Apple Store bất ngờ bán "dây tập thể dục thông minh", giá đắt gấp 80 lần dây nhảy thông thường

on .

Điều gì khiến Smart Jump Rope Tracks Exercise - sợi dây nhảy thông minh của Tangram đắt gấp 80 lần dây tập thể dục thông thường và được Apple Stores bán ra?

Tuần này, Apple Store đã bán ra một sản phẩm khá đặc biệt: dây nhảy thông minh với đèn LED do Tangram sản xuất. Trước đó, dụng cụ thể thao cá nhân này cũng đã được bán ra trên website của Amazon.

Apple Store bat ngo ban "day tap the duc thong minh", gia dat gap 80 lan day nhay thong thuong - Anh 1

Bất kỳ các thiết bị tập thể dục nào cũng được trang bị các cảm biến để theo dọi các hoạt động như chạy, nhảy, số lượng calo bị đốt cháy hoặc thời gian tập luyện. Các đèn LED trên sợi dây nhảy thông minh của Tangram tiến một bước xa hơn bằng cách hiển thị tất cả thông tin về quá trình tập luyện ngay trước mắt người sử dụng.

Nhảy dây là một trong những cách dễ nhất, rẻ nhất và phổ biến nhất giúp mọi người tập luyện thể dục. Tangram hy vọng dây thông minh sẽ giúp cho bài tập này trở nên phổ biến hơn nữa trong cuộc sống.

Apple Store bat ngo ban "day tap the duc thong minh", gia dat gap 80 lan day nhay thong thuong - Anh 2

Cũng giống như nhiều thiết bị tập thể dục công nghệ cao có sẵn trên thị trường, dây thông minh chứa một loạt các cảm biến theo dõi các hoạt động của người dùng khi nhảy dây. Thiết bị cũng được trang bị kết nối Bluetooth 4.0 cho phép nó giao tiếp với điện thoại thông minh của người dùng thông qua một ứng dụng gọi là Smart Gym – đây là một phần mềm tổng hợp và giải thích tất cả các dữ liệu thể dục được thu thập bởi dây thông minh và trình bày nó cho người dùng một cách đơn giản và dễ hiểu.

Smart Gym hiện tại có thể tải về miễn phí cho iPhone và Apple Watch.

Thiết bị được bán ra với một màu duy nhất là màu trắng trên Apple Stores với 4 size S, M, L, XL với giá 90 USD (2 triệu đồng). Tức là đắt gấp 80 lần một sợi dây nhảy thông thường.

Ngoài ra, người dùng cũng có thể mua từ chính website của Tangram với 2 màu khác là vàng và đen. Bạn cũng có thể mua Smart Jump Rope Tracks Exercise trên Best Buy với giá 79,99 USD (1,7 triệu đồng).

 

Apple Store bat ngo ban "day tap the duc thong minh", gia dat gap 80 lan day nhay thong thuong - Anh 3

Dây nhảy thông minh với đèn LED

Một số người tỏ ra khá thích thú với sản phẩm này nhưng cũng có không ít ý kiến của các thành viên Reddit cho rằng số tiền bỏ ra chưa "đáng đồng tiền bát gạo": "Mức giá là một vấn đề lớn, nó không hợp lí với những gì thiết bị có thể làm".

Một người dùng Reddit có tên là rob3110 lại có cái nhìn tích cực hơn khi cho rằng nếu xét ở khía cạnh tập thể dục hoặc theo dõi sức khỏe, đặc biệt là theo dõi mức tiêu hao năng lượng thì thiết bị này có thể trở thành một huấn luyện viên thực thụ. Với những chỉ số khoa học rõ ràng, dây thông minh sẽ tạo thêm động lực cho người tập.

Tham khảo: scienceworldreport, techtimes

 

Nguồn: Báo Mới

Startup Việt tiếp tục triển khai dịch vụ giúp bạn đi chợ, sửa laptop tại nhà, chăm sóc người già, người ốm

on .

Thay vì chỉ tập trung vào việc cứu hộ, Rada được định hướng thành nền tảng "giúp bạn" đúng nghĩa trải rộng tới mọi lĩnh vực.

Bẵng đi một thời gian, Rada - ứng dụng sửa xe, sửa điều hòa ngày nào đã bỗng dưng lột xác với giao diện mới cũng như mô hình hoàn toàn mới. Nghĩa là thay vì chỉ tập trung vào việc cứu hộ, Rada được định hướng thành nền tảng "giúp bạn" đúng nghĩa trải rộng tới mọi lĩnh vực.

