TP.HCM: Công an Q.Phú Nhuận cảnh báo chiêu trò xin chụp hình CMND, CCCD
Các nhóm lừa đảo xin chụp hình CMND, CCCD của người dân để tổ chức nhiều hành vi lừa đảo khó lường. Trước tình trạng này, Công an Q.Phú Nhuận (TP.HCM) đưa ra cảnh báo.
Công an Q.Phú Nhuận phát đi cảnh báo có tình trạng xin chụp hình chứng minh nhân dân (CMND), căn cước công dân (CCCD) và trả tiền cho người được chụp nhằm mục đích khai thác thông tin để lừa đảo.
Theo Công an Q.Phú Nhuận, mã QR và chip trên thẻ CCCD chứa rất nhiều thông tin cá nhân của công dân mà tội phạm công nghệ cao có thể triệt để lợi dụng; chỉ cần dựa vào mã QR hoặc thông tin trên thẻ CCCD có thể biết rõ thông tin cá nhân của công dân.
![]() |
Công an Q.Phú Nhuận cảnh báo chiêu lừa đảo khó lường CTV |
Trung bình mỗi tháng có hơn 1.000 cuộc tấn công mạng vào các tổ chức, doanh nghiệp
Trong 9 tháng đầu năm 2022, số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam lên đến 9.519, trung bình mỗi tháng có gần 1.060 cuộc tấn công mạng tại Việt Nam. Thông tin từ Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho biết.

Trung tâm điều hành an ninh mạng (SOC) tỉnh Thái Bình là mô hình kiểu mẫu đầu tiên về đảm bảo an ninh mạng trên toàn quốc. Ảnh: TTXVN
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông trong tháng 9 đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước xử lý 988 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng 8,9% so với tháng 8-2022 và tăng 19,9% so với cùng kỳ tháng 9 năm ngoái.
Thống kê của NCSC cũng cho thấy, trong quí 3-2022, hệ thống kỹ thuật của Trung tâm này đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 2.878 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố. Tính đến hết tháng 9-2022, Cục An toàn thông tin đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 9.519 cuộc tấn công mạng, trung bình trong 9 tháng đầu năm 2022, mỗi tháng có gần 1.060 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Đáng chú ý, mặc dù lỗ hổng bảo mật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các cuộc tấn công mạng ngắm vào cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhằm mục đích thực hiện các hành động phi pháp, song tại Việt Nam vẫn còn nhiều đơn vị chưa thực sự quan tâm mỗi khi các cơ quan chức năng có cảnh báo về các lỗ hổng ảnh hưởng mức cao và nghiêm trọng.
Để hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phát hiện sớm, đề phòng lỗ hổng nghiêm trọng trước nguy cơ bị tấn công ngay lập tức, Cục An toàn thông tin sẽ cập nhật cảnh báo những lỗ hổng nguy hiểm hoặc có mức độ ảnh hưởng lớn diện rộng. Bên cạnh đó, Cục An toàn thông tin cũng xác minh và gửi cảnh báo trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức có khả năng bị ảnh hưởng bởi các lỗ hổng mới công bố.
Theo Cổng thông tin Bộ TT&TT
T.H
Chuyện của Trương Văn Hoài Khanh: Biết cho đi là khi được nhận lại
TTO - Trương Văn Hoài Khanh, tân sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), ở ký túc xá Cỏ May - nơi trọ học dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn luôn nỗ lực vươn lên.
Một người Việt được vinh danh tại Hàn Quốc
Chính quyền thủ đô Seoul - Hàn Quốc vừa thông báo người nhận giải Daesang lần thứ 34 về các hoạt động thiện nguyện của thành phố này là một người Việt Nam tên Nguyen Thi Tam Tinh (45 tuổi).
Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn thông báo hôm 14-11 của chính quyền TP Seoul cho biết bà Tam Tinh là người nước ngoài nhập tịch đầu tiên nhận được giải Daesang danh giá.
Trong 19 năm qua, bà Tam Tinh tích cực giúp đỡ cộng đồng người nước ngoài sống tại Hàn Quốc, làm phiên dịch viên cho người lao động Việt Nam và hỗ trợ tài chính cho các ca phẫu thuật miễn phí dành cho trẻ em mắc bệnh tim ở Việt Nam.
Trong thời gian dịch bệnh, bà Tam Tinh còn làm thông dịch viên cho cộng đồng người nước ngoài trong các hoạt động tiêm phòng vắc-xin COVID-19.

Campuchia công bố danh tính 5 VĐV điền kinh Việt Nam dính doping tại SEA Games 31
Mới đây, tại cuộc họp báo về công tác chuẩn bị của đoàn thể thao Việt Nam trước SEA Games 32, vấn đề doping được giới truyền thông đặc biệt quan tâm, bởi tại SEA Games 31, có 5 VĐV điền kinh Việt Nam dính doping.
Ông Nguyễn Văn Phú - Giám đốc Trung tâm doping và y học thể thao thuộc Tổng cục TDTT cho biết, theo quy định của Cơ quan phòng chống doping thế giới (WADA), danh tính các VĐV dính doping tại SEA Games 31 sẽ được tiết lộ trước khi SEA Games 32 khởi tranh (đại hội diễn ra từ ngày 5.5 đến ngày 17.5, trong đó môn bóng đá thi đấu sớm nhất, từ 29.4).
Tại SEA Games 31, có tổng cộng 10 VĐV cho kết quả dương tính với mẫu A doping. Trong đó Việt Nam có 5 VĐV điền kinh, Thái Lan có 2 VĐV, Myanmar có 2 VĐV và Indonesia có 1 VĐV.
Các VĐV điền kinh Việt Nam ở trong danh sách này đã giải trình trong phiên họp do Hội đồng thể thao Đông Nam Á tổ chức cách đây 3 tháng.
