Hàng loạt thay đổi trong tuyển sinh vào Đại học Quốc gia TP.HCM
Sáng nay 16-2, các trường đại học thành viên, khoa trực thuộc và phân hiệu của Đại học Quốc gia TP.HCM đã công bố phương án tuyển sinh đại học năm 2023 với hàng loạt thay đổi thí sinh cần lưu ý.
Việt Nam được chọn tham dự cuộc thi lập trình toàn cầu Solana Grizzlython
Với tiềm năng mạnh mẽ về công nghệ Web3, Việt Nam được chọn tham dự cuộc thi lập trình toàn cầu Solana Grizzlython 2023, bên cạnh Đức, Singapore, Ấn Độ, Úc và Mỹ.
ChatGPT trong mắt bạn trẻ
Ứng dụng ChatGPT gây chú ý thời gian gần đây đánh dấu thêm bước tiến trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Điều này tác động đến quá trình học tập, phát triển của giới trẻ - đối tượng chính sử dụng và thụ hưởng lợi ích từ đó
ChatGPT sử dụng dữ liệu lớn để đưa ra câu trả lời đồng thời tạo cảm giác tương tác thật với con người. Tuy không phải luôn đúng tuyệt đối nhưng sự thông minh của công cụ này đã hỗ trợ không ít người dùng trong quá trình làm bài về nhà, viết bài luận...
Lo lắng và phản ứng
Trường Cao đẳng Niagara (Canada) đã phát hiện sinh viên dùng ChatGPT để hỗ trợ quá trình làm bài tập nhưng không nhận định đây là một xu hướng. Ban giám hiệu trường công tại Hamilton (Canada) khẳng định ChatGPT đang bị chặn ở tất cả thiết bị của trường.
Một số trường ở Mỹ cấm sử dụng ChatGPT trong các thiết bị trường học và mạng máy tính để tránh gian lận, ngay cả giáo viên cũng khó tiếp cận. Sở Giáo dục TP New York thông báo công cụ này bị hạn chế truy cập trong hệ thống mạng và thiết bị trường học. Tuy vậy, học sinh - sinh viên vẫn có thể truy cập từ điện thoại hoặc máy tính ở nhà. Jan Leike, Trưởng bộ phận giám sát của OpenAI, tiết lộ: "Những cách thức để xác định văn bản có sự tác động của trí tuệ nhân tạo (AI) lại chưa hiệu quả và có khi dẫn đến kết quả không chính xác".
Bản thân ChatGPT là ứng dụng có thể phân tích kho dữ liệu online một cách có hệ thống và tự nâng cao kiến thức thông qua quá trình tương tác với người dùng. Do đó, cũng giống những ứng dụng khác, con người vẫn phải quan sát và điều chỉnh nội dung ChatGPT đưa ra nếu cần. Việc biên tập những nội dung này phức tạp và yêu cầu kiến thức thực tế từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Công nghệ vẫn tiếp tục phát triển. Thích nghi với sự có mặt của ChatGPT là thử thách và là cơ hội để các trường nâng cao chất lượng giảng dạy; người học nâng cao tư duy phản biện, phân tích.
4 tuyến cáp quang gặp sự cố, các doanh nghiệp viễn thông nói gì?
4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.
Ngày 10/2, theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, trước tình trạng 4/5 tuyến cáp quang biển gặp sự cố, lưu lượng internet từ Việt Nam đi quốc tế không ổn định làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế xã hội, Bộ đã họp các doanh nghiệp viễn thông để xử lý sự cố đứt cáp quang biển, đảm bảo kết nối internet của Việt Nam đi quốc tế.
4 tuyến cáp biển AAG, AAE-1, APG và IA hiện đang gặp sự cố. Đây là lần đầu tiên các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam phải đối mặt với việc ứng cứu khi số lượng tuyến cáp quang biển bị sự cố lớn nhất.
Trong 4 tuyến này, hai tuyến AAG và APG mất toàn bộ dung lượng, còn hai tuyến IA và AAE-1 vẫn còn một phần đang hoạt động. Hiện tại, tuyến SMW-3 đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore vẫn đảm bảo kết nối 100%; tuyến AAE-1 đi Singapore đảm bảo 100% và tuyến IA đi HongKong (Trung Quốc) đảm bảo 100%.