Startup Viet tiep tuc trien khai dich vu giup ban di cho, sua laptop tai nha, cham soc nguoi gia, nguoi om - Anh 1

Sau khoảng 6 tháng triển khai, RadaBike chính thức chuyển thành Rada với 10 dịch vụ cốt lõi:

- Dịch vụ ô tô

- Dịch vụ xe máy

- Dịch vụ đồ gia dụng

- Dịch vụ trong gia đình (giúp việc, giặt thảm / sofa...)

- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

- Dịch vụ đi chợ

- Dịch vụ "Đặt bia lạ"

- Dịch vụ sửa chữa máy tính

- Dịch vụ sửa nhà

 

Startup Viet tiep tuc trien khai dich vu giup ban di cho, sua laptop tai nha, cham soc nguoi gia, nguoi om - Anh 2

Rada: sửa máy tính tại nhà

Hình thức cung cấp dịch vụ tất nhiên cũng sẽ được đổi mới, đó là người dùng sẽ chọn một dịch vụ bất kì, kiểm tra thông tin cá nhân, đặt lịch và triển khai.

Điểm ấn tượng của Rada là đã sử dụng giao diện tươi mới dạng thẻ, hiện đại và tiện lợi hơn. Thêm vào đó, đội ngũ các nhà cung cấp dịch vụ sửa chữa cũng đông đảo và đa dạng hơn. Ngoài các dịch vụ chính, người dùng còn được khuyến khích tham gia vào nhiều chiến dịch ưu đãi khác như: giảm giá gói sửa chữa, xịt muỗi, mua máy lọc nước...

Thậm chí, trong phần giới thiệu ứng dụng, Rada còn trực tiếp hướng dẫn người dùng sửa chữa một số "ca" đơn giản. Điểm trừ là Rada còn cóp nhặt một số các video trên mạng chưa được cấp bản quyền.

Giao diện và các dịch vụ mới xuất hiện trong ứng dụng Rada:

Chia sẻ với chúng tôi, đại diện Rada cho biết: "Do thời gian gấp rút, Rada mới kịp quay một vài clip ngắn giới thiệu trên kênh "Rada Channel", còn làm cho từng đối tác thì chưa kịp. Trong tương lai, Rada sẽ lưu ý vấn đề bản quyền này".

Ngoài ra, đại diện này cũng khẳng định, trong khoảng thời gian sắp tới, Rada sẽ còn tiếp tục triển khai thêm 4 dịch vụ mới nữa là:

- Sửa chữa điện gia đình

- Sửa chữa máy tính / laptop

- Sửa chữa / bảo dưỡng Máy lọc nước

- Giặt là thảm / sofa tại nhà

Bạn đọc quan tâm có thể tải về trải nghiệm cũng như ủng hộ startup Việt tại đây: ( Android | iOS ).

Tham khảo thêm thông tin về ứng dụng Rada tại đây .

Nguồn: Báo Mới

5 cấp độ bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

on .

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 85/2016/NĐ-CP quy định về bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

5 cap do bao dam an toan he thong thong tin - Anh 1

Ảnh minh họa

Nghị định này quy định chi tiết về tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xác định cấp độ an toàn hệ thống thông tin và trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo từng cấp độ.

Nghị định quy định cụ thể tiêu chí xác định 5 cấp độ. Cụ thể, hệ thống thông tin cấp độ 1 là hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và chỉ xử lý thông tin công cộng.

Hệ thống thông tin cấp độ 2 là hệ thống thông tin có một trong các tiêu chí cụ thể như sau: 1- Hệ thống thông tin phục vụ hoạt động nội bộ của cơ quan, tổ chức và có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của người sử dụng nhưng không xử lý thông tin bí mật nhà nước; 2- Hệ thống thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp thuộc một trong các loại hình như sau: Cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến từ mức độ 2 trở xuống theo quy định của pháp luật; Cung cấp dịch vụ trực tuyến không thuộc danh mục dịch vụ kinh doanh có điều kiện; Cung cấp dịch vụ trực tuyến khác có xử lý thông tin riêng, thông tin cá nhân của dưới 1.000 người sử dụng; 3- Hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin phục vụ hoạt động của một cơ quan, tổ chức….

