8 quy tắc cần biết để sử dụng điện thoại chuyên nghiệp

on .

Nhà tư vấn việc làm Barbara Pachter đã vạch ra những quy tắc ứng xử khi giao tiếp bằng điện thoại ở thời hiện đại trong quyển sách "The Essentials of Business Etiquette." 

Ngày nay, chúng ta có thể sử dụng điện thoại di động để giao tiếp với bất kỳ ai, bất kỳ lúc nào, và bất kỳ nơi đâu. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa chúng ta muốn sử dụng điện thoại ở đâu và thế nào cũng được. Có nhiều lúc và nhiều nơi, chúng ta cần phải xem xét nhiều yếu tố để vừa có cuộc giao tiếp trôi chảy vừa không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Chẳng hạn khi ở nơi làm việc, hẳn bạn sẽ không muốn sử dụng điện thoại như cách bạn làm khi đi ra ngoài với bạn bè.

Nhà tư vấn việc làm Barbara Pachter đã vạch ra những quy tắc ứng xử khi giao tiếp bằng điện thoại ở thời hiện đại trong quyển sách "The Essentials of Business Etiquette." Dưới đây là những điểm quan trọng nhất bạn cần phải biết được trích dẫn bởi Business Insider và được chuyển ngữ bởiVnReview.

1. Xưng tên khi trả lời điện thoại

Hãy sử dụng một câu chào hỏi và sau đó xưng tên của bạn. Việc này sẽ cho người gọi biết họ đã gọi đúng người và bắt đầu câu chuyện ngay, tránh lãng phí thời gian và tiền bạc.

2. Nói ở mức âm lượng vừa phải

Một vài người không nhận ra họ đang nói lớn như thế nào, đặc biệt khi họ chỉ chú tâm vào cuộc hội thoại với người gọi. Nói ở mức vừa phải sẽ không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đảm bảo không ai có thể nghe được những "bí mật" bạn và người kia đang trao đổi.

3. Đừng trả lời điện thoại khi bạn đang họp với ai đó

Khi đang họp với ai đó, nếu có cuộc gọi đến, bạn đừng nên bắt máy. Đây là cách bạn thể hiện sự tôn trọng với những người đang họp với bạn. Nếu bạn đang chờ một cuộc gọi quan trọng, hãy báo cho mọi người biết trước.

4. Không đặt điện thoại trên bàn khi họp với người khác

Đối với nhiều người, đây là cách bạn thể hiện sự thiếu tôn trọng với họ, và rằng họ không xứng đáng để bạn bõ thời gian. Ngay cả khi điện thoại của bạn không nhận cuộc gọi đến, nó cũng vẫn gây mất tập trung.

5. Tôn trọng những khu vực yên tĩnh

Nếu đang tham dự một cuộc họp hoặc một hội nghị, bạn đừng để chuông điện thoại reo. Điều này sẽ cắt ngang mọi thứ, đồng thời thể hiện sự khiếm nhã và thiếu chuyên nghiệp. Thay vào đó, hãy chuyển điện thoại sang chế độ im lặng hoặc tắt nó trước khi bước vào cuộc họp, hội nghị.

6. Để chuông điện thoại ở mức âm lượng vừa phải

Liệu bạn có cảm thấy khó chịu khi bạn đang tập trung, tiếng chuông điện thoại của ai đó reo lên và cắt ngang luồng suy nghĩ của bạn. Chắc chắn là có. Do vậy, đừng để điều tương tự xảy ra với các đồng nghiệp bằng cách đặt mức âm lượng vừa phải cho chuông điện thoại hoặc tốt hơn chuyển nó sang chế độ rung.

7. Cho người gọi biết bạn đang bật loa khi nói chuyện với họ

Nếu cần thiết phải bật loa điện thoại, bạn nên cho người gọi biết về điều này kèm theo đó là thông tin những người đang ngồi cùng với bạn. Những điều này giúp người gọi đưa ra cách ứng xử hợp lý trong câu chuyện giữa bạn và họ.

