NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Phát triển báo chí trên nền tảng số: "Podcast là thực tế, không còn là xu hướng"

on .

(NLĐO) – Tham luận của nhà báo Huỳnh Sang nhấn mạnh phát triển báo chí trên nền tảng số hiện nay không thể bỏ qua podcast, phải xem đây là thực tế mà các cơ quan báo chí cần nắm bắt ngay.

Sáng 27-6, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP HCM) tổ chức Hội thảo khoa học "Phát triển nội dung báo chí cho các nền tảng mạng xã hội" với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cơ quan báo đài, nhà báo tại TP HCM và các tỉnh lân cận.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Lê Hoàng Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – nhận định báo chí hiện nay đang ngày càng có nhiều thay đổi để thích ứng với quá trình chuyển đổi số đang diễn ra sôi nổi. 

"Phát triển nội dung báo chí trên các nền tảng mạng xã hội là một xu thế. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều vấn đề thách thức, cần có nhiều giải pháp để phát triển một cách bền vững" - ông Lê Hoàng Dũng nhấn mạnh. 

Phát triển báo chí trên nền tảng số: Podcast là thực tế, không còn là xu hướng - Ảnh 1.

Quang cảnh buổi hội thảo

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến tham luận từ các nhà báo, chuyên gia xoay quanh chủ đề phát triển báo chí cho nền tảng mạng xã hội. Trong đó, nổi bật là tham luận của nhà báo Huỳnh Sang về việc phát triển podcast tại các cơ quan báo chí hiện nay.

Phát triển báo chí trên nền tảng số: Podcast là thực tế, không còn là xu hướng - Ảnh 2.

Nhà báo Huỳnh Sang trình bày tham luận về chủ đề Podcast

 

Theo nhà báo Huỳnh Sang, trong bối cảnh hiện tại, podcast không còn là một xu hướng, mà đã trở thành một thực tế mà các cơ quan báo chí không thể bỏ qua. Tuy nhiên, hiện nay, báo chí Việt Nam vẫn đang tiếp cận với podcast ở mức độ thử nghiệm. 

"Số lượng cơ quan báo chí Việt Nam sản xuất podcast chỉ đếm trên đầu ngón tay. Gần đây, một số cơ quan báo chí bắt đầu quan tâm đến podcast nhưng cũng chưa bài bản, mà chỉ ở dạng thăm dò là chính" - nhà báo Huỳnh Sang cho biết, đồng thời dự báo "ngành công nghiệp podcast" sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. 

Cũng bàn về vấn đề phát triển nội dung báo chí cho các nền tảng mạng xã hội, nhà báo Đặng Sinh (báo Thanh Niên) trình bày trước hội thảo mô hình phân phối thông tin đa nền tảng của báo Thanh Niên

Phát triển báo chí trên nền tảng số: Podcast là thực tế, không còn là xu hướng - Ảnh 3.

Nhà báo Đặng Sinh (báo Thanh Niên) trình bày mô hình phân phối thông tin đa nền tảng

"Quan điểm của báo Thanh Niên khi xây dựng chiến lược đa nền tảng là công chúng ở đâu, báo Thanh Niên sẽ có mặt ở đó. Từ quan điểm này, báo Thanh Niên thường xuyên nghiên cứu, cập nhật các xu hướng, những thay đổi của người dùng internet để nhanh chóng tiếp cận những nền tảng mới. Mô hình đa nền tảng của báo dựa trên tiêu chí tạo ra mạng lưới trang, kênh có nội dung chuyên biệt nhằm tạo ra những cộng đồng có cùng một mối quan tâm, nhắm trúng tới nhóm công chúng có mục tiêu cụ thể" - nhà báo Đặng Sinh chia sẻ. 

Ngọc Lý

Nhận đòn đau, công ty mẹ của Facebook tỏ ra “bất phục”

on .

(NLĐO) - Meta, công ty mẹ của mạng xã hội Facebook, hồi tháng 5-2020 đã hoàn tất việc mua lại nền tảng chia sẻ ảnh động GIPHY với giá 400 triệu USD

Công ty mẹ của mạng xã hội Facebook vừa lên tiếng thể hiện sự “bất phục” việc Cơ quan Cạnh tranh và Thị trường Anh (CMA) buộc họ phải bán nền tảng chia sẻ ảnh động GIPHY.

"Chúng tôi cảm thấy thất vọng trước quyết định của CMA nhưng vẫn chấp nhận phán quyết như lời cuối cùng về vấn đề này" - người phát ngôn Công ty Meta nhấn mạnh.

Phát ngôn viên công ty mẹ của Facebook cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với CMA về việc thoái vốn khỏi GIPHY. Chúng tôi xin cảm ơn nhóm GIPHY trong suốt khoảng thời gian qua và chúc họ thành công trong thời gian tới".

