NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Sở Tư pháp Nghệ An kết luận chính thức về tuổi của Công Phượng

on .

Chiều 5/12, Sở Tư pháp Nghệ An cho biết đã có kết luận chính thức: Cầu thủ Công Phượng sinh ngày 21/1/1995 như trong Giấy khai sinh gốc.

Trong những tuần qua, thông tin về tuổi của cầu thủ Công Phượng đã gây xôn xao dư luận, với nhiều ý kiến không thống nhất trong dư luận xã hội và trên một số phương tiện thông tin, báo chí. Có nguồn tin cho rằng cầu thủ này sinh năm 1993 chứ không phải 1995 như trong giấy khai sinh, học bạ và các giấy tờ cá nhân khác được địa phương cung cấp.

Top 8 câu chuyện công nghệ của năm 2014

on .

Năm qua, dường như tất cả các ông lớn đều điên đảo đối phó với các tân binh mới nổi, hoặc bỏ tiền mua lại như Facebook đã làm với WhatsApp, hoặc tái cơ cấu lại để cạnh tranh như hướng của HP và Microsoft. Cũng có trường hợp tất cả "chĩa súng" vào một tân binh để khai hỏa, theo kiểu các hãng taxi đang tấn công Uber vậy.

Dưới đây là những câu chuyện công nghệ đáng chú ý nhất năm qua, theo bình chọn của PCWorld:

1. Satya Nadella chỉnh lái con thuyền Microsoft thời hậu PC

Lên thay cựu Tổng giám đốc Steve Ballmer từ hồi tháng 2, Satya Nadella phải đối mặt với những sự thật chẳng lấy gì làm vui vẻ. Có thể kể ra: Windows chỉ còn chạy trên 15% số thiết bị điện tử của cả thế giới (tính cả smartphone, tablet và PC), đồng nghĩa với việc Microsoft không còn là trung tâm của trải nghiệm điện toán của người dùng nữa.

Long Vân ra mắt giải pháp an toàn dữ liệu từ điện toán đám mây

on .

Công ty Cổ phần Giải pháp Hệ thống Long Vân hôm nay công bố dòng sản phẩm và dịch vụ “Cloud Platform – Hành trình mây hóa doanh nghiệp” nhằm mang lại giải pháp phù hợp nhất về dữ liệu cho doanh nghiệp.

Trong bối cảnh công nghệ thông tin càng ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của cá nhân và tổ chức, từ các tập đoàn lớn đến các cửa hàng bán lẻ, việc đảm bảo an toàn dữ liệu trở nên vô cùng bức thiết, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị đánh giá là nước có an ninh dữ liệu thuộc nhóm kém nhất thế giới. Chúng ta có thể thấy ngày càng xuất hiện nhiều cuộc tấn công quy mô lớn vào các trung tâm dữ liệu, nguồn thông tin cá nhân của người dùng, đe dọa đến hoạt động kinh doanh, uy tín và có khi là vận mệnh của một tổ chức, doanh nghiệp. Lúc này, doanh nghiệp phải chọn một giải pháp vừa an toàn, vừa hiệu quả lại chủ động hơn trong quản lí hệ thống công nghệ thông tin.

6 giao thức Internet cổ lỗ trên bờ vực biến mất

on .

Internet chưa bao giờ được thiết kế một cách thực sự và đó chính là mối hiểm họa lớn nhất đối với mạng kết nối toàn cầu mà hầu hết chúng ta đang ít nhiều phụ thuộc vào.

Mối đe dọa lớn nhất đối với Internet chính là thực tế mạng kết nối toàn cầu này chưa bao giờ thật sự được thiết kế nên không có kiến trúc vững chắc thống nhất từ đầu đến cuối. Thay vào đó, Internet tiến hóa liên tục từ khi bắt đầu, do những giao thức khác nhau đã bổ sung hỗ trợ để đáp ứng được nhu cầu như hiện tại. Hầu như không có giao thức nào được thiết kế với tính an toàn bảo mật, hoặc nếu có thì giao thức ấy cũng sơ sài, thậm chí không đủ an toàn để tránh được ngay cả sự tò mò của nhà hàng xóm chứ đừng nói đến những đợt tấn công nguy hiểm do hacker thực hiện.

Và kết quả là, một mớ hỗn độn các giao thức dễ bị khai thác tồn tại trên Internet. Một số cuộc tấn công nhằm vào các giao thức này đã giảm sau sự xuất hiện của các bản vá lỗi, nhưng rõ ràng là chúng cần được thay thế để an toàn hơn.

Dưới đây là 6 giao thức Internet cần sớm được thay thế trước khi tạo ra những thảm hoại khôn lường, theo một bài viết được đăng gần đây trên tạp chí Computerworld.

BGP: Border Gateway Protocol

BGP là một trong những giao thức Internet lâu đời nhất và quan trọng nhất bởi được sử dụng để cácbộ định tuyến Internet trao đổi thông tin về những thay đổi sơ đồ mạng Internet.

6 giao thức Internet cổ lỗ trên bờ vực biến mất

BGP cũng là một giao thức nền tảng bên dưới dễ bị tấn công nhất do được xây dựng tại thời điểm khái niệm Internet ngang hàng ra đời vốn dựa trên sự tin cậy giữa các thiết bị đầu cuối là chủ yếu.

Nguồn mở có cải thiện được tính bảo mật?

on .

Tính mở không mang lại độ an toàn cho mã nguồn, nhưng một thành phần mới của nguồn mở mà những công ty nguồn mở lớn đóng góp vào có thể đảm bảo tính an toàn cho phần mềm ở một mức độ nào đó.

Một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2015 đối với nhà phát triển ứng dụng Jim Zemlin là bảo mật.

Ở cương vị giám đốc điều hành của Linux Foundation, nhãn quan của Zemlin vượt ngoài khuôn khổ Linux. Cụ thể, ông còn hướng đến Cloud FoundryOpen DaylightTizenXen và nhiều nền tảng khác, trong đó có Core Infrastructure Initiative, là dự án hình thành để chuyên xử lý lỗ hổng HeartBleed nghiêm trọng trong OpenSSL phát hiện hồi năm ngoái.

Nếu quan tâm đến bảo mật, chắc hẳn bạn đã biết đến Heartbleed, một lỗ hổng cực kỳ nghiêm trọng, xuất hiện cách nay 2 năm, cho đến khi nhà nghiên cứu Nell Mehta tại Google Security phát hiện ra hồi tháng 3/2014.

Ngay lập tức có một bản vá Heartbleed. Nhưng để dò lại và vá mọi lỗ hổng OpenSSL phải mất nhiều tháng trời, và thời gian trôi qua, những tác hại của lỗ hổng này ngày một nhiều, trong đó Community Health Services báo cáo có đến 4,5 triệu người bị tác động.

Nguồn mở có cải thiện được tính bảo mật,bảo mật, an toàn thông tin, hacker, mã nguồn mở, nguồn mở, open source, Heartbleed
Được các doanh nghiệp chú ý nhiều hơn, các dự án nguồn mở sẽ có thêm tài chính và nguồn lực để gia cố tính an toàn.