NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Vì sao iPhone 14 sản xuất tại Ấn Độ lại quan trọng?

on .

Apple bắt đầu sản xuất iPhone 14 tại Ấn Độ, đánh dấu thay đổi lớn trong chiến lược của mình.

Ngày 26/9, Apple cho biết sẽ lắp ráp iPhone 14 tại Ấn Độ. iPhone 14 là thế hệ smartphone mới nhất của Apple, mang đến nhiều công nghệ mới và tính năng an toàn. Foxconn, đối tác chính của hãng, sẽ sản xuất iPhone 14 tại nhà máy Sriperumbudur khu vực ngoại ô Chennai.

Ấn Độ lần đầu sản xuất iPhone đời mới nhất. (Ảnh: Bloomberg)

Ấn Độ lần đầu sản xuất iPhone đời mới nhất. (Ảnh: Bloomberg)

“Táo khuyết” bắt đầu sản xuất iPhone tại Ấn Độ từ năm 2017 nhưng đều là các đời cũ. Lần này, với iPhone 14, lần đầu tiên quốc gia Nam Á sản xuất iPhone đời mới nhất, rất gần với ngày phát hành sản phẩm.

Apple sẽ bán iPhone 14 sản xuất tại Ấn Độ cho người dùng trong nước, đồng thời xuất khẩu ra các thị trường khác trên toàn cầu. Khách hàng nội địa sẽ nhận được iPhone 14 “made in India” trong vài ngày tới.

Trong một báo cáo tháng này, các nhà phân tích của JPMorgan cho biết Apple sẽ chuyển 5% sản lượng iPhone 14 sang Ấn Độ cho đến cuối năm 2022. Bên cạnh đó, 25% iPhone sẽ được sản xuất tại đây vào năm 2025.

Việc Apple tập trung vào Ấn Độ phản ánh mong muốn đa dạng hóa sản xuất của Apple nhằm tránh lệ thuộc vào Trung Quốc và thúc đẩy nền tảng người dùng tại Ấn Độ. Hiện tại, phần lớn iPhone vẫn đang làm ra tại Trung Quốc. Dù vậy, Bắc Kinh kiên trì chiến lược phong tỏa kiềm chế Covid-19 trong bối cảnh phần lớn thế giới mở cửa trở lại đã ảnh hưởng đến các nhà máy khắp đất nước, trở thành điểm yếu trong chuỗi cung ứng Apple.

Ấn Độ tìm cách thúc đẩy sản xuất điện tử trong nước thông qua nhiều ưu đãi. Apple cũng muốn tăng doanh số ở thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới. Công ty chỉ nắm 3,8% thị phần năm 2021 còn Samsung và Xiaomi tiếp tục thống trị, theo Counterpoint Research.

Tuy nhiên, Apple là thương hiệu bán chạy nhất trong phân khúc siêu cao cấp (điện thoại giá trên 45.000 rupee) trong quý II năm nay. Đó là nhờ vào động lực mạnh mẽ của các mẫu iPhone 13. iPhone 14 có giá từ 79.900 rupee. Theo Tarun Pathak, Giám đốc nghiên cứu của Counterpoint, Ấn Độ nằm trong số hơn 20 quốc gia - nơi xu hướng cao cấp hóa mới chỉ bắt đầu.

Du Lam (Theo CNBC)

Nguồn:https://baomoi.com/vi-sao-iphone-14-san-xuat-tai-an-do-lai-quan-trong/c/43835496.epi

4 tuyến cáp quang gặp sự cố, các doanh nghiệp viễn thông nói gì?

on .

4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.

Ngày 10/2, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trước tình trạng 4/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế không ổn định làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Bộ đã họp các doanh nghiệp viễn thông để xử lý sự cố đứt cáp quang biển, đảm bảo kết nối internet của Việt Nam đi quốc tế.

4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện đang gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.

Trong 4 tuyến này, hai tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, còn hai tuyến IA và AAE-1 vẫn còn một phần đang hoạt động. Hiện tại, tuyến SMW-3 đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore vẫn đảm bảo kết nối 100%; tuyến AAE-1 đi Singapore đảm bảo 100% và tuyến IA đi HongKong (Trung Quốc) đảm bảo 100%.

Ngay sau sự cố xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố và xây dựng quy hoạch quốc gia về cáp quang biển do Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo.