8. Đừng gửi tin nhắn thoại quá dài

Hãy để lại một tin nhắn thoại ngắn gọn và xúc tích. Trình bày rõ ràng lý do vì sao bạn gọi. Trường hợp bạn muốn để lại số điện thoại, hãy đọc nó một cách chậm rãi nhất có thể.

Hiền Lê

Theo Tin Mới 24

Nhóm tin tặc 1937cN tấn công Vietnam Airlines là ai?

on .

Đến hơn 17 giờ chiều nay 29.7, website của Vietnam Airlines mới có thể truy cập lại bình thường, sau khi trang web bị thay đổi giao diện do nhóm tin tặc 1937cN tấn công.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav, cho biết căn cứ theo hình ảnh thay đổi giao diện trên trang chủ Vietnam Airlines thì thủ phạm tấn công là nhóm 1937cN. Đây nhóm tin tặc có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Ông Tuấn Anh cũng cho biết thêm, vụ tấn công vào Vietnam Airlines khá phức tạp và đang được các chuyên gia an ninh mạng phân tích. Tuy nhiên, nếu đây là cuộc tấn công của nhóm 1937cN, thì đây không phải là lần đầu tiên nhóm này tấn công vào các hệ thống website Việt Nam.
Xét về thực lực, 1937cN là nhóm tin tặc khá nổi tiếng và thuộc hàng mạnh nhất Trung Quốc. Thống kê từ website hack-cn.com, nhóm hacker 1937cN xếp số 1 với tổng số 36.820 cuộc tấn công đã thực hiện.
Vào đầu tháng 5.2014, thời điểm Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam, nhóm tin tặc 1937cn đã tấn công hàng trăm website tại nước ta. Tới dịp Quốc khánh 2.9.2014, khoảng 450 website tại Việt Nam cũng bị tấn công bởi nhóm tin tặc 1937cN.
Nhóm tin tặc 1937cN tấn công Vietnam Airlines là ai? - ảnh 1
Cách thức tấn công của nhóm tin tặc 1937cN thường là thay đổi giao diện trang chủẢNH CHỤP MÀN HÌNH
 
Theo thống kê của Bkav, ở thời điểm giữa năm 2015 cho thấy có khoảng 1.000 website của Việt Nam, trong đó có 15 trang của cơ quan chính phủ (gov.vn) và 50 trang giáo dục (edu.vn) bị tấn công mạng bởi nhóm tin tặc 1937cN.
Cũng theo ông Tuấn Anh, giống như cuộc sống bên ngoài, trong thế giới tin tặc có nhiều nhóm khác nhau, hoạt động với mục đích khác nhau. Có thể chỉ đơn thuần là sở thích, có nhóm muốn ghi danh ghi điểm, còn có những nhóm hoạt động mục đích kinh tế, tài chính, thậm chí mục đích chính trị…
Theo khuyến cáo của Bkav, khi tiến hành vá lỗi phải kiểm tra toàn bộ hệ thống xem có bị cài cửa hậu (backdoor) hay không, vì thông thường khi khai thác thành công một máy chủ, tin tặc thường hay đưa một số "cửa hậu" vào trong hệ thống để thuận lợi hơn cho việc kiểm soát các máy chủ sau này.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo quản trị và an ninh mạng ATHENA cho biết: "Thông thường các nhóm này đã xâm nhập vào hệ thống từ lâu và cắm tại đó trong một thời gian dài, chỉ chờ có những sự kiện hoặc thời điểm thích hợp sẽ thực hiện kích hoạt tấn công. Ví dụ sau khi có phán quyết của tòa án quốc tế bác bỏ đường lưỡi bò thì nhóm 1937cN kích hoạt tấn công. Và theo tôi thì sẽ còn diễn ra nhiều cuộc tấn công khác nữa chứ không phải đây là vụ cuối cùng. Nhóm 1937cN có thể đã cắm trong nhiều hệ thống của ta trong thời gian qua".

