NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

4 tuyến cáp quang gặp sự cố: Internet Việt Nam 'rùa bò' đến bao giờ?

on .

Dự kiến tuyến cáp AAG sẽ được sửa vào đầu tháng 4, tuyến cáp APG sẽ được sửa vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4. Hai tuyến cáp AAE-1 và IA chưa có lịch sửa chữa. Internet Việt Nam sẽ còn ảnh hưởng nghiêm trọng thời gian tới khi cả 4 tuyến cáp vẫn đang gặp sự cố.

Đại diện một nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam chia sẻ, Ban quản trị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế (NOC) vừa ra thông báo về kế hoạch sửa chữa các sự cố đứt cáp quang trên biển.

Theo đó, lỗi trên nhánh S6 của cáp quang APG được sửa chữa từ 22-27/3. Lỗi trên nhánh S9 của tuyến cáp này dự kiến được sửa chữa từ 5-9/4. Với tuyến cáp quang AAG, dự kiến lịch sửa chữa sẽ bắt đầu từ 30/3, kết thúc vào 4/4.

4 tuyến cáp quang gặp sự cố, các doanh nghiệp viễn thông nói gì?

on .

4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.

Ngày 10/2, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trước tình trạng 4/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế không ổn định làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Bộ đã họp các doanh nghiệp viễn thông để xử lý sự cố đứt cáp quang biển, đảm bảo kết nối internet của Việt Nam đi quốc tế.

4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện đang gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.

Trong 4 tuyến này, hai tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, còn hai tuyến IA và AAE-1 vẫn còn một phần đang hoạt động. Hiện tại, tuyến SMW-3 đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore vẫn đảm bảo kết nối 100%; tuyến AAE-1 đi Singapore đảm bảo 100% và tuyến IA đi HongKong (Trung Quốc) đảm bảo 100%.

Ngay sau sự cố xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố và xây dựng quy hoạch quốc gia về cáp quang biển do Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Theo báo cáo, tất cả doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp biển. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia trong khu vực châu Á đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc phải đảm bảo kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng mà còn giúp cho các hoạt động kinh tế internet được kết nối thông suốt.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kết nối đi quốc tế. Cụ thể, nhà mạng phải đảm bảo dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng vào giờ cao điểm sẽ luôn ở mức không quá 90% dung lượng quốc tế mà nhà mạng có thể đáp ứng để không bị nghẽn. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo xử lý sự cố và các doanh nghiệp viễn thông cần chuẩn bị cho tình huống cáp biển có thể gặp sự cố tiếp để có phương án đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để: Xây dựng quy hoạch tuyến cáp quang biển Việt Nam; Thúc đẩy nhanh thêm các tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế nhằm bảo đảm vai trò dẫn dắt, làm chủ của Việt Nam. Trong bất kỳ phương án nào (có hoặc không có sự tham gia của đối tác nước ngoài), doanh nghiệp Việt phải giữ vị trí đứng đầu, đại diện nhóm đầu tư, liên doanh tiến hành xây dựng tuyến mới. Như vậy, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển đi quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Trong khó khăn, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đóng vai trò dẫn dắt doanh nghiệp và cùng nhau giải các bài toán kết nối cáp quang biển đi quốc tế. Khi mà các tuyến cáp quang biển kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore gặp nhiều khó khăn, chúng ta lại nhìn thấy cơ hội để Việt Nam trở thành hub (trung tâm) kết nối đi quốc tế. Hiện nay, khi công nghệ và dung lượng tăng mạnh cũng là cơ hội cho Việt Nam mở các tuyến cáp quang biển mới.