Hệ thống thông tin cấp độ 5 là hệ thống thông tin xử lý thông tin bí mật nhà nước hoặc hệ thống phục vụ quốc phòng, an ninh, khi bị phá hoại sẽ làm tổn hại đặc biệt nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh quốc gia; hoặc là hệ thống thông tin phục vụ lưu trữ dữ liệu tập trung đối với một số loại hình thông tin, dữ liệu đặc biệt quan trọng của quốc gia; hoặc là hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia phục vụ kết nối liên thông hoạt động của Việt Nam với quốc tế…

Trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin

Nghị định quy định cụ thể trách nhiệm bảo đảm an toàn hệ thống thông tin. Theo đó, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác bảo đảm an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan, tổ chức mình. Trong trường hợp chưa có đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin độc lập, người đứng đầu của cơ quan, tổ chức là chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ định đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin làm nhiệm vụ chuyên trách về an toàn thông tin; thành lập hoặc chỉ định bộ phận chuyên trách về an toàn thông tin trực thuộc đơn vị chuyên trách về công nghệ thông tin.

Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ đối với hệ thống thông tin thuộc phạm vi mình quản lý.

Đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin của chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực thi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an toàn thông tin.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, thời gian vừa qua, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng rộng rãi vào mọi mặt đời sống xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước. Thông tin trên mạng đã trở thành tài sản của mỗi cá nhân, tổ chức và thậm chí cả quốc gia. Các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển nếu các thông tin hoặc hệ thống thông tin này bị đánh cắp hay bị phá hoại. Cải cách hành chính, Chính phủ điện tử, thương mại điện tử và một loạt chương trình lớn của quốc gia sẽ không thể thực hiện được nếu an toàn thông tin không được bảo đảm.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, nhiều hệ thống thông tin của các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước, bị tấn công, phá hoại, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng.

Chính vì vậy, việc tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức nhà nước hay hệ thống cung cấp dịch vụ trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cấp bách.

Thanh Quang

 

Nguồn: Báo Mới

Nhớ 7 bí kíp của cựu nhân viên Google, bạn sẽ trở thành cao thủ sử dụng Gmail

on .

Chúng ta sử dụng Gmail hằng ngày nhưng liệu chúng ta có đang sử dụng hiệu quả không? Những bí kíp sau đây được chia sẻ bởi một cựu nhân viên Google sẽ giúp bạn khám phá ra những ẩn giấu của Gmail mà có thể bạn chưa bao giờ biết được.

*Theo lời Rodolphe Dutel

Tôi bắt đầu làm việc cho Google từ năm 2011. Ngày đầu tiên trở thành nhân viên của Google giống như khi bước vào Hogwarts vậy: bạn rất thích thú nhưng sẽ không chắc về những thứ mình sẽ làm trong tương lai. Tôi đã rất vui vì được học và làm rất nhiều thứ. Hai năm sau, tôi có cơ hội được huấn luyện nhân viên Google sử dụng Gmail và đưa Gmail vào ứng dụng trong các công ty lớn nhỏ khác nhau.

Mặc dù tôi không còn làm việc ở Google nữa (tôi đang làm cho Buffer và Remotive.io) nhưng những tip này hiện vẫn có sức ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của tôi.

Email có mặt ở khắp mọi nơi. Theo học viện McKinsey, chúng ta dành gần 1/3 thời gian làm việc để sử dụng email. Để giúp bạn sử dụng email hiệu quả hơn, sau đây là 7 bí kíp sử dụng Gmail mà tôi hay sử dụng. Dù một số có vẻ không mới với một số người, nhưng những bí kíp này giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian khi xử lí email.

1. Bật tính năng “Undo Send”

Bạn vừa phát hiện lỗi chính tả khi vừa nhấn nút send? Tính năng Undo Send sẽ giúp bạn dừng việc gửi email trong một khoảng thời gian ngắn để bạn có thể chỉnh sửa lại. Để bật tính năng này bạn vào tùy chọn General trong phần cài đặt của Gmail. Tính năng này giúp tôi rất nhiều trong sửa lỗi chính tả và tránh được những rắc rối không mong muốn.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 1

Xong! Vậy là khỏi lo email chưa kịp sửa đã gửi đi rồi nhé.

2. Sử dụng tính năng “Canned Responses” (Câu trả lời soạn trước)

Có thể bạn không để ý, nhưng có một số lượng không nhỏ email mà chúng ta viết đều có nội dung khá giống nhau. Những đoạn trả lời dài có thể được sử dụng làm mẫu để áp dụng cho các email khác, và tùy từng vào các email cho người gửi khác nhau mà bạn có thể chỉnh sửa tùy theo ý muốn của bạn. Hãy soạn ra đoạn tin mà bạn muốn làm mẫu và dùng tính năng này để lưu trữ và sử dụng lại cho những lần sau, ví dụ như thế này:

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 2

Để bật tính năng, bạn vào phần Settings (Cài đặt), chọn Lab, rồi chọn Canned Response (Câu trả lời soạn trước).