"Một điều cũng đáng nói là trước đây vài năm, các chuyên gia an ninh mạng của Việt Nam cũng từng phát hiện lỗ hổng bảo mật ở các cơ quan, doanh nghiệp thuộc chính phủ và cảnh báo lỗ hổng đến các cơ quan này. Tuy nhiên, thay vì nhận được lời cảm ơn thì họ lại bị xem như là hacker "đen", còn có khả năng bị các cơ quan này truy tố ra pháp luật. Do đó, trong thời gian trở lại đây, các chuyên gia an ninh mạng khi phát hiện lỗ hổng thường không báo để khỏi bị những rắc rối có thể mang lại. Và các lỗ hổng này vẫn âm thầm tồn tại, điều này cũng là cơ sở cho các hacker nước ngoài xâm nhập", ông Thắng cho biết thêm.
Theo ông Thắng chính sách của Việt Nam chưa khuyến khích các chuyên gia an ninh mạng phát huy được tài năng để bảo vệ đất nước, điều này cũng làm mất đi khả năng phòng vệ nhân dân trên không gian mạng hiện nay.
 
Theo Thanh niên online.

Tuyển sinh Đại học ngành CNTT năm 2017

on .

Hỗ trợ tư vấn chọn ngành Công nghệ Thông tin (Mã ngành: D480201)

Học sinh xem thêm thông tin tại trang: https://tuyensinh.uit.edu.vn/tong-quan-nganh-cong-nghe-thong-tin

Brochure tuyển sinh ngành Công nghệ Thông tin



 


 

Hình ảnh tư vấn tại ngày hội tư vấn tuyển sinh năm 2017

 

 

 

 

Nên làm gì khi smartphone không nhận sạc?

on .

Khi cắm sạc điện thoại mà không thấy điện vào? Đừng hoảng sợ hãy kiểu tra the các cách sau.

 
 

Có thể đây được xem là một điều “khủng khiếp” với người dùng smartphone. Khi mà cuối ngày, sau khi đi làm vê, bạn cắm sạc cho chiếc di động của mình và nhận thấy không có “hiện tượng” gì xảy ra thì quả là một điều cực kỳ tồi tệ.

 

 

 

Nếu rơi vào trường hợp này, bạn hãy bình tĩnh và tham khảo qua các giải pháp kiểm tra, chuẩn đoán vấn đề mà bài viết này gợi ý. Biết đâu bạn sẽ tìm ra được nguyên nhân và có khắc phục được nó một cách dễ dàng thì sao? Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Kiểm tra tình trạng sạc của thiết bị bằng Ampere

 

 

 

Ampere là một ứng dụng miễn phí có chức năng hiển thị thông tin về tình trạng pin của thiết bị Android. Các thông tin mà Ampere cung cấp bao gồm tình trạng pin, mức pin còn lại, nhiệt độ,…

 

 

 

Nếu bạn nhận thấy giao diện của Ampere là màu xanh lá cây thì điện thoại của bạn đang sạc pin. Nhưng nếu Ampere có màu cam thì thiết bị hiện tại không sạc và đang sử dụng pin. Còn nếu là màu xanh dương thì thiết bị của bạn đang ở tình trạng đầy pin.

 

 

 

Đây là ứng dụng khá phù hợp cho bạn trong việc kiểm tra xem thiết bị có nhận sạc hay không.

Hãy thử cắm bộ nguồn sạc ở một ổ cắm khác

Vấn đề thiết bị không nhận sạc có thể là do nguyên nhân do vị trí trí nguồn điện mà cắm bộ sạc có vấn đề và không có điện cung cấp cho sạc. Do đó, bạn hãy thử một ổ cắm khác hoặc sạc thẳng từ máy tính xem sao.

