Cuộc gọi rác vẫn 'dội bom' người dùng

on .

Chỉ giảm bớt được một thời gian rất ngắn ngay sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác có hiệu lực từ ngày 1.10.2020, đến nay tình trạng này bùng phát trở lại.
Các cuộc gọi rác vẫn liên tục “dội bom” người dùng điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi /// ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Các cuộc gọi rác vẫn liên tục “dội bom” người dùng điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi
ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Ồ ạt gọi quảng cáo bất động sản, chứng khoán

Chị Hà Nguyên (Q.3, TP.HCM) cho biết những ngày gần đây chị nhận được nhiều cuộc gọi quảng cáo chào mời, môi giới bất động sản và tham gia vào các sàn đầu tư tài chính, chứng khoán quốc tế. “Rất bực mình nhưng không biết phải làm sao. Thỉnh thoảng mình nhận được tin nhắn từ nhà mạng hỏi xác nhận thuê bao đó có phải cuộc gọi rác hay không. Dù trả lời có thì số lượng cuộc gọi rác vẫn không giảm mà tiếp tục diễn ra dưới các số điện thoại khác”, chị Hà Nguyên bức xúc.
Thậm chí nhiều khách hàng đã nhắn tin, vào website của Cục An toàn thông tin đăng ký số điện thoại di động cá nhân vào danh sách không nhận cuộc gọi quảng cáo bán hàng (DoNotCall - DNC), tuy nhiên hiện mỗi ngày vẫn nhận được nhiều cuộc gọi khuyến mãi, bán hàng khắp nơi.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời

on .

(NLĐO)- PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, đã đột ngột qua đời sau cơn đau tim.

 
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời - Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc ĐHQG TP HCM, xác nhận thông tin PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời lúc rạng sáng 11-4 ở bệnh viện do bệnh tim.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa sinh năm 1958, là sinh viên ngành toán tại Trường ĐH Tổng hợp TP HCM giai đoạn 1976- 1981; là giảng viên của trường từ 1981- 1986; Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belorussia (Liên Xô) từ 1986-1991 sau đó làm giảng viên Khoa Toán - Tin học; Trưởng Phòng Sau đại học Trường ĐH Tổng hợp TP HCM (Nay là ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM).

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời (2)

on .

(NLĐO)- PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM, đã đột ngột qua đời sau cơn đau tim.

 
PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời - Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa

TS Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên phó giám đốc ĐHQG TP HCM, xác nhận thông tin PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa qua đời lúc rạng sáng 11-4 ở bệnh viện do bệnh tim.

PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa sinh năm 1958, là sinh viên ngành toán tại Trường ĐH Tổng hợp TP HCM giai đoạn 1976- 1981; là giảng viên của trường từ 1981- 1986; Nghiên cứu sinh tại trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Belorussia (Liên Xô) từ 1986-1991 sau đó làm giảng viên Khoa Toán - Tin học; Trưởng Phòng Sau đại học Trường ĐH Tổng hợp TP HCM (Nay là ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM).

5 thách thức với tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo

on .

Giữ hay thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT, nâng chất lượng giáo dục, đảm bảo giáo viên sống được bằng nghề... là bài toán chờ đợi Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Ngày 8/4, Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm PGS Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, làm Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Vị trí này được xem là "nóng" nhất trong Chính phủ nhiều nhiệm kỳ gần đây bởi ngành này có số cán bộ, viên chức đông nhất với khoảng 1,5 triệu, tác động trực tiếp đến hơn 23 triệu học sinh, sinh viên. Giáo dục cũng là mối quan tâm hàng đầu của các gia đình nên kỳ vọng và áp lực đặt lên vai tư lệnh ngành rất lớn.

Tiếp nhận vị trí mới, tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Giữ ổn định hay thay đổi kỳ tốt nghiệp THPT

Từ năm 2015, kỳ thi THPT quốc gia ra đời, được gộp từ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng. Đây được coi là bước đột phá trong đổi mới thi cử, khâu quan trọng của lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo.

5 năm sau đó, kỳ thi liên tục thay đổi, từ việc chuyển hình thức tự luận sang trắc nghiệm, từ thi tập trung ở cụm chuyển về các địa phương, tổ chức lại môn thi để tránh học lệch, học tủ... Các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kỳ thi nghiêm túc, khách quan cũng được nâng cấp.

Tuy nhiên, vụ gian lận thi cử ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình năm 2018 đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết, đặc biệt khi các kỳ thi được giao cho địa phương chủ trì, các trường đại học chỉ giữ vai trò thanh tra, giám sát.

Học sinh trường THPT Trần Cao Vân, TP HCM ôn thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Quỳnh Trần.
 

Học sinh trường THPT Trần Cao Vân, TP HCM ôn thi THPT quốc gia năm 2019. Ảnh: Quỳnh Trần.

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Đường đi ở miệng, mắt mình chứ đâu!

on .

TTO - Ngày tôi khăn gói lên TP.HCM học đại học, ba chỉ dặn đúng một câu: "Ở thành phố không như quê mình, đi một đường nhưng lại về một ngả, không biết đường thì hỏi, đường đi ở trong miệng mình nha con".

Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình: Đường đi ở miệng, mắt mình chứ đâu! - Ảnh 1.
 

Bảng hướng dẫn đường giờ cao điểm từ hẻm 178 đường Phan Đăng Lưu hướng ra đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đặt chân đến Sài Gòn, cảm giác của tôi là choáng ngợp. Người xe như mắc cửi, đèn giao thông, biển báo thì nhiều đến hoa mắt. Trên chiếc xe cánh én, tôi chầm chậm hòa vào dòng người đông đúc và liên tục giật mình bởi những tiếng còi xe đột ngột.