Theo đài CNBC, Meta cũng khẳng định sẽ tiếp tục đánh giá các cơ hội nhằm mang đến sự đổi mới và nhiều lựa chọn cho người dùng ở Anh và trên toàn thế giới.

Nhận cú đòn đau, công ty mẹ của Facebook tỏ ra “bất phục” - Ảnh 1.

Facebook "thất vọng" vì buộc phải bán thương vụ 400 triệu USD mang tên GIPHY. Ảnh: CNBC

Phản ứng của Meta diễn ra trong bối cảnh CMA lần nữa yêu cầu họ phải bán toàn bộ GIPHY cho một công ty phù hợp khác nhằm hạn chế rủi ro của việc giảm cạnh tranh trong thị trường quảng cáo và truyền thông xã hội.

Trước đó vào tháng 11-2021, CMA đã yêu cầu Meta thoái vốn khỏi GIPHY khi sự kết hợp của hai công ty này gây ra mối lo ngại về tính cạnh tranh. Meta đã cố gắng kháng cáo quyết định trên nhưng bị CMA bác bỏ.

CMA lập luận thương vụ GIPHY có tác động lớn đến thị trường quảng cáo hiển thị hình ảnh ở Anh Meta đang kiểm soát gần một nửa thị trường trị giá 7,9 tỉ USD này.

Cơ quan này còn nhấn mạnh việc Meta mua GIPHY sẽ hạn chế quyền truy cập của các công ty truyền thông xã hội khác vào ảnh GIF. Điều đó sẽ hướng người dùng đến các dịch vụ của Meta. 

Ngoài ra, động thái này có thể dẫn đến việc Meta thay đổi các điều khoản dịch vụ để hạn chế sự cạnh tranh từ đối thủ.

Meta vào hồi tháng 5-2020 đã hoàn tất việc mua lại GIPHY với giá 400 triệu USD nhưng đây vẫn chưa phải thương vụ lớn nhất mà họ thực hiện.

Trước đó, Meta đã chi 1 tỉ USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh Instagram hay 19 tỉ USD nhằm mua lại nền tảng nhắn tin mã hóa WhatsApp.

Meta đã buộc phải chấp thuận yêu cầu của CMA nhưng hiện vẫn chưa rõ công ty nào sẽ mua lại GIPHY.

Đăng Minh

Nguồn: https://nld.com.vn/cong-nghe/nhan-don-dau-cong-ty-me-cua-facebook-to-ra-bat-phuc-202210191521142.htm

Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?

on .

Dự án một trường đại học (ĐH) công lập với tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng của Việt Nam chính thức được đưa vào sử dụng trong năm học 2022-2023.

 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 1
Hội trường lớn của Trường ĐH Việt Đức.Thiết kế của khuôn viên Trường ĐH Việt Đức được nhận giải thưởng quốc tế về thiết kế của Hiệp hội kiến trúc Boston (BSA, Mỹ)  
 
Chiều 8.11, trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Hà Thúc Viên, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Việt Đức, cho biết trường này chính thức đưa trụ sở chính (tại phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương) vào hoạt động kể từ tháng 9 năm nay. Nhà trường sẽ tổ chức lễ khánh thành khuôn viên mới vào ngày 11.11 tới. Trường ĐH này có tổng diện tích khuôn viên 50,5 ha với 154.000 m2 sàn xây dựng và tổng số vốn đầu tư gần 200 triệu USD (tương đương hơn 4.000 tỉ đồng) từ nguồn tín dụng ưu đãi Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Khuôn viên Trường ĐH Việt Đức được thiết kế và xây dựng thành một hệ sinh thái đô thị ĐH bao gồm đầy đủ khu giảng đường, cụm công trình 5 tòa nhà học thuật và 21 phòng thí nghiệm tiêu chuẩn quốc tế.
 