 

 

 

Trường hợp nếu bạn sử dụng cổng sạc trên laptop, hãy thử đổi sang cổng khác hoặc sử dụng một ổ cắm adapter khác. Nếu mọi thứ đã bình thường trở lại thì vấn đề chính xác là do nguồn điện, bạn nên tiến hành sửa chữa ổ cắm để tránh vấn đề khác phát sinh.

Kiểm tra cáp sạc

Có thể xem cáp sạc của điện thoại là thành phần không bền nhất của bộ sạc. Đặc biệt, với người dùng các thiết bị của Apple chắc hẳn hay gặp trục trặc với chỗ kết nối giữa dây và củ sạc, nguyên nhân chính là những sợi dây cáp khá mỏng manh nên rất dễ bị “tổn thương” với những tác động vật lý thường xuyên như bị uốn cong, vặn xoắn.

 

 

 

Do đó, rất có thể cáp sạc chính là nguyên nhân làm cho chiếc điện thoại của bạn không nhận sạc. Bạn hãy thử thay tìm một sợi cáp khác để thay thế hoặc sử dụng cáp đó để kết nối với máy tính hay củ sạc khác để xem nó hoạt động không. Nếu nguyên nhân là do cáp sạc, bạn nên sắm một cáp mới là vừa.

Kiểm tra củ sạc

Nếu kiểm tra cáp sạc và thấy nó bình thường, bạn hãy tiếp tục chuyển sang kiểm tra tiếp củ sạc. Do hiện nay các hãng sản xuất điện thoại đều sử dụng bộ sạc mà củ sạc và cáp đều có thể tách ra nên rất có thể việc bạn thường xuyên rút và cắm đã làm cho phần kết nối giữa 2 thiết bị đã bị “lờn” nên cả 2 thành phần thiết bị sạc đều không thể kết nối được với nhau.

 

 

 

Ngoài ra, hãy đảm bảo sự kết hợp giữa bộ đôi dây cáp và củ sạc phải đi theo “cặp chuẩn” khi sạc pin cho các thiết bị khác nhau, vì điều này sẽ giúp bạn xác định được khả năng thiết bị bị lỗi chứ không phải do dây cáp hay củ sạc.

Tắt điện thoại

Có thể điều này hoàn toàn khá vô lí nhưng biết đâu bạn đang chơi một trò chơi có mức độ xử lí đồ họa cao và khá “hao pin” thì việc “ngốn” pin khi vừa cắm sạc đến mức bạn không thấy được hay do một lỗi nào đó phát sinh từ hệ thống của thiết bị thì việc tắt và khởi động lại thiết bị là giải pháp hoàn hảo để “hạ hỏa” cho thiết bị là điều cần thiết.

 

 

 

Biết đâu sau khi khởi động lại thì mọi thứ trở về như cũ thì sao?

Kiểm tra cổng USB

Trong nhiều trường hợp, nếu nguyên nhân không nằm ở cáp và củ sạc thì có thể chính là cổng sạc USB và microUSB tiếp xúc không tốt hoặc bị lỗi sản xuất, nhất là khi dây cáp sạc hay được rút ra cắm vào liên tục.

 

 

 

Tất cả những gì bạn cần làm là tắt nguồn điện thoại, tháo pin nếu có thể và sử dụng những công cụ nhỏ kiểu như tăm để bẩy các tab nhỏ bên trong cổng USB trên smartphone hoặc tablet lên. Hãy làm cẩn thận và nhẹ nhàng, sau đó lắp lại pin và cắm lại sạc. Đa số các trường hợp sau khi làm như vậy là khắc phục được tình trạng cắm sạc không nhận.

