Google phát triển dịch vụ đàm thoại AI Brad, đối thủ cạnh tranh với ChatGPT
Bard là một dịch vụ đàm thoại AI đang được Google phát triển và có thể trở thành đối thủ nặng ký với ChatGPT.
Rạng sáng 7/2 theo giờ Việt Nam, trên blog chính thức, CEO Sundar Pichai của Google đăng tải trên blog bài viết “Bước đi quan trọng tiếp theo trên hành trình phát triển AI của chúng tôi”, qua đó giới thiệu Bard, một dịch vụ đàm thoại AI, đối thủ tiềm tàng của ChatGPT. Ông mô tả công cụ này là “dịch vụ AI đàm thoại thử nghiệm” sẽ trả lời các truy vấn của người dùng và tham gia vào các cuộc trò chuyện.
Sundar Pichai cho biết phần mềm này sẽ có sẵn cho một nhóm “những người thử nghiệm đáng tin cậy ngày hôm nay, trước khi được phổ biến rộng rãi hơn cho công chúng trong những tuần tới”. Chi tiết về dịch vụ này sẽ được Google công bố trong sự kiện diễn ra vào 8h30 tối 8/2 (theo giờ Việt Nam) và phát trực tiếp trên Youtube.
Giới trẻ tiếp cận với ChatGPT ra sao?
Ở Việt Nam ChatGPT cũng đang dần hình thành trào lưu sử dụng của nhiều bạn trẻ...
Đang làm trong ngành công nghệ Nguyễn Đăng Khoa (quản lý Học viện Sẻ chia) cho rằng đã biết ChatGPT từ tháng 12 năm ngoái. Khi mới ra mắt thời gian ngắn đã tạo nên cơn sốt với những người làm nghề công nghệ.
Theo Khoa, từ đầu ChatGPT đã giới hạn người có thể tạo tài khoản từ một số quốc gia nhất định, trong đó không có Việt Nam. Điều đó càng làm cho Khoa tò mò, chia sẻ tài khoản trên các nhóm Facebook để dùng thử…
Khoa nhận thấy ChatGPT dễ sử dụng. Gõ tin nhắn như người bạn với nhau, để hỏi về các thông tin mình cần tìm, cần viết là AI (trí tuệ nhân tạo) sẽ xâu chuỗi các câu hỏi lại thành câu trả lời hoàn chỉnh từ các dữ kiện mình hỏi và đã tiếp cận, trải nghiệm nó trong thời gian không ngắn.
Giới trẻ Việt dần tiếp cận với ChatGPT
Những công việc bị ChatGPT đe dọa
Lập trình, sáng tạo nội dung và tư vấn pháp lý là những công việc có khả năng bị thay thế bởi AI. Ngay cả kế toán, giáo viên và chuyên viên phân tích cũng có thể chịu ảnh hưởng.
Nhiều người cho biết ChatGPT đã thay đổi cách họ làm việc, từ đăng bài trên các nền tảng mạng xã hội đến soạn thảo văn bản pháp luật. Ảnh: Bloomberg.
Google đầu tư gần 400 triệu đô la vào đối thủ của ChatGPT
Gã khổng lồ tìm kiếm Google của Tập đoàn công nghệ Alphabet đã đầu tư gần 400 triệu đô la vào Anthropic, công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo (AI) đang thử nghiệm một công cụ chatbot cạnh tranh với ChatGPT của OpenAI.
10 việc làm công nghệ được 'săn lùng' nhiều nhất năm 2023
Từ kỹ sư đám mây đến chuyên gia an toàn thông tin, trận chiến 'săn đầu người' công nghệ năm 2023 sẽ tiếp tục khốc liệt, đi kèm với mức thu nhập hấp dẫn.
Thị trường nhân sự công nghệ thông tin (CNTT) dường như chưa “hạ nhiệt” khi các doanh nghiệp sẵn sàng “trả giá” cao để kéo được nhân tài. Theo báo cáo lương CNTT 2023 của Robert Half Technology, các việc làm được săn lùng nhiều nhất vô cùng đa dạng, từ tập trung vào dữ liệu cho đến bảo mật. Khảo sát cũng tiết lộ mức lương trung bình cho từng vị trí dựa trên kinh nghiệm.
Theo báo cáo, tuyển dụng trong ngành công nghệ vẫn mạnh mẽ. Trong số những người tham gia khảo sát, 86% cho biết, để tìm được nhân sự giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm, ứng dụng, tự động hóa quy trình, kiến trúc và vận hành đám mây rất khó.
Dưới đây là 10 việc làm công nghệ được săn đón nhất năm 2023.
Kỹ sư đám mây
Kỹ sư đám mây phụ trách giám sát hệ thống dựa trên đám mây của một tổ chức, phát triển và áp dụng các ứng dụng đám mây, tích hợp các ứng dụng hiện hành vào đám mây. Những ứng viên nên có kinh nghiệm xử lý các lỗi cloud stack, bảo vệ ứng dụng trong đám mây, sáng tạo các giải pháp dựa trên đám mây.
Họ cũng nên có kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, hiểu biết về SysOps, Azure, AWS, GCP và CI/CD. Ngoài ra, còn cần kỹ năng mềm như giao tiếp tốt, khả năng cộng tác, kỹ năng quản lý khách hàng. Vị trí yêu cầu bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc lĩnh vực liên quan, có ít nhất 3 năm kinh nghiệm, ưu tiên các ứng viên sở hữu các chứng chỉ như AWS Certified Cloud Practitioner, Google Cloud Professional và Microsoft Certified: Azure Fundamentals.