, bác sĩ đồng ý và cung cấp ID, mật khẩu đăng nhập để tôi dễ dàng tiếp cận bệnh án.
Với sự hỗ trợ của công nghệ số hóa, y tế thế giới đã có bước đột phá, từ việc tạo cơ sở dữ liệu quản lý bệnh nhân, hội chẩn cho tới khám chữa bệnh từ xa.
Năm 2002, Bệnh viện Selayang của Malaysia là cơ sở y đầu tiên trên thế giới vận hành mô hình "bệnh viện kỹ thuật số" - hoàn toàn không lưu trữ hồ sơ dưới hình thức giấy tờ. Bác sĩ ở đây không phải mang kè kè hồ sơ hay phim chụp X-quang. Tất cả tài liệu, thông tin, từ kết quả phân tích chẩn đoán của bác sĩ đến hình ảnh chụp X-quang và đơn thuốc, đều được lưu giữ tại các cơ sở dữ liệu.
Facebook lại sập, không rõ nguyên nhân!
Vào khoảng 11 giờ 28 đêm ngày 24/9 (theo giờ Việt Nam) cộng đồng mạng xã hội Facebook trên toàn thế giới lại gặp sự cố không thể kết nối trong vòng... 10 phút.
Sau khi kết nối trở lại tình hình cũng không mấy khả quan khi rất nhiều người mở trang ở trạng thái Loading liên tục, một số người thì tải được giao diện nhưng các nội dung chat trên Messenger thì vẫn không gửi được.