Thay pin khác

Đôi khi chính pin của thiết bị là nguyên nhân vì sao điện thoại của bạn không nhận sạc. Thông thường, nếu bạn thường xuyên sạc và xả pin với cường độ cao thì việc nhanh “đi” viên pin là điều hiển nhiên. Một lưu ý là sau khi mua máy mới được tầm 6 tháng, nếu bạn nhận thấy việc “cầm pin” của thiết bị không được như lúc ban đầu, tốt nhất bạn nên yêu cầu dịch vụ bảo hành thay thế pin mới cho bạn (thường là miễn phí), nhưng nếu bạn đã dùng được 2-3 năm thì có thể pin đã tới hạn “tuổi thọ” của nó, lúc này bạn nên sắm một viên pin mới.

 

 

 

Việc chuẩn đoán nguyên nhân do pin rất dễ, vì bạn có thể nhận thấy viên pin bị phồng lên và hay rò rỉ chất lỏng. Nếu không phát hiện ra điều gì bất thường rõ ràng từ bên ngoài, hãy lập tức tháo vỏ thiết bị và kiểm tra cục pin bên trong (đối với thiết bị có pin rời).

Cập nhật hoặc khôi phục thiết bị về cài đặt gốc

Trường hợp nếu bạn đã kiểm tra các giải pháp gợi ý trên nhưng vẫn chưa tìm ra vấn đề thì rất có thể hệ hiều hành của thiết bị là nguyên nhân chính gây nên hiện tưởng smartphone không nhận sạc. Có thể việc cập nhật ứng dụng phần mềm và phiên bản Android mới là nguyên nhân dẫn đến việc giảm tuổi thọ pin, đặc biệt là với các thiết bị có cấu hình đã quá cũ so với những phần mềm mới hoặc phiên bản hệ điều hành mới.

 

 

 

Tuy nhiên, nếu bạn đã lỡ nâng cấp lên phiên bản hệ điều hành mới nhất, nhưng vấn đề vẫn chưa được khắc phục thì việc khôi phục lại phiên bản hệ điều hành ban đầu của thiết bị là điều nên làm. Mặc dù vậy, đôi khi việc nâng cấp phần mềm trên thiết bị lại tăng cường hiệu suất hoạt động và tuổi thọ pin. Nhưng đó chỉ là với các dòng máy mới, còn với các dòng đã cũ thì điều này bạn nên cân nhắc lại.

Kết

Trên đây chỉ là một số gợi ý cơ bản những giải pháp mà bạn nên kiểm tra khi chiếc smartphone của mình bị lỗi không nhận sạc. Trường hợp nếu đã kiểm tra kĩ mà vẫn không thể nào xác định được nguyên nhân, tốt nhất bạn nên đem đến hãng để bảo hành hoặc yêu cầu các kĩ thuật viên chuyên nghiệp chuẩn đoán và giải quyết cho bạn.

Theo GENK.

5 cấp độ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

on .

(PCWorldVN) Quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Nghị định này quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.

Nghị định quy định cụ thể tiêu chí xác định 5 cấp độ. Cụ thể, hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng.

Ảnh minh họa.

Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: 1- Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước; 2- Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình như sau: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở xuống theo quy định của pháp luật; Cung cấp dịch vụ trực tuyến không thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Cung cấp dịch vụ trực tuyến khác có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 1.000 người sử dụng; 3- Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một cơ quan, tổ chức….

Hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia; hoặc là hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia; hoặc là hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế…

Trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin.

Theo đó, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình. Trong trường hợp chưa có đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin độc lập, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ định đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin làm nhiệm vụ chuyên trách về an toàn thông tin; thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin trực thuộc đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.

Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi mình quản lý.

Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực thi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thông tin.

Bộ TTTT cho biết, thời gian vừa qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Thông tin trên mạng đã trở thành tài sản của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin này bị đánh cắp hay bị phá hoại. Cải cách hành chính, Chính phủ điện tửthương mại điện tử và một loạt chương trình lớn của quốc gia sẽ không thể thực hiện được nếu an toàn thông tin không được bảo đảm.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, bị tấn công, phá hoại, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Chính vì vậy, việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước hay hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cấp bách.

Thế Giới Vi Tính