Khuôn viên ĐH này còn có thư viện, hội trường, nhà điều hành, trung tâm thể thao, trung tâm kỹ thuật, nhà ăn, ký túc xá. Đặc biệt, khu nhà ở cho chuyên gia và giảng viên cũng nằm ngay trong khuôn viên trường. Ngôi trường được xây dựng với quy đào tạo viên dự kiến 6.000 sinh viên vào năm 2030 theo tiêu chuẩn chất lượng ĐH Đức và quốc tế.Trước đó, vào năm 2013, một cuộc thi thiết kế khuôn viên đã được tổ chức, thu hút 54 đơn vị tham gia để lựa chọn được 6 công ty nộp đề xuất. Tháng 7.2013, Hội đồng tuyển chọn quốc tế công bố bảng xếp hạng những bản thảo tốt nhất và chọn Công ty Machado & Silvetti (hãng tư vấn kiến trúc có trụ sở tại Boston, Mỹ). Đây là đơn vị được chọn làm nhà thầu thiết kế tổng thể và thiết kế kiến trúc trong cuộc thi chọn thầu thiết kế quốc tế năm 2013. Thiết kế của khuôn viên Trường ĐH Việt Đức sau đó đã được nhận giải thưởng quốc tế về thiết kế do Hiệp hội kiến trúc Boston (BSA) trao tặng.Nhìn từ bên ngoài, tòa nhà hành chính có cấu trúc hình khối vuông vức, với 4 màu sắc nổi bật ở 4 phía. Với vị thế nằm ngay sát trục đường chính, đây là công trình đầu tiên khách đến thăm quan trường sẽ tiếp cận khi bước vào khuôn viên.Đáng chú ý là khu thể thao gồm nhà thi đấu, hồ bơi và các sân tập cho sinh viên và giảng viên trường. Khu phức hợp bao gồm sân chơi cho các bộ môn: bóng rổ, bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng đá, điền kinh, bơi lội và gym. Không chỉ vậy, bên trong nhà thi đấu còn cung cấp phòng thay đồ, phòng nhân viên, nơi lưu trữ thiết bị, khu vực bếp quán cà phê nhỏ (với chỗ ngồi bên ngoài) và một khán đài ngoài trời có mái che.Tòa nhà thư viện có 4 tầng chính cùng tổng diện tích hơn 4.000 m2 phục vụ cho từng mục đích khác nhau. Tầng 1 là khu vực chung dễ dàng tiếp cận, với không gian dành cho các triển lãm, hội trường sự kiện, không gian trả sách, dịch vụ giao nhận... Không gian mở được đặt ở tầng 2, gồm hệ thống máy tính với chỗ ngồi đợi và tủ đựng vật dụng cá nhân, khu vực phục vụ hoạt động thuyết trình, đọc sách và các bài giảng… Tầng 3 và 4 còn có khu vực học tập cá nhân và học nhóm, phòng học đa phương tiện…

Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 2
Một giảng đường trong khuôn viên trường

Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 3
Tổng thể khuôn viên Trường ĐH Việt Đức nhìn từ trên cao
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 4
Phòng thí nghiệm
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 5
Khu thể thao gồm nhà thi đấu, hồ bơi và các sân tập ngay trong khuôn viên trường
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 6
Bên trong nhà thi đấu thể thao
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 7
Máy làm sạch sách được đặt ngay tại tầng 1 của thư viện
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 8
Phòng học nhóm dành cho sinh viên khi đến thư viện
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 9
Khu vực căn tin
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 10
Khu vực nhà ở cho chuyên gia được bố trí trong khuôn viên trường
 
Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 11
Trung tâm điều khiển của trường

Có gì đặc biệt trong ngôi trường đại học công lập trị giá hơn 4.000 tỉ đồng?  - ảnh 12
Một góc khuôn viên Trường ĐH Việt Đức về đêm
 
Trường ĐH Việt Đức là trường ĐH công lập của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở quan hệ đối tác chặt chẽ với CHLB Đức. Trường đang đào tạo 7 ngành cử nhân, 7 ngành thạc sĩ và 3 lĩnh vực nghiên cứu bậc tiến sĩ. Hiện 2.400 sinh viên Việt Nam và 70 sinh viên quốc tế đang theo học tại trường.Trường cũng có hơn 1.500 lượt giáo sư từ các ĐH Đức sang trực tiếp giảng dạy.
HÀ ÁNH
 

 

 

 

 

Vì sao iPhone 14 ở Việt Nam bán trễ hơn Singapore, Thái Lan?

on .

(NLĐO) - Các đầu mối bán hoặc nhận mua iPhone 14 xách tay hiện nay không còn nhiều như trước.

Mặt hàng iPhone luôn là sản phẩm gây sốt tại thị trường Việt Nam. Nhiều tín đồ nhà "táo khuyết" không đợi nổi tới ngày iPhone 14 được phân phối chính hãng tại Việt Nam (khoảng đầu tháng 10) nên chấp nhận bỏ thêm cả chục triệu đồng để mua hàng xách tay vào đúng ngày sản phẩm được bán ra ở thị trường toàn cầu (16-9). 

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, Apple đã bắt đầu nhận đặt hàng trước iPhone 14 từ ngày 9-9 và sẽ giao hàng tới tay người dùng vào ngày 16-9. Tại khu vực Đông Nam Á, Singapore và Thái Lan là hai thị trường đầu tiên Apple mở bán iPhone mới.

Tại Việt Nam, một số đầu mối cũng đã nhận mua hàng iPhone 14 xách tay từ vài ngày trước nhưng chủ yếu ở phiên bản cao cấp, còn iPhone 14 và 14 plus ít người lựa chọn. Theo đó, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max có giá dao động từ 40-60 triệu đồng tùy theo từng phiên bản, nhận hàng ngay trong ngày 16-9, trễ 1 ngày mức giá giảm 1 triệu đồng. 