Bằng việc sử dụng câu trả lời soạn trước, tôi và em trai đã có thể gửi email tới 1500 người theo dõi đầu tiên của Remotive (tất nhiên là có chỉnh sửa email với tên và nghề nghiệp của từng người) (tôi sẽ giới thiệu phần này ở tip số 7)

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 3

3. Sử dụng Gmail khi không đang ngoại tuyến

Một thử thách khá lớn của bất kì ai đó là tiếp tục làm việc khi đang không có mạng. Tôi thường không truy cập mạng và tập trung vào công việc sáng tạo của mình, nhưng tôi thường phải truy cập vào tài liệu và giao tiếp với mọi người – những thứ đó lại yêu cầu mạng. Vậy thì tôi đã làm thế nào?

Thường trong các chuyến tàu , những nơi không có Wifi, hay khi đi biển, tôi thường dùng tính năng Gmail Offline, một ứng dụng được xây dựng để truy cập Gmail khi không có mạng, cho phép đọc, phản hồi, tìm kiếm và lưu trữ email. Để sử dụng, bạn truy cập vào đây đê cài đặt (bạn có thể cài đặt như một extenstion cho trình duyệt)

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 4

Việc truy cập được tất cả thư (và tài liệu được để trong Drive Offline) giúp tôi không bỏ lỡ bất cứ điều gì khi đang trên máy bay, tàu hỏa hay tàu thủy.

4. Giảm thiểu mức độ phiền nhiễu của Gmail

Khi có những thông báo email đến là tôi lại mất tập trung, dừng ngay công việc để check email. Để tập trung làm việc hơn, tôi thường sử dụng Inbox Pause – giúp chúng ta làm việc trong một khoảng thời gian nhất định bằng việc không cho thông báo email đến khi chúng ta hoàn thành xong công việc. Để sử dụng, truy cập vào trang http://inboxpause.com để cài đặt (Inbox Pause thực chất là một extenstion cho các trình duyệt). Cực kì đơn giản luôn. Sau khi cài đặt, bạn truy cập vào hòm thư của bạn, sẽ có một nút "Pause" ngay trên ô Compose, bạn chọn Pause để tạm thời ngừng nhận email. Sẽ có các tùy chọn để tạm dừng như: Bật trả lời tự động (Turn on Auto-Responder), Ẩn tên khi tạm dừng (Hide label when pause) và Di chuyển inbox trong khoảng thời gian nhất định (Move messages to Inbox on a schedule). Tùy thuộc vào tình huống của bạn mà bạn chọn các tùy chọn cho phù hợp.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 5

“Dừng” Gmail của bạn, làm việc. sau đó “Tiếp tục” để kiểm tra tin nhắn mới, điều đó có lẽ hiệu quả hơn nhiều phải không?

5. Giảm sự lộn xộn bằng cách ngừng theo dõi

Chúng ta có nhiều danh sách mail và việc kiểm soát chặt chẽ chúng sẽ giúp hòm thư của chúng ta gọn gàng hơn rất nhiều.

Sử dụng tính năng Unroll.me - ứng dụng miễn phí giúp quản lí các địa chỉ chỉ trong vài phút. Để đăng kí, bạn truy cập vào đây , sau đó chọn nút Get started. Sau khi chọn, ô đăng kí sẽ hiện ra và bạn nhập email của mình. Sau khi đăng kí, hãy nhìn qua danh sách các địa chỉ mà bạn đang có. Ngừng theo dõi ngay và luôn nếu như bạn không muốn bằng việc chọn "Unsubscribe", nếu như muốn giữ lại trong hòm thư thì chọn "Keep in inbox". Ví dụ ở đây, tôi chỉ mất có 4 phút để ngừng theo dõi 64 địa chỉ, chỉ giữ lại 27.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 6

6. Bật tính năng xác nhận hai bước (Two – factor Authentication)

Gmail là tổng hợp mọi thứ của tôi, bao gồm cả các cuộc trò chuyện, ảnh, tài liệu và số điện thoại. Vì nó thực sự quan trọng nên việc giữ cho Gmail an toàn cũng là nhiệm vụ quan trọng không kém,

Cách tốt nhất để giữ Gmail an toàn là kích hoạt tính năng Xác nhận hai bước, tức là bạn cần cả mật khẩu cũng như một mã đặc biệt (nhận mã này thông qua ứng dụng hoặc tin nhắn). Các công ty khác như Dropbox, Apple, Facebook, Twitter, GitHub và Buffer cũng sử dụng tính năng này cho các sản phẩm và dịch vụ của họ.

