Dạy online: cơ hội vàng dành cho giáo viên?

on .

Trên thế giới, Salman Khan, Kim Ki- Hoon, Lewin là những giáo viên đã nổi tiếng và kiếm hàng triệu USD mỗi năm nhờ giảng dạy online. Còn ở Việt Nam, làm sao để giáo viên có thể thành công nhờ cách dạy học này?

Dạy online – những thành công không tưởng

Salman Khan - người sáng lập ra website học trực tuyến Khan Academy, một trong top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn - bắt đầu thành công bằng cách đưa các bài giảng lên mạng. Giáo sư Lewin dù đã 71 tuổi nhưng bỗng trở nên nổi tiếng bằng việc đưa các bài giảng vật lí của mình lên OpenCourseWare, mang lại vị trí số 1 trên danh sách download của iTunes U.

Không chỉ đem lại danh tiếng, các khóa học online còn có tiềm năng về doanh thu vô cùng lớn. 10 giáo viên hàng đầu tại website học trực tuyến Udemy tổng cộng kiếm 1.6 triệu USD năm 2011. Kim Ki-Hoon là một giáo viên trường tư thục kiếm 4 triệu USD mỗi năm từ việc dạy học trực tuyến trên megastudy.net của Hàn Quốc. Học phí mỗi khóa online thường chỉ bằng 1/10 một khóa học truyền thống nhưng khi có hàng nghìn người cùng học một lúc giáo viên sẽ có mức thu nhập không hề nhỏ.

Dạy online – câu chuyện của Việt Nam

Những câu chuyện thành công trên thế giới đã chứng minh rằng các khóa học online đang là phương tiện hữu hiệu và nhanh chóng nhất để lan truyền danh tiếng cũng như tăng thu nhập cho giảng viên. Tuy nhiên, ở Việt Nam cụm từ “dạy online” vẫn còn xa lạ với phần đông giáo viên. Mặc dù năm 2014, một loạt các website học trực tuyến ra đời như Viettelstudy, ISS, Zuni, mstudy, v…v… nhưng số lượng giáo viên tham gia còn rất ít. Trung bình mỗi website chỉ có 10 - 15 giáo viên đang thực sự đang tham gia giảng dạy và tương tác online với học sinh.

Tỷ phú Do Thái dạy con và 'siêu nhân một chân' Việt

on .

Dù thành thạo những kỹ năng mới, các em vẫn có nguy cơ trở thành "siêu nhân một chân", vì thiếu hay yếu kém khá nhiều những kỹ năng sống căn bản.

Những kết quả từ khảo sát "bỏ túi" của thày Trần Đình Trợ ở trường chuyên Hương Sơn mới đây là một lát cắt cho thấy thực trạng giáo dục thiên lệch đang diễn ra ở VN. Một huyện miền núi xa xôi ở Hà Tĩnh đã như vậy, nếu các thày cô ở chốn đô hội như TPHCM, Hà Nội... mà làm khảo sát, chưa biết kết quả sẽ đến đâu.

Có một câu hỏi từ lâu khiến người viết trăn trở, đó là phải chăng cách thức giáo dục ở VN đang tạo ra những "siêu nhân một chân"?

Thế nào là "siêu nhân một chân"

Nếu thay các câu hỏi của thày Trợ, vốn tập trung vào những kỹ năng cơ bản của một con người từ xưa đến nay, bằng các câu hỏi khác, đảm bảo kết quả sẽ khiến chúng ta "bật ngửa" bởi mức độ rành rẽ của các em trong những vấn đề này. Chẳng hạn, Em có biết dùng Face Book không? Diễn viên Hàn Quốc nào em thích nhất? Một ngày em lướt mạng mấy tiếng? Cuộc thi nào trên truyền hình làm em chú ý? Vì sao em thích thần tượng âm nhạc cùa mình?...