Theo báo cáo, tất cả doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp biển. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia trong khu vực châu Á đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc phải đảm bảo kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng mà còn giúp cho các hoạt động kinh tế internet được kết nối thông suốt.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kết nối đi quốc tế. Cụ thể, nhà mạng phải đảm bảo dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng vào giờ cao điểm sẽ luôn ở mức không quá 90% dung lượng quốc tế mà nhà mạng có thể đáp ứng để không bị nghẽn. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo xử lý sự cố và các doanh nghiệp viễn thông cần chuẩn bị cho tình huống cáp biển có thể gặp sự cố tiếp để có phương án đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để: Xây dựng quy hoạch tuyến cáp quang biển Việt Nam; Thúc đẩy nhanh thêm các tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế nhằm bảo đảm vai trò dẫn dắt, làm chủ của Việt Nam. Trong bất kỳ phương án nào (có hoặc không có sự tham gia của đối tác nước ngoài), doanh nghiệp Việt phải giữ vị trí đứng đầu, đại diện nhóm đầu tư, liên doanh tiến hành xây dựng tuyến mới. Như vậy, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển đi quốc tế.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Trong khó khăn, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đóng vai trò dẫn dắt doanh nghiệp và cùng nhau giải các bài toán kết nối cáp quang biển đi quốc tế. Khi mà các tuyến cáp quang biển kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore gặp nhiều khó khăn, chúng ta lại nhìn thấy cơ hội để Việt Nam trở thành hub (trung tâm) kết nối đi quốc tế. Hiện nay, khi công nghệ và dung lượng tăng mạnh cũng là cơ hội cho Việt Nam mở các tuyến cáp quang biển mới.

Để khắc phục tình trạng internet trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo: Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối internet của Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn này. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà vẫn bị nghẽn, các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: Cần mở thêm các tuyến cáp quang biển với nhiều hướng kết nối khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng, triển khai phương án cụ thể đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế.

Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Nguyễn Nam Long cho biết, VNPT kết nối cáp biển đi quốc tế theo ba đường sang HongKong (Trung Quốc), Singapore và Nhật Bản. Sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT đang tiếp tục mở rộng thêm dung lượng quốc tế trên đất liền, triển khai thêm các biện pháp tối ưu đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng.

Đại diện nhà mạng Viettel cho biết, Viettel có 4 tuyến cáp quang biển kết nối vào các hub chính là HongKong (Trung Quốc), Singapore, Hoa Kỳ và châu Âu. Khi sự cố xảy ra, Viettel vẫn có tuyến cáp biển kết nối đi sang Singapore và HongKong (Trung Quốc). Viettel nhanh chóng mở thêm kênh kết nối trên đất liền để đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế phục vụ khách hàng. Đến thời điểm này, Viettel đảm bảo đủ dung lượng kết nối đi quốc tế cho dù 4 tuyến cáp quang biển đều gặp sự cố.

Nhà mạng MobiFone và Tập đoàn FPT đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế. Hai doanh nghiệp này khẳng định sẽ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch cáp quang biển cũng như đầu tư vào các quyến cáp quang biển do Việt Nam triển khai.

Với giải pháp kỹ thuật và tăng dung lượng những tuyến cáp quang trên đất liền, các doanh nghiệp viễn thông khẳng định sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ internet cho khách hàng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn, có thể sẽ cần thêm sự chia sẻ dung lượng của các đơn vị khác. Bắt đầu từ đêm 10/2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết sẽ đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế không bị nghẽn./.

TTXVN

Nguồn:https://baomoi.com/4-tuyen-cap-quang-gap-su-co-cac-doanh-nghiep-vien-thong-noi-gi/c/45014024.epi

Bộ đôi BigData và IoT sẽ định hình tương lai của thế giới kết nối

on .

Sự tiến bộ của công nghệ, trong đó sự giao thoa giữa IoT và BigData, đang cách mạng hóa các ngành công nghiệp khác nhau, mở ra vô số lợi ích và cơ hội cho con người.

Dữ liệu lớn (BigData) đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái Internet vạn vật (IoT) bằng cách cho phép thu thập, lưu trữ, xử lý và phân tích lượng lớn dữ liệu do các thiết bị IoT tạo ra.

Sức mạnh kết hợp của IoT và BigData cung cấp cho con người những thông tin chi tiết về hệ thống, làm cơ sở để ra quyết định theo thời gian thực, cũng như tối ưu hóa các quy trình và nâng cao hiệu quả tổng thể.

BigData đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái IoT.