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 7

Thêm nữa, một cách để bảo mật cho người dùng sử dụng Gmail thông qua máy tính của người khác là phải thoát ngay tài khoản khi sử dụng xong, bởi lẽ các tiến trình của Gmail có thể chạy ở bất cứ đâu.

7. Thêm nhiều thông tin hơn với Gmail notifications (thông báo Gmail)

Khi sử dụng WhatsApp hay Facebook Messenger, chúng ta thường hay thấy những biểu tượng thông báo khác nhau, và khi sử dụng Gmail với Sidekick (miễn phí trên Appstore và Google Play), bạn cũng có thể nhận được những thông báo tương tự như thế này:

Nho 7 bi kip cua cuu nhan vien Google, ban se tro thanh cao thu su dung Gmail - Anh 8

Cũng giống như trong WhatsApp hay Facebook, việc biết được liệu người dùng bên kia có nhận được, đọc được hay tương tác với email mà bạn gửi thực sự mang lại lợi ích rất lớn trước hết là cho chính bản thân bạn.

Tôi tin chắc rằng, với 7 bí kíp này, bạn sẽ làm chủ Gmail tốt hơn và ứng dụng nó vào công việc hiệu quả hơn nhiều.

Tham khảo: http://motto.time.com/

Nguồn: Báo Mới

Tắt tính năng tự động cập nhật của Windows 10

on .

Cài đặt và sử dụng Linux Bash Shell trên Windows 10 Bí quyết kéo - thả trên Windows Những cụm phím tắt hữu dụng trong Windows 10 Tìm driver cho thiết bị lạ trong Windows 5 thói quen an toàn khi dùng máy tính

Gần đây, khá nhiều người dùng đã than phiền rằng máy tính chạy Windows 10 bỗng nhiên khởi động lại để tiếp tục quá trình cài đặt bản cập nhật hệ thống và điều này khiến họ cảm thấy cực kỳ khó chịu vì công việc bị gián đoạn.

Tuy nhiên, về cơ bản, Microsoft gần như không có một tùy chọn rõ ràng nào cho phép người dùng dễ dàng vô hiệu hóa hoàn toàn tính năng Windows update. Thay vào đó, tính năng này được giấu trong các công cụ hệ thống.

Chính vì vậy, nếu đang gặp phải tình trạng trên, bạn hãy thực hiện ngay 2 phương pháp sau đây nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật của Windows.

Thay đổi Group Policy

Nếu như đang sử dụng phiên bản Professional, Enterprise, hoặc Education của Windows 10 , để vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật hệ thống sẽ phải thực hiện một số thao tác phức tạp vì đây là một tính năng ẩn.

Để thực hiện, bạn hãy nhấn Windows + R, sau đó nhập từ khóa gpedit.msc và nhấn Enter để khởi chạy công cụ Local Group Policy Editor.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 1

Hộp thoại Run.

Trong cửa sổ Local Group Policy Editor, tại sidebar bên trái, bạn hãy truy cập tới nhánh: Computer Configuration\Administrative Templates\Windows Components\Windows Update.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 2

Cửa sổ Local Group Policy Editor.

Tại mục Windows Update , bạn tìm và nhấn đúp vào tùy chọn Configure Automatic Updates.

Lúc này, ở cửa sổ vừa xuất hiện, bạn có thể thiết lập Windows luôn hiển thị thông báo nhắc nhở nâng cấp bằng cách đánh dấu chọn Enable, sau đó chọn tiếp ‘Notify for download and notify for install’ trong trình đơn Configure automatic updating.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 3

Cửa sổ Configure Automatic Updates.

Nếu như không muốn Windows tiếp tục tự động cập nhật, bạn chỉ cần nhấn chọn Disable. Cuối cùng nhấn Apply vàOK.

Vô hiệu hóa dịch vụ Windows update

Tương tự như thao tác thay đổi Group Policy, bạn cũng có thể vô hiệu hóa tính năng tự động cập nhật của Windows thông qua dịch vụ hệ thống (Service).

Để thực hiện, bạn nhập từ khóa service vào khung tìm kiếm trên thanh taskbar, sau đó chọn kết quả Services (Desktop app).

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 4

Kết quả tìm kiếm Services (Desktop app).

Tiếp đến, tại cửa sổ Services vừa xuất hiện, bạn tìm và nhấn đúp vào tùy chọn Windows update.

Lúc này, ở cửa sổ vừa hiển thị, bạn hãy chọn Disable trong trình đơn Startup type và nhấn tiếp nút Stop.

Tat tinh nang tu dong cap nhat cua Windows 10 - Anh 5

Vô hiệu hóa dịch vụ Windows update.

Cuối cùng nhấn Apply và OK để hoàn tất.

Nguồn: Báo Mới