NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

AUN nhìn từ bảng xếp hạng ĐH châu Á

on .

Mới đây, một số trường đại học của Việt Nam bắt đầu nói về kế hoạch tham gia đánh giá chất lượng theo Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN). Bài viết dưới đây nhằm xem xét uy tín của AUN, dựa vào vị trí của các trường thành viên AUN trên bảng xếp hạng đại học châu Á của QS năm 2014.

AUN (ASEAN University Network1) là một tổ chức dạng hiệp hội, ra đời năm 1995 theo sáng kiến của Bộ trưởng Giáo dục các nước ASEAN với mục tiêu nâng cao chất lượng của các trường đại học thành viên, để khu vực này không còn bị nhìn nhận như một vùng trũng của giáo dục đại học trên thế giới, mà ngược lại, được tăng cường hình ảnh, uy tín và sức cạnh tranh với các trường đại học của các nước tiên tiến. AUN hiện có 30 thành viên thuộc 10 nước ASEAN, trong đó có ba thành viên chính thức của Việt Nam là hai Đại học Quốc gia và Đại học Cần Thơ.

Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á của tổ chức QS (QS Asia Ranking)2, một trong những bảng xếp hạng đại học khu vực được nhiều người biết đến, ra đời vào năm 2009 cùng với phong trào xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế và tăng cường tính cạnh tranh của các trường đại học trên thế giới, đặc biệt là tại châu Á. Trước đó, trong thời gian từ năm 2004 đến năm 2010, QS đã phối hợp với Times Higher Education thực hiện bảng xếp hạng đại học thế giới nhằm xác định vị trí tất cả các trường đại học trên toàn cầu không phân biệt khu vực.

5 điều cần làm mỗi ngày để năm 2015 của bạn tốt hơn

on .

Sau đây là một vài lời khuyên cho năm mới 2015 để bạn sử dụng thời gian của mình hữu ích hơn năm cũ. Những điều này khi thực hiện hàng ngày sẽ đem lại cho bạn kết quả mà bạn không hề ngờ tới.

Khi bạn là một doanh nhân, luôn luôn có vài thứ phải làm khi băt đầu và vận hành một doanh nghiệp. Một ngày của bất kỳ doanh nhân nào cũng trôi đi khá nhanh và một trong những thách thức hàng đầu cần ưu tiên là sử dụng thời gian của bạn trong một ngày làm việc ra sao.

Miệng nói "cách mạng 4.0", tay làm 0.4!

on .

Bây giờ, đi đâu cũng nghe người ta ra rả nói về cuộc cách mạng 4.0, thường mang tính chất cảnh báo.

Ban đầu, doanh nghiệp - doanh nhân là nhóm đối tượng đầu tiên được cảnh báo về cách mạng 4.0, rằng là họ sẽ chịu thua thiệt trước nhất nếu ngay từ bây giờ không thay đổi tư duy, không đổi mới cách làm ăn, không biết vận dụng công nghệ, không hội nhập toàn cầu.

Nói đã đời, thế rồi đây đó vẫn bắt gặp mấy bản tin buồn, kiểu như: Doanh nghiệp còn thờ ơ với cách mạng 4.0!

Rồi đến lượt công nhân - lao động. Công bằng mà nói các ngành, các cấp đã rất nỗ lực thông tin - tuyên truyền về cách mạng 4.0 nhưng kỳ thực là rất khó "nhập" vào đầu óc họ. Cảnh báo công nhân - lao động nhà máy nếu không chịu học hỏi, không tăng năng suất lao động... thì sẽ mất việc hàng loạt - tức là đói - bởi vào thời kỳ cách mạng 4.0 robot sẽ thay thế con người, thì thấy viễn cảnh thất nghiệp cũng sợ thật đấy nhưng biết làm gì bây giờ. Thời gian và tiền bạc đâu mà học hỏi để "tân kỳ hóa" tri thức? Sức người có hạn, đã tăng ca đụng trần rồi thì làm sao tăng năng suất nổi nữa? Có được mấy doanh nghiệp chịu cho công nhân - lao động đi học để hướng tới 4.0 như kêu gọi? Cái bụng đang đói, túi tiền đang rỗng thì người làm công ăn lương cần cái trước mắt đã, chẳng cần biết con robot nó sẽ đe dọa mình thế nào. Tức là "có thực mới vực được đạo", ngày nào đời sống công nhân - lao động còn chưa no đủ, chưa tích lũy được thì họ chưa thể nghĩ đến những điều xa vời. Cách mạng 4.0 là một trong những điều mà họ cho là rất xa vời đó.

Lương ngành nào cao nhất và thấp nhất tại Việt Nam?

on .

Công bố mới nhất về chính sách tiền lương tại Việt Nam của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, lĩnh vực được trả lương cao nhất hiện nay thuộc về ngành ngân hàng, tài chính.

Lương ngành nào cao nhất và thấp nhất tại Việt Nam?
Trong khi đó, ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tới một nửa lực lượng lao động cả nước nhưng thuộc nhóm lao động có mức lương thấp nhất.

Theo ILO tại Việt Nam, chỉ khoảng một phần ba số lao động có việc làm là được hưởng lương - nguồn thu nhập chính. Tỷ lệ này khá thấp so với trung bình trên thế giới (khoảng hơn 50%).