NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Ngành thư viện đón bắt chuyển đổi số

on .

'Trong thời đại công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy các mục tiêu, chia sẻ kiến thức của nhân loại dễ dàng hơn bao giờ hết. Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện góp phần quan trọng phát triển văn hóa đọc và kỹ năng đọc; xây dựng cộng đồng học tập, xã hội học tập và học tập suốt đời; hướng đến nền giáo dục thông minh và thế hệ công dân số', Th.S Hà Duy Bình bày tỏ.

Tại thư viện điện tử Vebrary, thủ thư và bạn đọc dễ dàng hơn rất nhiều trong việc tra cứu

Giao hàng bằng UAV ở Nhật Bản

on .

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tập đoàn viễn thông KDDI và công ty bản đồ Zenrin cùng với một số công ty khác ở Nhật Bản vừa đưa vào hoạt động dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái (UAV) tại tỉnh Saitama, giáp thủ đô Tokyo.

Dịch vụ này đã được triển khai giúp người dân ở một khu vực bị cô lập sau các trận lở đất ở Chichibu - một thành phố miền núi thuộc Saitama - vào tháng 9/2022 tiếp nhận thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng khác theo định kỳ một lần/tuần.

UAV được sử dụng trong dịch vụ giao hàng này có thể chuyên chở hàng hóa có tổng trọng lượng lên tới 5 kg, bay tự động trên tuyến đường khoảng 3 km. UAV được kết nối với trung tâm điều khiển thông qua dịch vụ Internet vệ tinh Starlink của Tập đoàn Công nghệ Thám hiểm Vũ trụ (SpaceX) của Mỹ, giúp môi trường kết nối giữa các UAV và trung tâm điều khiển luôn ổn định ngay cả ở các khu vực có núi cao như Chichibu.

Theo KDDI, đây là lần đầu tiên dịch vụ giao hàng bằng UAV thông thường sử dụng dịch vụ Starlink được ra mắt tại Nhật Bản. Hãng đã thiết lập một trạm gốc ở Chichibu để giúp mạng điện thoại di động “au” của hãng này tương thích với dịch vụ Starlink.

Thanh Tùng - Đức Thịnh (TTXVN)

Nguồn:https://baomoi.com/giao-hang-bang-uav-o-nhat-ban/c/44917382.epi

Ông Hoàng đạp xe nhặt ve chai... làm từ thiện

on .

Hằng ngày, ông Hoàng dậy sớm dắt chiếc xe đạp cũ đi dọc khu vực TX.Ba Đồn để thu gom ve chai. Nhưng khác với nhiều người thu gom để kiếm sống, ông gom ve chai để có tiền làm... từ thiện.

Mỗi ngày đạp xe hơn chục ki lô mét

Việc làm của ông Trần Huy Hoàng (63 tuổi, ở tổ dân phố Thủy Sơn, P.Quảng Long, TX.Ba Đồn, Quảng Bình) được duy trì liên tục trong vài năm gần đây và nhận được sự cảm kích của nhiều người. Theo tìm hiểu của Thanh Niên, gần như hôm nào ông Hoàng cũng đạp xe đi hơn chục cây số để gom nhặt ve chai rồi mang bán với mong muốn được giúp người, giúp đời. Đến thăm nhà ông, sau câu chuyện vui vẻ về những lần làm từ thiện, ông bảo: “Chú thông cảm, nhà không có gì ngoài ve chai nên hơi bừa bộn”.

Ông Hoàng đạp xe nhặt ve chai... làm từ thiện - ảnh 1

Ông Hoàng mỗi ngày đều đạp xe nhặt ve chai để kiếm tiền làm từ thiện

BÁ CƯỜNG

Đúng như ông Hoàng nói, trong căn nhà nhỏ 6 người đang sinh sống, thứ làm chúng tôi ấn tượng nhất chính là đống ve chai chất ngoài sân. Ông kể, mỗi ngày dậy từ 6 giờ sáng, sau khi cho con trai út bệnh tật và đứa cháu ăn uống, đưa cháu đi học xong, ông bắt đầu “lộ trình” nhặt ve chai quen thuộc. Ông đạp xe đi về phía cầu Gianh hoặc một số khu vực các phường, xã khác để nhặt ve chai. “Mỗi ngày tôi đều đạp hơn 15 km, khi nào mệt quá thì về nghỉ”, ông nói. 

