Đại biểu Quốc hội tranh luận lại với Bộ trưởng Trần Tuấn Anh về thủy điện
(NLĐO)- Đó là tranh luận của đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh về vấn đề thuỷ điện tại phiên thảo luận kinh tế - xã hội ngày 5-11.
Ngày 5-11, tiếp tục ngày thứ 4 thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, quản lý xây dựng, vận hành thủy điện vẫn là vấn đề "nóng" được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm nêu ý kiến, tranh luận.
Bày tỏ lo ngại về vấn đề thủy điện sau đợt mưa lũ lịch sử tại miền Trung vừa qua, đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đã tranh luận với Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.
SINH VIÊN 5 TỐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022.
CHÚC MỪNG 03 SINH VIÊN KHOA KH&KTTT - UITer ĐẠT DANH HIỆU SINH VIÊN 5 TỐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022.
Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh vừa công bố, năm học 2021 – 2022, Khoa KH&KTTT - UIT có 03 sinh viên đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp Thành phố, các cá nhân đạt đầy đủ các tiêu chí xét chọn: Học tập, Đạo đức, Thể lực, Tình nguyện, Hội Nhập. Chúc mừng các bạn sinh viên:
- Trần Quốc Khánh - KHDL2018
- Nguyễn Minh Tâm - KHDL2020
- Lưu Đức Cảnh - KHDL2019.
Có thể thấy, các UIT-ers luôn có cách để nỗ lực rèn luyện và gặt hái nhiều thành tích đáng tự hào.
Khoa KH&KTTT - UIT xin được chúc mừng tất cả các bạn, tin rằng, với những thành quả đạt được, các bạn sẽ lấy đó làm động lực để tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa
Dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng trí tuệ hơn tiền bạc, quyền lực
Nhân dịp Ngày hội STEM (1), GS. Pierre Darriulat đã có bài phát biểu về vai trò quan trọng của việc chuẩn bị kiến thức và các phẩm chất cần thiết cho thế hệ trẻ để họ có thể phát triển tài năng của mình nhằm giúp đất nước giải quyết các thách thức và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa hết sức khắc nghiệt. Dưới đây là nội dung lược trích bài phát biểu của GS.

Để đất nước phát triển nhanh và bền vững, chúng ta cần phải tạo cho lớp trẻ nhiều cơ hội trau dồi kỹ năng và kiến thức ở mức độ cao để họ có thể thực hiện được những nhiệm vụ khó khăn; thế hệ trẻ cần được khuyến khích thể hiện năng lực phán xét một cách tự do theo tinh thần sáng tạo, đổi mới và táo bạo. Đất nước cần tạo cho họ niềm tin vào tài năng và phải có tham vọng với mơ ước của mình.
Cần phải dạy thế hệ trẻ biết tôn trọng tri thức hơn tiền, tôn trọng sự thông tuệ hơn quyền lực. Sự giàu có của một đất nước là bàn tay và khối óc chứ không phải là những két sắt của ngân hàng; là những sản phẩm làm ra hơn là những kỹ năng tiếp thị; đó là những giọt mồ hôi của những người làm việc hơn là những quy định được tạo ra bởi những người quản lý – nếu không có những người lao động thì những người quản lý chẳng thể quản lý ai ngoài chính bản thân họ.
GS. Pierre Darriulat trong lễ khai mạc Ngày hội STEM
Facebook lại bị phản đối vì chính sách dùng tên thật
Luật buộc người dùng phải sử dụng tên thật trên mạng xã hội một lần nữa đã biến Facebook thành mục tiêu công kích của những người cho rằng họ là người bị hại.
Cảnh tượng biểu tình trước trụ sở Facebook.
Theo tờ USA Today, khoảng 100 người vào ngày 1.6 đã tụ tập trước trụ sở Facebook tại Menlo Park, bang California, Mỹ giơ cao khẩu hiệu phản đối chính sách công khai tên thật đang được mạng xã hội áp dụng.
Tốc độ băng rộng di động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với trung bình châu Á
Tốc độ băng rộng di động trung bình của châu Á đã ở mức thấp hơn so với thế giới. Song tốc độ này của Việt Nam còn chỉ bằng khoảng 1/5 mức trung bình của châu Á, đạt chỉ 1,9 Mbps.
Theo khảo sát mới nhất của Netindex.com, trang đánh giá tốc độ Internet, tốc độ băng rộng trung bình của châu Á là 28,1 Mbps, vượt qua tốc độ băng rộng trung bình của toàn cầu (23,4 Mbps). Tuy nhiên, tốc độ di động của khu vực châu Á vẫn còn thấp hơn mức trung bình thế giới. Cụ thể, tốc độ di động trung bình của châu Á là 10,9 Mbps, trong khi tốc độ di động trung bình của thế giới là 12,4 Mbps.
Điều đáng nói hơn nữa là theo bảng thống kê này, tốc độ di động trung bình của Việt Nam (phần lớn kết nối qua 3G - PV) còn thấp hơn rất nhiều so với mức thấp của châu Á, chỉ bằng khoảng 1/5 so với tốc độ di động trung bình của châu Á. Tại Việt Nam, tốc độ di động trung bình chỉ có 1,9 Mbps, đứng thứ 20 ở bảng xếp hạng.
Theo thống kê, tốc độ dữ liệu di động ở New Zealand và Trung Quốc đạt mức cao nhất, lần lượt ở mức 27,7 Mbps và 27,6 Mbps. Nguyên nhân được cho là vì mạng di động thế hệ 4G đã được triển khai ở cả hai quốc gia này hồi năm ngoái. Trong khi đó, Tech in Asia cho rằng “người dân ở Việt Nam phải nhìn chằm chằm vào các trang web trắng băng trên smartphone vì tốc độ dữ liệu di động ở đây chỉ đạt mức 1,9 Mbps”.
Sau đây là inforgaphic về tốc độ internet tại châu Á, theo tổng hợp của trang Tech in Asia và ICTnews đã dịch sang tiếng Việt.