NGÀNH CNTT TUYỂN SINH NHIỀU CHỈ TIÊU NGÀNH CNTT, CNTT VIỆT NHẬT VÀ KHOA HỌC DỮ LIỆU

Tin tức

Nhìn lại OnlineFriday: khi doanh nghiệp phá hỏng ngày hội

on .

Việc tổ chức Ngày mua sắm trực tuyến được xem là một hoạt động tốt của Bộ Công Thương, nhưng rất nhiều doanh nghiệp Thương Mại Điện Tử (TMĐT) lớn như Lazada, Sendo và HC…đã làm hỏng ý nghĩa của nó.

Ngày 4/12/2015, ngày hội Mua Sắm Trực Tuyến lần 2 đã chính thức diễn ra tại website Onlinefriday.vn. Đây là sự kiện do Cục TMĐT và CNTT của Bộ Công Thương phối hợp cùng Hiệp hội TMĐT Việt Nam và báo điện tử VnExpress tổ chức. Ngày mua sắm trực tuyến 2015” đã có hàng ngàn doanh nghiệp tham gia và ước tính đã diễn ra cả triệu giao dịch.

Nhiều công ty Việt vào top 100 nơi làm việc tốt nhất

on .

Doanh nghiệp FDI vẫn được nhân sự ưa thích khi chọn nơi làm việc, song các công ty nội cũng dần được ưu ái hơn, theo danh sách được Anphabe và Nielsen công bố.

Danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam do mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen công bố sáng nay tại TP HCM cho thấy, Unilever tiếp tục được bình chọn là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Tiếp đó sau đó là Vinamilk, Nestle Vietnam, Procter&Gamble Vietnam (P&G), IBM Vietnam, Microsoft, Pesico, Viettel...

Những ngành học có nhu cầu nhân lực cao ở Việt Nam

on .

Dưới đây là những ngành học được đánh giá là có triển vọng trong tương lai, khi đất nước ngày càng chú trọng mở cửa hội nhập kinh tế và hiệp định TPP được xem là thách thức nhưng cũng là triển vọng phát triển của Việt Nam.

Kì thi đại học đang đến rất gần, những suy tính cho tương lai cũng như những dự định về ngành nghề đang là mối quan tâm rất lớn của nhiều học sinh và bậc phụ huynh. Dưới đây là những ngành học được đánh giá là có triển vọng trong tương lai, khi đất nước ngày càng chú trọng mở cửa hội nhập kinh tế và hiệp định TPP được xem là thách thức nhưng cũng là triển vọng phát triển của Việt Nam.

Doanh nghiệp ngày càng khát nhân lực công nghệ thông tin

on .

“Nhân lực ngành công nghệ thông tin, mặc dù được trả lương cao nhưng “bói không ra” người giỏi”. Đó là lời than phiền của rất nhiều CEO các tập đoàn, công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT). Dù đổ tiền đào tạo, “săn đầu người”, tăng lương… nhưng cung vẫn không đủ cầu và nhân lực CNTT luôn làm “điên đầu” các ông chủ doanh nghiệp số.

Báo cáo mới nhất về ngành CNTT của VietnamWorks cho thấy, trong 3 năm gần đây, số lượng công việc của ngành này đã tăng trung bình 47%/năm, nhưng số lượng nhân sự ngành này chỉ tăng ở mức 8%. Theo ước tính của VietnamWorks, nếu tiếp tục tăng trưởng nhân lực ở mức 8%, Việt Nam sẽ thiếu hụt khoảng 78.000 nhân lực CNTT mỗi năm và đến năm 2020 Việt Nam cần 1,2 triệu nhân lực CNTT, lúc đó sẽ thiếu hơn 500.000 người, chiếm hơn 78% tổng số nhân lực CNTT thị trường cần.

Khai mạc Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 21

on .

VIO 2016: Đề cao vai trò của y tế công nghệ cao Trao giải Top 5 và Huy chương vàng ICT Việt Nam 2016 Bước tiến của y tế và công nghệ chăm sóc sức khỏe Những dự đoán tương lai của công nghệ chăm sóc sức khỏe Cuộc đua chăm sóc sức khỏe di động

Sáng ngày 24/6, tại trung tâm hội nghị GEM - Q.1, TP.HCM, Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT (VIO) lần thứ 21 năm 2016 do Hội Tin học TP.HCM chủ trì tổ chức chính thức khai mạc.

Đến dự lễ khai mạc có ông Lê Mạnh Hà - Phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ, Tổng Thư ký UB Quốc gia về ứng dụng CNTT; ông Đào Đình Khả - Vụ trưởng Vụ CNTT-TT (Bộ TTTT); ông Lê Thái Hỷ - Giám đốc Sở TTTT TP.HCM, bà Võ Thị Trung Trinh - Phó Giám đốc Sở TTTT TP.HCM và ông Chu Tiến Dũng - Chủ tịch Hội Tin học TP.HCM.