Thêm thông tin về dịch vụ video cạnh tranh với YouTube của Twitter
Thông tin về dịch vụ video trực tuyến của Twitter từng được tiết lộ hồi tháng 11 năm ngoái và hôm nay, chúng ta có thêm một vài chi tiết về dịch vụ này qua một tài liệu về điều khoản sử dụng (EULA) được người dùng Twitter có tên Daniel Raffel đăng tải.
Xuất hiện công cụ iDict giúp bẻ khóa tài khoản iCloud
Trang Security Affairs cũng như nhiều diễn đàn về bảo mật đều có cùng nhận định rằng iDict đã khai thác thành công một lỗi kỹ thuật tồn tại trên hạ tầng bảo mật của dịch vụ iCloud để từ đó qua mặt bộ đếm kiểm soát hạn chế đăng nhập cũng như tính năng xác thực 2 bước vốn được Apple thiết kế đặc biệt nhằm chống lại các hành vi tấn công (hack) tài khoản.
Trên GitHub, thành viên Pr0x13 quảng cáo rằng iDict có hiệu quả 100% và rất dễ để sử dụng phương thức này để "bẻ khóa" thông tin đăng nhập của bất kỳ tài khoản iCloud cá nhân nào.
Dịch vụ Apple iCloud từng là nạn nhân của một vụ rò rỉ thông tin người dùng với nạn nhân là nhiều diễn viên nổi tiếng. |
Mẫn cảm thời đại số
Mọi quan điểm cá nhân, yêu ghét giận hờn của mỗi cá nhân mà bột phát trên mạng xã hội, tạo hiệu ứng dây chuyền.
Những ngày cuối năm 2014, người dân Việt Nam cũng như người dân các nước đều dõi theo việc tìm kiếm chiếc máy bay AirAsia QZ8501 mất tích và các nạn nhân xấu số.
“Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”
Ngay khi có tin đã tìm được thi thể các nạn nhân của chuyến bay, một nhà báo gây hoang mang khi post status trên Facebook thế này: “Có tin vui giữa giờ tuyệt vọng”: Đã tìm thấy xác nạn nhân vụ máy bay AirAsia rơi. Đây là “tin tuyệt vui!”. Điều khiến người ta ngạc nhiên hơn là anh nhà báo kia là thư ký tòa soạn một tờ báo có uy tín tại TP.HCM. Status này khiến khá nhiều người phản ứng vì rõ ràng đây là tin buồn, chạm vào nỗi đau không chỉ của người thân các nạn nhân mà với cả những người có lòng trắc ẩn trên toàn thế giới. Tuy vậy, một đồng nghiệp của vị nhà báo kia lý giải rằng đấy là một cách “diễn đạt phản xạ phản chủ” trước một tin quá nóng chứ không ác ý.
Cùng thời điểm, một nhà báo có tên tuổi khác hồn nhiên lên Facebook “khoe” chuyện chị vừa đi cao tốc Lào Cai - Hà Nội nhưng né được việc mua vé mấy trăm ngàn đồng bằng cách trả 50.000 đồng cho người bán nước ven đường hướng dẫn lối thoát trạm bán vé. Có lẽ khi đăng status đó, chị không ý thức được rằng người đọc có thể hiểu chị vì cái lợi trước mắt mà coi thường luật pháp.
14 Mô hình dịch vụ “Chia sẻ” sẽ sớm tác động tới cuộc sống của bạn (Phần 2)
Khi nhắc tới nền kinh tế chia sẻ (Sharing economy) chúng ta thường chỉ nghĩ tới Uber, gần đây là Airbnb, nhưng nền kinh tế chia sẻ đang bùng nổ trên thế giới không chỉ có vậy, chúng đã và đang gây nên cuộc cách mạng trong cách ngành: vận tải, bất động sản, tiêu dùng…
Với tính tương tác trong tiêu dùng, mô hình dịch vụ chia sẻ hay mô hình “chia sẻ ngang hàng”, người sở hữu cho thuê những thứ mà họ không dùng tới, như là xe hơi, nhà hoặc xe đạp đến những ai có nhu cầu sử dụng dịch vụ này hàng ngày.
Với các Công ty theo mô hình truyền thống như eBay, họ theo chọn cách đánh giá và nhận xét về các sản phẩm, dịch vụ để 2 đối tượng thực hiện giao dịch (người mua và người bán) có thể tin tưởng nhau. Với sự phổ biến trong mô hình dịch vụ “chia sẻ”, nhiều người không cần phải mua mà có thể thuê từ những người khác.
5 sản phẩm công nghệ bị “cấm tiệt” tại Trung Quốc
Nếu du lịch đến Trung Quốc, bạn sẽ không thể vào Facebook để “check-in”, lên Twitter để thông báo cho bạn bè hay sử dụng Google để tra cứu thông tin.
Ảnh minh họa
Trong khi phần lớn công dân Internet đều được hưởng lợi từ các sản phẩm công nghệ như Facebook, Google, Twitter, dân mạng Trung Quốc lại phải ngậm ngùi vì chúng bị cấm hoàn toàn tại đây. Dưới đây là 5 thứ bạn không thể tìm thấy tại quốc gia đông dân nhất hành tinh:
Có hàng ngàn website không thể truy cập tại Trung Quốc “nhờ” chương trình kiểm duyệt Great Firewall, phần lớn trong số đó là mạng xã hội mà tiểu blog Twitter là một ví dụ.
Gmail là dịch vụ mới nhất của Google bị nhà chức trách Trung Quốc “sờ gáy”. Các dịch vụ khác như Tìm kiếm, Picasa và YouTube đều bị chặn tại đây. Google đã có nhiều năm đối đầu với chính phủ vì vấn đề kiểm duyệt. Năm 2010, công ty gần như rút lui hoàn toàn khỏi thị trường này.