Ông Hoàng đạp xe nhặt ve chai... làm từ thiện - ảnh 2

Bà Hảo (50 tuổi, P.Quảng Long, TX.Ba Đồn) nhận món quà giúp đỡ từ ông Hoàng

Những xu hướng công nghệ nổi bật trong 2023

on .

Công nghệ đang biến đổi từng ngày với sự đa dạng góp phần vào phát triển của các lĩnh vực trong tương lai. Năm 2023 được đánh giá sẽ là quãng thời gian nổi bật lên của các công nghệ như: AI, Metaverse, Web3, Nano cũng như Robot.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ đạt bước phát triển mới

Trong những năm qua, các công ty tài chính và ngân hàng đã đẩy mạnh việc áp dụng AI, giúp cải thiện năng suất, tăng lợi nhuận và mang lại dịch vụ khách hàng đặc biệt. Vào năm 2023, AI sẽ trở thành hiện thực trong các tổ chức. AI không cần mã với các giao diện kéo và thả dễ dàng, sẽ cho phép mọi doanh nghiệp tận dụng sức mạnh để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn.

AI hiện hữu rất nhiều trong cuộc sống của người dùng internet ngày nay. Mỗi khi người dùng mua sắm trực tuyến, tìm kiếm tour du lịch…, các thuật toán thông minh của AI sẽ thực hiện vô số nhiệm vụ và đề xuất các gợi ý thích hợp nhất tới người dùng.

Trí tuệ nhân tạo đang dần hiện hữu trong cuộc sống con người.

Trí tuệ nhân tạo đang dần hiện hữu trong cuộc sống con người.

Khi bánh mì gặp phở

on .

Những câu chuyện hấp dẫn về bánh mì, phở, bít tết, nước mắm, chuối chiên... đã níu chân hàng trăm khán giả theo dõi buổi tọa đàm 'Cái nhìn giao thoa trong ẩm thực Pháp - Việt' hơn ba tiếng đồng hồ tối 23-3.

 
Khi bánh mì gặp phở - Ảnh 1.
 

Mở cửa tự do, buổi tọa đàm "Cái nhìn giao thoa trong ẩm thực Pháp - Việt" tại Sofitel Sài Gòn tối 23-3 gây bất ngờ khi thu hút quá đông khán giả so với dự kiến

Qua lời kể của các đầu bếp Pháp và Việt Nam nổi tiếng như Didier Corlou, Alain Nguyễn, Thảo Na và của TS Trần Lê Bảo Chân, từ phở, bánh mì, bít tết, ốp la, ốp lết, chuối chiên, xúp, pate, pate chaud, nem, hàu nướng phô mai... đều kể nên câu chuyện thú vị.

Khi bánh mì gặp phở

Quen thuộc nhất hẳn là bánh mì. Từ chiếc bánh mì baguette "dài sọc, đặc ruột, thơm bơ" do người Pháp mang sang Việt Nam đầu thế kỷ 19, chiếc bánh mì Việt đã được biến tấu ngắn và tròn hơn.

Vỏ bánh cũng mỏng nhẹ, ruột bánh mềm rỗng hơn để kẹp vào vô vàn những loại nhân đậm đà hương vị Việt (thịt nướng, thịt quay, chả, xá xíu, pate, cá hộp, chà bông, trứng rán, dưa leo, dưa chua...) và các loại nước xốt hấp dẫn.

Sự biến tấu theo khẩu vị và sở thích của người Việt đã đưa bánh mì Việt Nam trở thành món ăn đi vào từ điển Oxford, lên giao diện Google, có mặt trong danh sách những món ăn đường phố ngon nhất toàn cầu.

Khi bánh mì gặp phở - Ảnh 2.

Từ trái sang: đầu bếp Thảo Na, Alain Nguyễn, TS Trần Lê Bảo Chân và "ông Tây nước mắm" Didier Corlou - Ảnh: HUỲNH VY

Hay như món phở hương hồn quốc túy của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ Pháp, theo "ông Tây nước mắm" Didier Corlou, cựu bếp trưởng khách sạn Metropole Hà Nội. 