Tuy vậy, các đầu mối bán hoặc nhận mua iPhone 14 xách tay hiện nay không còn nhiều như trước. Nguyên nhân là do Apple đã thay đổi chính sách bán hàng tại thị trường Việt Nam, liên tục thắt chặt quy định bảo hành iPhone xách tay tại Việt Nam như yêu cầu hóa đơn, nguồn gốc... khiến cho việc sử dụng hàng xách tay ngày càng bất tiện. Giá iPhone chính hãng cũng ngày càng rẻ và có thời điểm còn rẻ hơn hàng xách tay nhờ hàng loạt chính sách ưu đãi từ các đại lý...

Vì sao iPhone 14 ở Việt Nam bán trễ hơn Singapore, Thái Lan? - Ảnh 1.

Người tiêu dùng Việt vẫn rất quan tâm với các sản phẩm công nghệ của Apple

Ủy ban Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cấm TikTok

on .

Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép chính quyền ông Biden cấm TikTok cùng các ứng dụng đe dọa an ninh quốc gia.

Dự luật được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ thông qua ngày 1/3 với 24 phiếu thuận, 16 phiếu chống, chấp thuận các biện pháp hạn chế của Nhà Trắng với những ứng dụng bị cho là có rủi ro về bảo mật.

Trong số những ứng dụng bị cấm có TikTok, do công ty ByteDance của Trung Quốc phát triển và đang có hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ.

Dự luật không nêu cụ thể cách triển khai thế nào, nhưng ông Biden có thể cấm mọi giao dịch với TikTok, đồng nghĩa cá nhân ở Mỹ không thể tiếp cận hoặc tải ứng dụng này về điện thoại. Dự luật cũng yêu cầu ông chủ Nhà Trắng áp lệnh cấm với mọi thực thể có thể chuyển dữ liệu cá nhân nhạy cảm đến tổ chức chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

"TikTok là mối đe dọa an ninh quốc gia... Đã đến lúc hành động", Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, đảng Cộng hòa, nói. "Bất cứ ai tải ứng dụng TikTok về thiết bị đều đồng nghĩa đã mở 'cửa hậu' tiếp cận thông tin cá nhân của họ. Đó là khí cầu do thám trên điện thoại".

Phe Dân chủ phản đối dự luật, cho rằng động thái này "vội vàng" và cần được tham vấn kỹ càng với các chuyên gia. Dự luật sẽ cần được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện, đang do phe Dân chủ kiểm soát, trước khi trình lên ông Biden ký ban hành.

Chính quyền ông Biden không thể hiện rõ quan điểm có ủng hộ dự luật hay không. Người phát ngôn Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói "TikTok tạo ra rắc rối và chúng tôi cần quan tâm bởi nó có liên quan đến dữ liệu của Mỹ".

"Mỹ cấm TikTok cũng là cấm xuất khẩu văn hóa và các giá trị của Mỹ đến hàng tỷ người đang sử dụng dịch vụ của chúng tôi trên thế giới", người phát ngôn TikTok bình luận về động thái.

Biểu tượng ứng dụng TikTok trên một điện thoại thông minh trong ảnh chụp ngày 22/8/2022. Ảnh: Reuters.
 

Biểu tượng ứng dụng TikTok trên một điện thoại thông minh trong ảnh chụp ngày 22/8/2022. Ảnh: Reuters.

TikTok đang đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng của phương Tây trong những tháng gần đây vì lo ngại Bắc Kinh có thể thu thập dữ liệu người dùng.

Nhà Trắng hồi đầu tuần yêu cầu các cơ quan chính phủ phải đảm bảo ứng dụng TikTok được gỡ bỏ khỏi mọi hệ thống và thiết bị liên bang trong vòng 30 ngày. Hơn 30 bang ở Mỹ, Canada, các cơ quan chính sách của Liên minh châu Âu cũng đã cấm tải TikTok trên thiết bị công.

Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ (CFIUS), cơ quan an ninh quốc gia quyền lực, hồi năm 2020 nhất trí khuyến nghị ByteDance thoái vốn TikTok vì lo ngại dữ liệu người dùng có thể bị thu thập trái phép để chuyển cho chính phủ Trung Quốc.

TikTok và CFIUS đã đàm phán hơn hai năm về các yêu cầu bảo mật dữ liệu. TikTok cho biết họ đã chi hơn 1,5 tỷ USD cho các nỗ lực đảm bảo an ninh dữ liệu và bác bỏ cáo buộc do thám.

NHƯ TÂM

Nguồn: https://vnexpress.net/uy-ban-ha-vien-my-thong-qua-du-luat-cam-tiktok-4576391.html