Steve Jobs tự hỏi chính mình câu này mỗi ngày
Luôn có cách để tiến tới một cuộc sống trong mơ cùng một công việc lý tưởng. Hãy tự đặt câu hỏi tương tự như Steve Jobs mỗi ngày: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn muốn làm điều mình đang làm chứ?”
Mỗi ngày trong cuộc đời dành trọn cho công việc của mình, Steve Jobs luôn nhìn vào gương và tự hỏi mình câu hỏi đó. Vào năm 2005, ông chia sẻ tại lễ tốt nghiệp Đại học Stanford trong một bài phát biểu: “Mỗi ngày hãy tự hỏi mình câu hỏi này, nếu có quá nhiều câu trả lời “không” trong nhiều ngày liên tiếp, tôi biết mình sẽ cần phải thay đổi điều gì đó”. Và ông đã giữ đúng lời. Khi ông làm việc tại Apple, tiếp theo là NeXT, sau đó là Pixar, và cuối cùng lại là Apple, câu trả lời cho câu hỏi trên thường xuyên là "có". Và tinh thần này vẫn luôn tồn tại trong ông suốt hàng chục năm cống hiến cho Apple, thậm chí trong suốt 2 năm chống chọi với căn bệnh ung thư tuyến tụy. Ông cứ tận tụy làm việc, thậm chí cho đến ngày trước khi ông qua đời. Steve Jobs luôn là minh chứng rõ ràng nhất cho tinh thần hết lòng tận tụy với công việc yêu thích. Mỗi người trong chúng ta đều nên tự hỏi mình câu hỏi tương tự. Nếu biết mình chỉ còn một ngày, một tháng, một năm để sống, bạn vẫn sẽ gắn bó với công việc mình đang làm bây giờ chứ? Bạn có thực sự thỏa mãn với cuộc sống bạn đang sống không? Nếu câu trả lời là không, bạn có dám thay đổi không? Nếu có, bạn sẽ phải thay đổi ra sao? Chẳng có câu hỏi nào là dễ dàng, nhưng tự đặt cho mình những câu hỏi tương tự sẽ phần nào giúp bạn tiến gần hơn tới một sự nghiệp khiến bạn dành nhiều tình cảm như Steve Jobs đã có được cho riêng ông. Nếu công việc hiện tại của bạn không thể vượt qua câu hỏi khó nhằn của Steve Jobs – đừng lo, hầu hết mọi người đều như vậy – hãy cố gắng cân nhắc những bước dưới đây. 1. Nghĩ xem bạn có muốn tiếp tục đi theo con đường hiện tại hay không. Hãy tự đặt cho mình một câu hỏi tư duy khác: “Bạn chọn nghề hay nghề chọn bạn?” Nếu hôm nay là ngày cuối cùng được sống, bạn vẫn muốn làm điều mình đang làm chứ? Đối với hầu hết chúng ta, câu trả lời sẽ là sự kết hợp của cả 2 chiều hướng. Nhưng hãy tự đặt cho mình câu hỏi: Nếu bắt đầu từ con số 0, bạn sẽ vẫn lựa chọn công việc mình đang làm chứ? Hay bạn sẽ rẽ sang một hướng hoàn toàn khác? Nếu đúng là vậy, hướng đi đó sẽ như thế nào? Liệu rằng để có được một sự nghiệp trong mơ, bán sẽ sẵn sàng làm mọi thứ? Kể cả khi điều đó khiến cuộc sống của bạn hoàn toàn thay đổi, giả dụ bỏ việc và đi học trở lại? 2. Tìm ra những nguy cơ khiến bạn chùn chân. Thật sự mà nói, không ít người đã học được những bài học cuộc sống sâu sắc từ những điều tưởng như chẳng hề liên quan, khiến bạn không khỏi suy ngẫm. Nếu một ngày bắt gặp trên đường một cánh cửa của tiệm café nhỏ ven đường, rất có thể bạn sẽ khựng lại trước câu hỏi nhỏ: “Bạn sẽ làm gì khi không thể thất bại?”, liệu bạn sẽ trả lời ra sao? Bạn có nghĩ đến việc bơi qua eo biển Anh không? Hay tham gia chương trình bay vào vũ trụ? Trở thành chủ dự án một startup? Viết một cuốn tiểu thuyết? Bây giờ, hãy thử tưởng tượng như thể bạn đang được làm đúng những thứ mình muốn. Bạn có thấy tâm hồn thư thái và thỏa mãn không? Bạn có yêu công việc đó đủ nhiều để cống hiến phần lớn thời gian và công sức của mình nhằm hoàn thiện nó không? Bạn sẽ vẫn hài lòng với công việc hiện tại trong một năm tới chứ? Nếu câu trả lời là "có", nhưng bạn vẫn chưa có cơ hội được làm công việc mình yêu, vậy rất có khả năng nỗi sợ thất bại đang khiến bạn chùn chân. Hầu hết chúng ta đều