Khác với thế hệ đi trước, học sinh thời nay tiếp thu và thành thạo với những cái mới, nhất là công nghệ rất nhanh. Các em thành thạo trong giao tiếp trên mạng xã hội, tìm hiểu cuộc sống qua Google, sử dụng điện thoại thông minh vèo vèo... Cùng lúc với việc lăn lưng với học thêm, học nếm ngày đêm, hy vọng thi đậu đại học để tiến tới có một việc làm ổn định hoặc lương cao, rõ ràng các em vẫn đang tích cực trau dồi những kỹ năng mới cần có thời các em để có thể thích nghi với xã hội hiện đại.

Chỉ có điều dù thành thạo những kỹ năng đó, các em vẫn có nguy cơ trở thành "siêu nhân một chân", vì thiếu hay yếu kém khá nhiều những kỹ năng sống căn bản. Các em chẳng có gì sai vì chính các em là hậu quả của định hướng từ người lớn, của nền giáo dục chậm đổi mới trong căn cốt, của sự cạnh tranh đầy mệt mỏi từ các bậc cha mẹ trong nền kinh tế thị trường.

Rất nhiều kỹ năng tối thiểu, giản đơn nhất dường như đang bị lơ là trong thế hệ của các em. Đó là kỹ năng tự chăm sóc bản thân: tự đi chợ, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa, sống một mình khi người thân vắng nhà, tự sửa chữa những vật dụng đơn giản, tự biết tránh nguy hiểm... Đó là kỹ năng hòa nhập với cộng đồng như sinh hoạt/ làm việc nhóm, hợp tác tích cực, quan tâm và giúp đỡ mọi người. Đó là khả năng quan sát và ghi nhớ chi tiết về môi trường sống xung quanh như cỏ cây, hoa lá, con vật, v.v...

Chất lượng đại học VN đáng lo ngại

on .

Đảm bảo chất lượng giáo dục ĐH trước thềm hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN sau 2015 là chủ đề được nhiều trường ĐH bàn tán sôi nổi tại hội thảo do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 13.11.

Theo tiến sĩ Đỗ Hữu Tài, Hiệu trưởng Trường ĐH Lạc Hồng, vấn đề đảm bảo chất lượng giáo dục VN thật sự đáng lo ngại so với các nước trong khu vực. Kết luận này đưa ra dựa vào bảng xếp hạng mức độ đảm bảo chất lượng giáo dục dẫn nguồn từ British Council năm 2012, VN chỉ đạt 0,6 trong thang điểm 10. Trong khi đó, Indonesia và Malaysia đạt 5 điểm; Thái Lan 3,3; Singapore 2,8…

Con người sáng suốt hơn khi đói

on .

Nhiều người tin rằng chúng ta nên ra quyết định quan trọng sau khi ăn no, nhưng một nghiên cứu đã chứng minh suy nghĩ đó không đúng.

Theo các chuyên gia thuộc Đại học Utrecht tại Hà Lan, những người đói thường quyết định tức thì sáng suốt hơn và cũng có thể đánh giá đúng các phần thưởng lớn trong tương lai giỏi hơn những người ăn no. Họ rút ra kết luận sau khi tiến hành hàng loạt thí nghiệm với những người tình nguyện, Daily Mail đưa tin.

Bí quyết "kết bạn" với môn tiếng Anh

on .

Cùng nghe chính những học viên đã từng rất ngại học tiếng Anh bật mí bí quyết để hết sợ môn học này nhé!

Xác định được mục đích học

Cách học tiếng Anh ‘thầy đọc trò chép’ chính là thủ phạm khiến tớ mất hứng với môn học này.” Bạn Phi Moon, lớp 11 cho biết. “Cách dạy này chủ yếu để cải thiện điểm số và vượt qua các kỳ thi chính khóa nên bọn tớ được học một cách rất thụ động, mang nặng tính lý thuyết, không áp dụng được vào thực tế. Hơn nữa, do dồn hết vào ngữ pháp và từ vựng nên bọn tớ không được thực hành nghe nói”.

Các lớp học với sĩ số nhỏ là điều Apollo muốn dành cho các học viên của mình: cơ hội tương tác tối đa với giáo viên trên lớp