Ngay sau sự cố xảy ra, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục sự cố và xây dựng quy hoạch quốc gia về cáp quang biển do Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo, tất cả doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đều bị ảnh hưởng bởi sự cố đứt cáp biển. Không riêng gì Việt Nam, các quốc gia trong khu vực châu Á đều bị ảnh hưởng bởi sự cố này.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh đến việc phải đảm bảo kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam không chỉ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp đến người dùng mà còn giúp cho các hoạt động kinh tế internet được kết nối thông suốt.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã yêu cầu các doanh nghiệp viễn thông phải mở thêm hướng kết nối trên đất liền và áp dụng biện pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo kết nối đi quốc tế. Cụ thể, nhà mạng phải đảm bảo dung lượng sử dụng thực tế của khách hàng vào giờ cao điểm sẽ luôn ở mức không quá 90% dung lượng quốc tế mà nhà mạng có thể đáp ứng để không bị nghẽn. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo xử lý sự cố và các doanh nghiệp viễn thông cần chuẩn bị cho tình huống cáp biển có thể gặp sự cố tiếp để có phương án đảm bảo kết nối của Việt Nam đi quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Cục Viễn thông làm việc với các doanh nghiệp viễn thông để: Xây dựng quy hoạch tuyến cáp quang biển Việt Nam; Thúc đẩy nhanh thêm các tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế nhằm bảo đảm vai trò dẫn dắt, làm chủ của Việt Nam. Trong bất kỳ phương án nào (có hoặc không có sự tham gia của đối tác nước ngoài), doanh nghiệp Việt phải giữ vị trí đứng đầu, đại diện nhóm đầu tư, liên doanh tiến hành xây dựng tuyến mới. Như vậy, đến năm 2025, Việt Nam sẽ có tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển đi quốc tế.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định: Trong khó khăn, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đóng vai trò dẫn dắt doanh nghiệp và cùng nhau giải các bài toán kết nối cáp quang biển đi quốc tế. Khi mà các tuyến cáp quang biển kết nối đi HongKong (Trung Quốc) và Singapore gặp nhiều khó khăn, chúng ta lại nhìn thấy cơ hội để Việt Nam trở thành hub (trung tâm) kết nối đi quốc tế. Hiện nay, khi công nghệ và dung lượng tăng mạnh cũng là cơ hội cho Việt Nam mở các tuyến cáp quang biển mới.
Để khắc phục tình trạng internet trước mắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ đạo: Khi nhiều tuyến cáp quang biển đồng loạt gặp sự cố, ảnh hưởng đến kết nối internet của Việt Nam, các doanh nghiệp viễn thông phải hỗ trợ nhau trong lúc khó khăn này. Nếu sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật mà vẫn bị nghẽn, các doanh nghiệp còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu để đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Thứ trưởng Phạm Đức Long khẳng định: Cần mở thêm các tuyến cáp quang biển với nhiều hướng kết nối khác nhau do doanh nghiệp Việt Nam chung tay xây dựng, triển khai phương án cụ thể đáp ứng nhu cầu phát triển, đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế.
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Nguyễn Nam Long cho biết, VNPT kết nối cáp biển đi quốc tế theo ba đường sang HongKong (Trung Quốc), Singapore và Nhật Bản. Sau khi sự cố xảy ra, VNPT đã làm việc với các đối tác mở thêm kênh kết nối trên đất liền. Theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, VNPT đang tiếp tục mở rộng thêm dung lượng quốc tế trên đất liền, triển khai thêm các biện pháp tối ưu đảm bảo kết nối đi quốc tế cho khách hàng.
Đại diện nhà mạng Viettel cho biết, Viettel có 4 tuyến cáp quang biển kết nối vào các hub chính là HongKong (Trung Quốc), Singapore, Hoa Kỳ và châu Âu. Khi sự cố xảy ra, Viettel vẫn có tuyến cáp biển kết nối đi sang Singapore và HongKong (Trung Quốc). Viettel nhanh chóng mở thêm kênh kết nối trên đất liền để đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế phục vụ khách hàng. Đến thời điểm này, Viettel đảm bảo đủ dung lượng kết nối đi quốc tế cho dù 4 tuyến cáp quang biển đều gặp sự cố.
Nhà mạng MobiFone và Tập đoàn FPT đã áp dụng các biện pháp kỹ thuật đảm bảo dung lượng kết nối đi quốc tế. Hai doanh nghiệp này khẳng định sẽ cùng Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông để xây dựng quy hoạch cáp quang biển cũng như đầu tư vào các quyến cáp quang biển do Việt Nam triển khai.
Với giải pháp kỹ thuật và tăng dung lượng những tuyến cáp quang trên đất liền, các doanh nghiệp viễn thông khẳng định sẽ đảm bảo chất lượng dịch vụ internet cho khách hàng. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp bị ảnh hưởng lớn, có thể sẽ cần thêm sự chia sẻ dung lượng của các đơn vị khác. Bắt đầu từ đêm 10/2, các doanh nghiệp viễn thông cam kết sẽ đảm bảo kết nối internet Việt Nam đi quốc tế không bị nghẽn./.
TTXVN
Nguồn:https://baomoi.com/4-tuyen-cap-quang-gap-su-co-cac-doanh-nghiep-vien-thong-noi-gi/c/45014024.epi
Giả mạo ChatGPT trục lợi người dùng
Hàng trăm ứng dụng giả mạo ChatGPT đang lừa đảo người dùng để thu phí hoặc thu thập phần mềm.