phải “nghiêng mình” trước một nỗi sợ nhất định mỗi lần làm việc gì đó. Khá buồn là không ít trong số đó đã để nỗi sợ chiến thắng. Nhưng sự thật là để nỗi sợ xâm chiếm bản thân chẳng khác nào chúng ta đang tự đánh cắp chính mình. Bởi như chính Steve Jobs đã nói, cho dù còn trẻ nhưng rất có thể hôm nay sẽ là ngày cuối cùng chúng ta được sống. Vậy hãy làm điều gì đó để khi ngày này đến, chúng ta vẫn có thể quay đầu nhìn lại cuộc đời mình một cách hãnh diện, rằng “đây là cuộc đời do chính bàn tay tôi xây đắp nên”, để tự hào rằng mình đã dám lựa chọn và thử thách bản thân, chứ không phải một cuộc đời đầy những lo sợ và nuối tiếc. 3. Hãy tưởng tượng một cuộc sống lý tưởng cho chính mình. Trong cuộc sống lý tưởng ấy, bạn sẽ sống ở đâu? Bạn sẽ làm gì cả ngày? Nếu bạn phải làm việc, công việc đó là gì và ở đâu? Tại sao công việc đó lại quan trọng với bạn đến thế? Bạn thích gì ở công việc đó? Bây giờ đến phần khó hơn: So sánh cuộc sống lý tưởng đó với cuộc sống và công việc hiện tại của bạn. Nếu có thật nhiều điểm chung, thì xin chúc mừng, bạn có thể dừng đọc bài viết ngay tại đây. Tuy nhiên, với hầu hết chúng ta, luôn luôn tồn tại vô số khác biệt không hề nhỏ giữa thực tế và mộng tưởng, và mỗi người đều cần tự quyết định xem mình có thực sự sẵn sàng rút ngắn khoảng cách đó hay không. Nhưng trước khi bắt đầu quá trình đó, chúng ta sẽ cần những ý tưởng thật rõ ràng về thứ bản thân thực sự muốn. Vì vậy, đừng ngại dành nhiều thời gian cho việc này nhé. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể viết ra giấy vài suy nghĩ và ý tưởng liên tục nảy ra trong đầu, rồi cứ theo đó mà làm thôi. 4. Hình thành các bước tiếp theo. Có thể thấy, khoảng cách giữa cuộc sống hiện có với tương lai lý tưởng chính là điều cản chân bạn. Như trong bất kỳ một cuộc hành trình dài nào, bạn sẽ không thể đơn giản chỉ nhảy một bước là tới nơi cần đến. Bạn sẽ cần tìm cách tiến từng bước một theo hướng đi đã định sẵn, và chinh phục từng mục tiêu trước mắt trước khi với tới mục tiêu to lớn hơn.
Hãy từ từ chinh phục từng mục tiêu trước mắt. Cái đích cuối cùng sẽ tới nhanh thôi.
Bạn có cần học thêm gì đó để có được tương lai như ý không? Nếu có, bạn sẽ sắp xếp được thời gian để tham gia một khóa học chứ? Bạn có học buổi tối được không? Lúc này, việc bạn cần làm trước tiên là tìm ra khóa học cùng thời điểm bạn muốn học, và sau đó đăng ký thôi. Còn nếu bạn không chắc chắn nên làm gì trước tiên? Không sao cả! Bạn đã biết nên tự hỏi mình câu hỏi gì rồi đấy. Hãy thử tìm ai đó có cuộc sống gần giống với cuộc sống lý tưởng của bạn, và hãy để họ đưa ra lời khuyên xem bạn nên bắt đầu từ đâu. Biết được mục tiêu phấn đấu sẽ là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để có được một công việc bạn thực sự yêu thích, cũng là công việc bạn nguyện sẽ gắn bó đến cuối đời. 5. Giờ hãy thử bước đầu tiên đi! Bây giờ chắc chắn là lúc bạn nên làm điều gì đó thực tế để tới gần hơn với cuộc sống lý tưởng. Có thể chỉ là một điều rất nhỏ bé và đơn giản như ngồi cả ngày lướt web tìm kiếm thông tin về công việc phù hợp với bản thân; hay nhấc máy lên và gọi điện cho những người đã quá lâu bạn không liên lạc; hoặc đơn giản chỉ là mua một cuốn sách mới và nghiền ngẫm. Bất cứ điều gì, hãy làm chính xác những gì bạn muốn ngay hôm nay. Có như vậy, bạn mới có thể tới gần hơn với cuộc sống mà bạn thực sự mong muốn. Những bài học quý giá của Steve Jobs trên con đường gặt hái thành công. Tham khảo Inc
Link: http://www.baomoi.com/Steve-Jobs-tu-hoi-chinh-minh-cau-nay-moi-ngay/139/17224958.epi |