“Cái tên “phở” có thể bắt nguồn từ “pot au feu” (món xúp truyền thống của Pháp có nhiều điểm giống phở). Khi người Pháp đến Việt Nam, thịt bò mới được dùng phổ biến hơn trong các món ăn.

Với tôi, phở là một trong những món ngon nhất thế giới... 15 năm nay, tôi đã nấu phở với gan ngỗng, thay quế bằng sả và lá chanh. Tôi du nhập tinh hoa món Việt vào ẩm thực Pháp và ngược lại, đem kỹ thuật nấu Pháp và các nguyên liệu như bơ, ôliu... vào món Việt.

Tất nhiên, ẩm thực cần sự trải nghiệm và sáng tạo để thay đổi và phát triển, nhưng cần đảm bảo những nguyên lý nấu nướng căn bản và truyền thống" - đầu bếp Didier nhấn mạnh.

Khi bánh mì gặp phở - Ảnh 3.

Đầu bếp Cẩm Thiên Long biểu diễn món ức vịt xốt lá mác mật - thể hiện sự giao thoa ẩm thực Pháp - Việt

Ý kiến của ông được các đầu bếp đồng tình khi chia sẻ về một "tranh luận" trong giao thoa ẩm thực, vì "làm mới khác với làm sai!".

Đậm tính gia đình

Ở chiều ngược lại, nhiều món ăn Việt như phở, nem, bò bún… đã trở nên thân quen với người Pháp. Ở Pháp, bò bún chính là món bún bò xào của Việt Nam và cũng được làm mới với các “phiên bản” khác: bò bún gà, bò bún tôm, bò bún đậu, bò bún chả lá lốt, bò bún chay…

Dù được cải biên tên gọi hay hương vị cho phù hợp với thị hiếu người Pháp, ẩm thực Việt nhìn chung được ưa chuộng vì tính nhẹ nhàng, hương vị phong phú.

Theo đầu bếp Didier, Việt Nam có một nền ẩm thực thuần khiết, đầy tình cảm và đậm tính gia đình. Một nền ẩm thực tốt cho sức khỏe, ít chất béo, thích nghi cao, lại còn không lãng phí.

Khi bánh mì gặp phở - Ảnh 4.

Ẩm thực là sợi dây kết nối tình cảm gia đình, và người giữ mối dây đó phần lớn là phụ nữ

 
Và các bạn có nước mắm! Nước mắm khiến ẩm thực Việt Nam trở thành độc nhất vô nhị. Đó là nguyên liệu mà tôi mong mọi người Việt phải quý trọng và bảo vệ.
"Ông Tây nước mắm" - đầu bếp Didier - không quên lan tỏa tình yêu đặc biệt của mình.

Những câu chuyện về vai trò của người phụ nữ trong gìn giữ bếp ấm gia đình, những vốn từ vay mượn từ tiếng Pháp trong ẩm thực Việt Nam, những điểm giống và khác giữa hai nền văn hóa... cũng được các đầu bếp thảo luận sôi nổi.

Với đầu bếp Alain Nguyễn, ẩm thực là một phần văn hóa và công cụ hữu hiệu để kết nối các nền văn hóa. Giao thoa văn hóa chính là sự truyền cảm hứng giữa các đầu bếp tiền bối và đầu bếp trẻ của cả hai quốc gia. 

Với đầu bếp Thảo Na, chị rất thích sự cởi mở và dễ dàng tiếp nhận cái mới trong ẩm thực Pháp. Điều đó giúp chị tự tin đưa nước mắm, đưa thính vào món ăn ở nhà hàng Pháp và nhận được rất nhiều lời khen.

Khi bánh mì gặp phở - Ảnh 6.

Đại diện Tổng lãnh sự quán Pháp và Viện Pháp tại Việt Nam cùng khán giả thưởng thức ẩm thực

Dù không phải đầu bếp, TS Trần Lê Bảo Chân mang đến tọa đàm một khía cạnh thú vị về ẩm thực trong văn chương. 

Những món ăn trong các trích đoạn Thương nhớ mười hai, hay trong vở kịch Saigon thể hiện ẩm thực không chỉ là món ăn, mà còn là sợi dây kết nối ký ức quê hương sâu đậm, và còn là cách để nhiều người được "chữa lành".

Bài và ảnh: Huỳnh Vy

Nguồn: https://tuoitre.vn/khi-banh-mi-gap-pho-20230324052045683.htm