Để khắc phục tình trạng internet trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo: Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối internet của Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn này. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà vẫn bị nghẽn, các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: Cần mở thêm các tuyến cáp quang biển với nhiều hướng kết nối khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng, triển khai phương án cụ thể đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Nguyễn Nam Long cho biết, VNPT kết nối cáp biển đi quốc tế theo ba đường sang HongKong (Trung Quốc), Singapore và Nhật Bản. Sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT đang tiếp tục mở rộng thêm dung lượng quốc tế trên đất liền, triển khai thêm các biện pháp tối ưu đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết, Viettel có 4 tuyến cáp quang biển kết nối vào các hub chính là HongKong (Trung Quốc), Singapore, Hoa Kỳ và châu Âu. Khi sự cố xảy ra, Viettel vẫn có tuyến cáp biển kết nối đi sang Singapore và HongKong (Trung Quốc). Viettel nhanh chóng mở thêm kênh kết nối trên đất liền để đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế phục vụ khách hàng. Đến thời điểm này, Viettel đảm bảo đủ dung lượng kết nối đi quốc tế cho dù 4 tuyến cáp quang biển đều gặp sự cố.

Nhà mạng MobiFone và Tập đoàn FPT đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế. Hai doanh nghiệp này khẳng định sẽ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch cáp quang biển cũng như đầu tư vào các quyến cáp quang biển do Việt Nam triển khai.

Với giải pháp kỹ thuật và tăng dung lượng những tuyến cáp quang trên đất liền, các doanh nghiệp viễn thông khẳng định sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ internet cho khách hàng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn, có thể sẽ cần thêm sự chia sẻ dung lượng của các đơn vị khác. Bắt đầu từ đêm 10/2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết sẽ đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế không bị nghẽn./.

TTXVN

Nguồn:https://baomoi.com/4-tuyen-cap-quang-gap-su-co-cac-doanh-nghiep-vien-thong-noi-gi/c/45014024.epi

Cả 6 học sinh Việt đoạt huy chương tại Olympic Tin học châu Á

on .

6/6 học sinh đoàn Việt Nam tham gia cuộc thi Olympic Tin học châu Á - Thái Bình Dương năm 2023 đều giành được huy chương.

Theo thông tin từ Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo ,cả 6/6 thí sinh Việt Nam tham gia xét giải Olympic Tin học Châu Á Thái Bình Dương năm 2023 đều đoạt huy chương, gồm 4 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng.

Cụ thể, 4 Huy chương Bạc thuộc về các em: Nguyễn Đức Thắng, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Hùng Vương, Phú Thọ; Nguyễn Ngọc Đăng Khoa, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Công Minh, học sinh lớp 11, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội; Trần Xuân Bách, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội.

Em Lê Ngọc Bảo Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng và em Trần Vinh Khánh, học sinh lớp 12, Trường THPT thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đoạt Huy Chương Đồng.

Tại sao không 'khoán' việc đăng kiểm ô tô cho các hãng xe?

on .

Các hãng xe chính là nơi sản xuất ra các mẫu mã ô tô và cũng là nơi kiểm định đầu tiên cho mỗi chiếc xe xuất xưởng. Vậy lý do gì không để họ đảm nhiệm luôn nhiệm vụ đăng kiểm ô tô định kỳ?

Liên quan đến câu chuyện đăng kiểm ô tô đang gây bức xúc trong thời gian gần đây, tôi thấy rất nhiều giải pháp "tháo gỡ" được đề xuất. Từ việc vận động các đăng kiểm viên đã về hưu quay lại đi làm, đến điều động các lực lượng như CSGT, quân đội "chi viện" cho các trung tâm đăng kiểm. Tuy nhiên lại không thấy ai nghĩ đến việc bàn giao nhiệm vụ đăng kiểm xe cho các hãng.

Trong khi, nếu nói về chuyên môn, các hãng xe là nơi sản xuất ra những chiếc ô tô. Thậm chí, ô tô trước khi lăn bánh khỏi dây chuyền, hãng xe cũng là "kiểm định viên" đầu tiên. Điều này đồng nghĩa, các hãng xe hoàn toàn đủ chuyên môn, máy móc và cơ sở vật chất để thực hiện đăng kiểm định kỳ.